Lý thuyết Tin học 10 Bài 1 (Cánh diều 2024): Mạng máy tính với cuộc sống

2.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 10.

Tin học lớp 10 Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống

Phần 1. Lý thuyết Tin học 10 Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống

1. Mạng máy tính thay đổi thế giới

a) Mở rộng phương thức học tập

- Trong giáo dục, Internet mạng lại phương thức học và hiệu quả đó là học trực tuyến.

- Trong phương thức học, bài giảng được số hóa và đưa lên mạng, người học có thể học ở hay bất cứ đâu có kết nối Internet.

- Cung cấp nguồn học liệu như bài giảng, tài liệu tham khảo, bài tập, thí nghiệm ảo, ... dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh động, video.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống (ảnh 1)

Hình 1.1: Nguồn học liệu mở tại địa chỉ https://igiaoduc.vn  ngày 20/01/2021

- Người học có thể trả phí cho các khóa học qua mạng, cũng có thể khai thác nguồn học liệu miễn phí.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống (ảnh 2)

Hình 1.2: Một trang web online miễn phí của Đại học Harvard

b) Mở rộng phương thức làm việc và nâng cao chất lượng công việc

Internet đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội:

- Nhờ kết nối Internet nhiều người có thể làm việc ở nhà, quán cà phê, ... thậm chí cả trên máy bay, tàu xe. Giúp cải thiện năng suất lao động, giảm ách tắc giao thông.

- Cung cấp hạ tầng truyền thông cho chính phủ điện tử.

Ví dụ: Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia người dân có thể đăng kí nộp thuế thu nhập cá nhân.

- Tạo ra phương thức kinh doanh mới, doanh nghiệp có thể quảng cá, tiếp xúc, giới thiệu, bán và tìm sản phẩm trên toàn cầu.

- Thanh toán điện tử (E-Payment) giúp thanh toán, nhận hay chuyển tiền 1 cách thuận lợi và an toàn.

Ví dụ: Thanh toán điện nước hàng tháng thông qua dịch vụ thanh toán như E-Banking, Mobile Banking.

c) Nâng cao chất lượng cuộc sống

Internet đã đem lại một số thay đổi có tính ưu việt khác nữa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống:

- Giúp cập nhập tin tức nhanh chóng, sinh động tới mọi người.

- Giúp giao lưu với bạn bè, người thân và cộng đồng qua mạng xã hội, trò chuyện qua mạng,...

- Giúp phát triển thêm những loại hình dịch vụ xã hội như: chăm sóc sức khỏe từ xa, robot phục vụ,...

- Cung cấp nhiều phương tiện và hình thức giải trí như: xem ti vi, chơi game,...

2) Những tác động tiêu cực của Internet

- Tạo thói quen xấu như: lười suy nghĩ, ít động não.

- Nghiện Internet.

- Bị tuyên truyền bởi những thông tin xấu, độc hại về tư tưởng.

- Bị tiêm nhiễm thói xấu.

- Bị lừa đảo qua mạng.

- Bị bắt nạt qua mạng.

3) Lây nhiễm phần mềm độc hại từ Internet

- Khi kết nối Internet, máy tính có thể nhiễm phần mềm độc hại (malware). Có nhiều loại phần mềm độc hại như: virus máy tính, sâu máy tính, phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo:

+ Virus máy tính (virus) được giấu trong tệp dữ liệu hoặc chương trình máy tính, khi tệp được sử dụng, virus được kích hoạt để lây lan và phá hoại.

+ Sâu máy tính (worm) tồn tại độc lập và chủ động thực hiện: xóa tệp, đánh cắp dữ liệu, lây lan sang máy tính khác qua mạng hoặc qua tệp đính kèm email, USB.

+ Phần mềm gián điệp (spyware) bí mật tìm kiếm, theo dõi thao tác bàn phím của người dùng. Đánh cắp thông tin: tên, địa chỉ, email, mật khẩu.

+ Phần mềm quảng cáo (adware) tự động hiển thị quảng cáo ngoài ý muốn của người dùng.

- Để tránh phần mềm độc hại, chúng ta cần thực hiện:

+ Sử dụng phần mềm diệt virus.

+ Thường xuyên cập nhập hệ điều hành, trình duyệt và phần mềm diệt virus.

+ Chỉ sử dụng các phần mềm có nguồn gốc rõ ràng và trang web đáng tin cậy.

+ Không mở email từ địa chỉ lạ hay tải xuống tệp đính kèm không đáng tin.

+ Không tò mò truy cập vào đường link lạ.

+ Sử dụng mật khẩu mạnh, thay đổi mật khẩu định kì, không nên dùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản.

+ Tránh sử dụng USB, thẻ nhớ, đĩa CD hay các thiết bị nhớ của người khác.

- Để bảo vệ dữ liệu, ngoài những biện pháp trên, cần chú ý:

+ Không nên gửi thông tin cá nhân quan trọng.

+ Tránh đăng nhập tại máy tính công cộng.

+ Sao lưu những dữ liệu quan trọng và cất giữ bản sao tại nơi an toàn hoặc cài đặt mật khẩu cho tệp dữ liệu.

+ Nên lựa chọn biện pháp Xác thực hai bước, nhằm ngăn chặn tin tặc, tuy nhiên việc đăng nhập sẽ phức tạp hơn.

Phần 2. Bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống

Câu 1. Chọn phương án sai. Khi sử dụng internet, có thể:

A. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng.

B. Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh.

C. Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.

D. Bị lừa đảo hoặc lợi dụng.

Đáp án đúng là: A

Mạng internet là một kho tài nguyên phong phú, tuy nhiên khi sử dụng chúng ta không nên tin tưởng hoàn toàn nguồn thông tin tin mạng, mà phải có chọn lọc.

Câu 2. Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trên máy tính của mình?

A. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết.

B. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử.

C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.

D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.

Đáp án đúng là: C

Máy tính không được cài sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất vì vậy người dùng nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.

Câu 3. Cách làm nào sau đây giúp phòng ngừa tác hại của Internet?

A. Thường xuyên truy cập Internet tìm thông tin về virus

B. Thỉnh thoảng chạy phần mềm diệt virus cho máy tính.

C. Luôn tra cứu thông tin trên Internet khi làm các bài tập.

D. Thoải mái sử dụng internet trong một ngày.

Đáp án đúng là: B

Cách phòng ngừa tác hại của internet là: Thỉnh thoảng chạy phần mềm diệt virus cho máy tính.

Câu 4. Con đường nào không lây, truyền virus:

A. Gmail.

B. Truy cập các trang web.

C. Màn hình máy tính.

D. Thẻ nhớ, USB.

Đáp án đúng là: C

Vì mọi trao đổi về dữ liệu đều có khả năng lây hoặc truyền virut.

Câu 5. Đâu là tác hại khi tham gia internet?

A. Giúp tìm kiếm thông tin.

B. Chia sẻ thông tin.

C. Bị rủ rê tham gia các hoạt động phi pháp trên mạng xã hội.

D. Học tập online.

Đáp án đúng là: C

Tác hại khi tham gia internet: Bị rủ rê tham gia các hoạt động phi pháp trên mạng xã hội.

Câu 6. Những lợi ích của mạng xã hội?

A. Cập nhật tin tức và xu hướng nhanh nhất; kết nối với nhiều người.

B. Học hỏi những kỹ năng khác nhau; chia sẻ các bức ảnh và kỷ niệm.

C. Tìm hiểu về các chủ đề mới; chơi các trò chơi.

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án đúng là: D

Việc sử dụng mạng xã hội đã trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay bởi nhiều tiện ích mà nó mang lại: Cập nhật tin tức và xu hướng nhanh nhất; kết nối với nhiều người, học hỏi những kỹ năng khác nhau; chia sẻ các bức ảnh và kỷ niệm, tìm hiểu về các chủ đề mới; chơi các trò chơi.

Câu 7. Những hạn chế của mạng xã hội?

A. Đưa thông tin không chính xác hoặc tin xấu khiến chúng ta tin vào những thông tin sai lệch.

B. Có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin nguy hiểm, hình ảnh bạo lực.

C. Nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân.

D. Tất cả các phương án trên.

Đáp án đúng là: D

Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội cũng là nơi tiềm ẩn những nguy cơ cho người sử dụng.

Câu 8. Chúng ta nên làm gì để tự bảo vệ bản thân khi sử dụng mạng xã hội?

A. Cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

B. Luôn đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng.

C. Cân nhắc trước khi chia sẻ hình ảnh, video clip hay thông tin trên mạng xã hội.

D. Tất cả các phương án trên.

Đáp án đúng là: D

Mặc dù mạng xã hội có thể mang lại các tác động xấu nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi ích tích cực mà mạng xã hội mang đến, vì thế, để có thể sử dụng mạng xã hội an toàn, người dùng nên lưu ý tới những biện pháp như sau:

- Cẩn thận trong việc cung cấp thông tin cá nhân trên mạng hội.

- Hạn chế kết bạn với người lạ.

- Sau khi sử dụng mạng xã hội ở các thiết bị điện tử không phải của mình, nên đăng xuất tài khoản mạng xã hội, trước khi chia sẻ trạng thái, hình ảnh, video clip lên mạng xã hội nên suy nghĩ xem các thông tin này có nên chia sẻ không.

Câu 9. Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần làm gì?

A. Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus.

B. Tải các phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc về máy tính.

C. Cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

D. Truy cập vào các liên kết lạ.

Đáp án đúng là: A

Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus. Tránh tải các phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc về máy tính, cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội, truy cập vào các liên kết lạ.

Câu 10.  Điều nào sau đây được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên internet?

A. Đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội.

B. Đăng kí khóa học tiếng Anh trực tuyến.

C. Liên tục nạp số tiền lớn vào tài khoản game trên mạng.

D. Mở thư điện tử và liên kết đến địa chỉ web không rõ nguồn gốc.

Đáp án đúng là: B

Tất cả các đáp án A, C, D là những điều không nên làm khi truy cập internet.

Câu 11. Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau: “Được một nhóm bạn truyền cho một địa chỉ website nhưng dặn là phải bí mật, không để người lớn biết”.

A. Bí mật bấm vào xem địa chỉ website để xem.

B. Nhờ người lớn hướng dẫn mở website để xem.

C. Bấm vào xem và gửi địa chỉ website cho các bạn khác.

D. Không bấm vào và báo cáo với người lớn.

Đáp án đúng là: D

Khi truy cập internet để đảm bảo an toàn ta nên hỏi ý kiến của người lớn trước những thông tin mà ta nghi ngờ là có hại với bản thân.

Câu 12. Đâu không phải là lợi ích của việc sử dụng mạng máy tính?

A. Giảm chi phí khi dùng chung phần cứng.

B. Giảm chi phí khi dùng chung phần mềm.

C. Người sử dụng có quyền kiểm soát độc quyền đối với dữ liệu và ứng dụng của riêng họ.

D. Cho phép chia sẻ dữ liệu, tăng hiệu quả sử dụng.

Đáp án đúng là: C

Dựa vào lợi ích của mạng máy tính. Người sử dụng có quyền kiểm soát độc quyền đối với dữ liệu và ứng dụng của riêng họ không phải là lợi ích của mạng internet.

Câu 13. E-Payment có nghĩa là gì?

A. Thương mại điện tử.

B. Ngân hàng điện tử.

C. Thanh toán điện tử.

D. Thông tin số.

Đáp án đúng là: C

E-Payment viết tắt của thanh toán điện tử.

Câu 14. Phát biểu nào sao đây là sai ?

A. Trong một mạng máy tính các tài nguyên như máy in có thể được chia sẻ.

B. Virus có thể lây lan sang các máy tính khác trong một mạng máy tính.

C. Người sử dụng có thể giao tiếp với nhau trên mạng máy tính.

D. Người sử dụng không thể chia sẻ dữ liệu trên máy tính của mình cho người khác trong cùng một mạng máy tính.

Đáp án đúng là: D

Người sử dụng có thể chia sẻ dữ liệu trên máy tính của mình cho người khác trong cùng một mạng máy tính.

Câu 15. Điền vào chỗ chấm: “Nhờ vào mạng máy tính, người sử dụng có thể (1)….. để trao đổi (2)….. chia sẻ (3)….. và dùng chung các (4)….. trên mạng”.

A. Liên lạc với nhau – dữ liệu – thông tin – thiết bị

B. Dữ liệu – thông tin – liên lạc với nhau – thiết bị

C. Thông tin – dữ liệu – liên lạc với nhau – thiết bị

D. Liên lạc với nhau – thông tin – dữ liệu – thiết bị

Đáp án đúng là: D

“Nhờ vào mạng máy tính, người sử dụng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin chia sẻ dữ liệu và dùng chung các thiết bị trên mạng”.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội

Lý thuyết Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống

Lý thuyết Bài 2: Điện toán đám mây và internet vạn vật

Lý thuyết Bài 3: Thực hành một số ứng dụng của mạng máy tính

Lý thuyết Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số

Lý thuyết Bài 2: Thực hành vận dụng một số điều luật về chia sẻ thông tin trong môi trường số

Đánh giá

0

0 đánh giá