Với Giải vật lí lớp 10 trang 67 Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải vật lí 10 trang 67 Cánh diều
Thực hành trang 67 Vật Lí 10: Thí nghiệm ở hình 5.6 cho phép nghiệm lại kết quả tổng hợp hai lực F1, F2vuông góc với nhau và có độ lớn tương ứng theo tỉ lệ 4 : 3 (như ví dụ với quả cầu lông nói trên). Trong thí nghiệm này, lực kéo F1tạo với dây treo 4 quả cân và lực kéo F2tạo với dây treo 3 quả cân đã giữ cho chùm 5 quả cân không rơi.
- Hãy biểu diễn các lực thành phần F1, F2 trong thí nghiệm.
- Nhận xét về liên hệ giữa hợp lực F của hai lực F1, F2 với trọng lực của chùm 5 quả cân. Từ đó, thảo luận đề xuất phương án xác định hợp lực F.
- Tiến hành thí nghiệm để xác định hợp lực F. Kết quả thực hiện được ghi theo mẫu sau:
F1 |
F2 |
Góc giữa lực F1 và lực F2 |
Phương, chiều của lực F |
F |
? |
? |
? |
? |
? |
- So sánh kết quả thu được qua thí nghiệm với kết quả tính ở trên và rút ra quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy vuông góc.
Lời giải:
- Biểu diễn các lực thành phần
- Lực tổng hợp của 2 lực thành phần cân bằng với trọng lực của chùm 5 quả cân: F = P
- Đề xuất phương án xác định hợp lực F:
+ Đo độ lớn các lực thành phần và góc hợp bởi 2 lực đó là góc . Độ lớn các lực dựa vào số quả cân được treo.
+ Sử dụng công thức định lí hàm cosin trong tam giác xác định độ lớn F theo lí thuyết thông qua:
+ Đo độ lớn trọng lực P (thông qua số quả cân được treo) thì gián tiếp xác định được độ lớn hợp lực F theo thí nghiệm.
+ So sánh độ lớn của F theo lí thuyết và thực hành để rút ra kết luận:
- Tiến hành thí nghiệm để xác định hợp lực F (sử dụng số quả cân để gián tiếp xác định độ lớn của các lực, ví dụ 2 quả cân thì coi như lực có độ lớn 2 N). Kết quả thực hiện được tham khảo bảng mẫu dưới đây:
F1 |
F2 |
Góc giữa lực F1 và lực F2 |
Phương, chiều của lực F |
Flt |
Fth |
4 |
3 |
900 |
Cùng phương, ngược chiều với trọng lực P |
5 |
5 |
8 |
6 |
890 |
Cùng phương, ngược chiều với trọng lực P |
10,1 |
10 |
16 |
12 |
910 |
Cùng phương, ngược chiều với trọng lực P |
19,8 |
20 |
+ Xử lí kết quả bằng công thức: và so sánh với kết quả thực hành (cột F). Ta thấy số liệu thu được gần bằng với kết quả tính toán.
- Quy tắc tổng hợp 2 lực đồng quy vuông góc:
Câu hỏi 4 trang 67 Vật Lí 10: Thảo luận để thiết kế phương án thí nghiệm khác không cần sử dụng hệ thống ròng rọc và các quả cân. Có thể dùng lực kế đo trực tiếp các lực.
Lời giải:
- Dụng cụ:
+ Bảng thép (1)
+ Hai lực kế ống 5 N, có đế nam châm (2)
+ Thước đo góc có độ chia nhỏ nhất 1o được in trên tấm mica trong suốt (3)
+ Một đế nam châm có móc để buộc dây cao su (4)
+ Dây chỉ bền và một dây cao su (5)
+ Giá đỡ có trục 10 mm, cắm lên đế ba chân (6)
+ Bút dùng để đánh dấu
- Tiến hành thí nghiệm:
Xác định 2 lực thành phần F1 và F2.
+ Đặt bảng thép lên giá đỡ. Gắn đế nam châm có móc buộc sợi dây cao su vào móc. Buộc sợi dây chỉ vào dây cao su. Móc hai lực kế vào đầu còn lại của sợi chỉ và gắn hai lực kế lên bảng.
+ Gắn thước đo góc lên bảng bằng nam châm
+ Di chuyển hai lực kế sao cho dây cao su và các đoạn dây chỉ song song với mặt phẳng và tâm O của thước trùng với giao điểm của sợi dây và dây cao su.
+ Đánh dấu lên bảng sắt điểm A1 của đầu dây cao su, phương của hai lực và do hai lực kế tác dụng vào dây, có độ lớn tương ứng theo tỉ lệ 4 : 3.
+ Ghi các số liệu F1, F2 từ số chỉ của hai lực kế và góc giữa hai lực vào bảng 1
Xác định lực tổng hợp Fhl của hai lực thành phần F1 và F2.
+ Tháo một lực kế và bố trí thí nghiệm như hình dưới
+ Di chuyển lực kế sao cho đầu dây cao su trùng điểm A1 đã đánh dấu và ghi giá trị của lực Fhl vào bảng 1
Lần |
F1 (N) |
F2 (N) |
Góc |
Ftn (N) |
Flt (N) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
Bảng 1
+ Sử dụng công thức toán học về định lí hàm số cosin để tìm hợp lực Fhl và so sánh với thực nghiệm.
- Tham khảo bảng kết quả dưới:
Lần |
F1 |
F2 |
Góc giữa lực F1 và lực F2 |
Flt |
Fth |
1 |
4 |
3 |
900 |
5,1 |
5 |
2 |
8 |
6 |
600 |
6,1 |
6,2 |
- Nhận xét: độ lớn lực tổng hợp qua thực nghiệm và tính toán gần bằng nhau.
Xem thêm các bài giải Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: