Giải vật lí 10 trang 111 Tập 1 Kết nối tri thức

679

Với Giải vật lí lớp 10 trang 111 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải vật lí 10 trang 111 Tập 1 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 111 Vật Lí 10: Tìm thêm ví dụ minh họa cho ý nghĩa vật lí trên của động lượng.

Phương pháp giải:

Ý nghĩa vật lí của động lượng: Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác với nhau.

Trả lời:

Ví dụ: Chơi đánh bóng với hai quả bóng, một là bóng tennis, hai là bóng bàn

Câu hỏi 2 trang 111 Vật Lí 10: a) Động lượng của xe tải hay ô tô trong hình ở đầu bài lớn hơn?

b) Trong trường hợp sút phạt 11 m, tại sao thủ môn khó bắt bóng hơn nếu bóng có động lượng tăng?

Phương pháp giải:

- Biểu thức tính động lượng: p = m.v

+ p: động lượng của vật (kgm/s)

+ v: vận tốc của vật (m/s)

+ m: khối lượng của vật (kg)

- Để xác định trạng thái chuyển động của một vật về mặt động lực học, người ta đưa vào một đại lượng vật lí liên quan đến khối lượng và vận tốc của vật, đại lượng này gọi là động lượng.

Trả lời:

a) 

Vật Lí 10 Bài 28: Động lượng | Giải Lí 10 Kết nối tri thức (ảnh 4)

Quan sát hình ta thấy, vận tốc của hai xe như nhau, từ biểu thức tính động lượng p = m.v, p tỉ lệ thuận với khối lượng. Ô tô tải có khối lượng lớn hơn ô tô con nên động lượng của xe tải lớn hơn động lượng của ô tô

b) Động lượng là đại lượng liên quan đến cách xác định trạng thái chuyển động của vật. Động lượng tăng dẫn đến việc xác định trạng thái chuyển động của vật khó hơn nên thủ môn khó bắt bóng hơn.

Câu hỏi 1 trang 111 Vật Lí 10: Trong các ví dụ sau, các vật đã chịu tác dụng của các lực nào trong thời gian rất ngắn?

- Cầu thủ thực hiện một cú đá vô lê đã đưa được bóng vào lưới đối phương.

- Trong môn bi-a, quả bi-a đang chuyển động thì va chạm vào thành bàn nên nó bị đổi hướng.

- Trong môn chơi gôn, một quả bóng gôn đang nằm yên. Sau một cú đánh, quả bóng bay đi rất nhanh.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Trả lời:

Các vật đã chịu tác dụng của các lực trong thời gian rất ngắn là:

+ Cầu thủ thực hiện một cú đá vô lê đã đưa được bóng vào lưới đối phương.

+ Một quả bóng gôn đang nằm yên. Sau một cú đánh, quả bóng bay đi rất nhanh.

Câu hỏi 2 trang 111 Vật Lí 10: Hãy chỉ ra sự biến đổi trạng thái chuyển động của vật trong các ví dụ trên như thế nào?

Tại sao lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian ngắn lại có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động của vật đó.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Trả lời:

Trong các ví dụ trên, các vật đều đang ở trạng thái nằm yên, khi lực tác dụng vào vật trong một khoảng thời gian ngắn thì vật chuyển động với vận tốc rất lớn

Khi lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian ngắn thì lực trong khoảng thời gian đó rất lớn gây ra sự biến đổi trạng thái rất nhanh của vật.

Câu hỏi 1 trang 111 Vật Lí 10: a) Nêu định nghĩa và đơn vị của động lượng.

b) Vẽ vectơ động lượng của một quả bóng tennis vừa bật khỏi mặt vợt (Hình 28.2).

Vật Lí 10 Bài 28: Động lượng | Giải Lí 10 Kết nối tri thức (ảnh 5)

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa

Trả lời:

- Định nghĩa động lượng: Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác với nhau.

- Đơn vị động lượng: kg.m/s

Câu hỏi 2 trang 111 Vật Lí 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động lượng?

A. Động lượng của một vật đặc trưng cho trạng thái chuyển động của vật đó.

B. Động lượng là đại lượng vectơ.

C. Động lượng có đơn vị là kg.m/s

D. Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật đó.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa

Trả lời:

Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác với nhau.

=> A đúng

Động lượng là đại lượng vectơ => B đúng

Biểu thức tính động lượng: p = m.v, đơn vị là kg.m/s => C đúng

Động lượng phụ thuọc vào khối lượng và vận tốc của vật => D sai

Chọn D.

Câu hỏi 3 trang 111 Vật Lí 10: Tính độ lớn động lượng trong các trường hợp sau:

a) Một xe buýt khối lượng 3 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h.

b) Một hòn đá có khối lượng 500 g chuyển động với tốc độ 10 m/s.

c) Một electron chuyển động với tốc độ 2.107 m/s. Biết khối lượng electron bằng 9,1.10-31 kg.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa

Biểu thức tính động lượng: p = m.v

Trong đó:

+ p: động lượng của vật (kgm/s)

+ m: khối lượng của vật (kg)

+ v: vận tốc của vật (m/s)

Biểu thức tính xung lượng: Δp=F.Δt

Trả lời:

a) Đổi 3 tấn = 3000 kg; 72 km/h = 20 m/s

Động lượng của xe buýt là: p = m.v = 3000.20 = 6.104 (kgm/s)

b) Đổi 500 g = 0,5 kg.

Động lượng của hòn đá là: p = m.v = 0,5.10 = 5 (kg.m/s)

c) Động lượng của hạt electron là:

p = m.v = 9,1.10-31 .2.107 = 1,82.10-23 (kg.m/s)

Câu hỏi 4 trang 111 Vật Lí 10: Một xe tải có khối lượng 1,5 tấn chuyển động với vận tốc 36 km/h và một ô tô có khối lượng 750 kg chuyển động ngược chiều với vận tốc 54 km/h. So sánh động lượng của hai xe.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa

Biểu thức tính động lượng: p = m.v

Trong đó:

+ p: động lượng của vật (kgm/s)

+ m: khối lượng của vật (kg)

+ v: vận tốc của vật (m/s)

Biểu thức tính xung lượng: Δp=F.Δt

Trả lời:

Đổi 1,5 tấn = 1500 kg

36 km/h = 10 m/s

54 km/h = 15 m/s

Động lượng của xe tải là: p = m.v = 1500.10 = 15 000 (kg.m/s)

Động lượng của ô tô là; p’ = m’.v’ = 750.15 = 11 250 (kg.m/s)

=> Động lượng của xe tải lớn hơn động lượng của ô tô.

Câu hỏi 5 trang 111 Vật Lí 10: Tại sao đơn vị của động lượng còn có thể viết là N.s?

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa

Biểu thức tính động lượng: p = m.v

Trong đó:

+ p: động lượng của vật (kgm/s)

+ m: khối lượng của vật (kg)

+ v: vận tốc của vật (m/s)

Biểu thức tính xung lượng: Δp=F.Δt

Trả lời:

Từ biểu thức tính xung lượng của vật, ta có F đơn vị là N, Δt đơn vị là s, nên động lượng còn có đơn vị là N.s.

Xem thêm các bài giải Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải vật lí 10 trang 110 Tập 1

Giải vật lí 10 trang 111 Tập 1

Giải vật lí 10 trang 112 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá