Giải vật lí 10 trang 8 Tập 1 Kết nối tri thức

731

Với Giải vật lí lớp 10 trang 8 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải vật lí 10 trang 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 8 Vật Lí 10: Hãy nêu một số thiết bị có ứng dụng các kiến thức về nhiệt

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế 

Lời giải:

Một số thiết bị có ứng dụng các kiến thức về nhiệt:

+ Đồng hồ đo nhiệt độ

+ Cân nhiệt

+ Súng đo nhiệt độ từ xa

+ Máy đo nhiệt độ tiếp xúc

+ Nhiệt kế điện tử,...

Câu hỏi 2 trang 8 Vật 10: Theo em, việc sử dụng máy hơi nước nói riêng và động cơ nhiệt nói chung có những hạn chế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học và tìm hiểu máy hơi nước trên báo, mạng internet

Lời giải: 

Hạn chế của việc sử dụng máy hơi nước nói riêng và động cơ nhiệt nói chung là:

+ Động cơ sử dụng hơi nước lớn

+ Động cơ chỉ hút nước ở các mỏ nông

Câu hỏi 3 trang 8 Vật 10: Theo em, việc sử dụng động cơ điện có những ưu điểm vượt trội nào so với sử dụng máy hơi nước?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học và tìm hiểu qua internet

Lời giải:

+ Sử dụng dễ dàng và thuận tiện

+ Hiệu suất sử dụng cao

Câu hỏi 4 trang 8 Vật 10:Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của Vật lí?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải :

Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực của vật lí là:

+ Những nguyên lí của nhiệt động lực học

+ Động học

Câu hỏi 5 trang 8 Vật 10: Kiến thức về từ trường Trái đất được dùng để giải thích đặc điểm nào của loài chim di trú?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học ở cấp THCS về từ trường Trái Đất:

+ Từ trường Trái Đất là một lưỡng cực từ trường với một cực gần cực bắc địa lí và cực kia gần cực nam địa lí

+ Từ trường Trái Đất xuất hiện do tính chất từ của vật chất Trái Đất hợp thành tạo ra.

Lời giải:

+ Kiến thức về từ trường Trái Đất được dùng để giải thích đặc điểm điều hướng (nhận dạng hướng) của loài chim di trú

+ Dựa vào từ trường Trái Đất mà các loài chim dự đoán được thời tiết trước cả tháng để chuẩn bị thức ăn, sức lực để bay đi di trú về khu vực có thời tiết thuận lợi để sinh sống.

Câu hỏi 6 trang 8 Vật 10: Sự tương tác giữa các thiên thể được giải thích dựa vào định luật vật lí nào của Newton?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về chuyển động quán tính

+ Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều, chuyển động này được gọi là chuyển động quán tính

+ Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính

Lời giải:

 Sự tương tác giữa các thiên thể được giải thích dựa vào định luật I (Chuyển động quán tính) của Newton, chuyển động quán tính có nội dung như sau:

+ Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều, chuyển động này được gọi là chuyển động quán tính

+ Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính

Câu hỏi 7 trang 8 Vật 10: Hãy nêu thêm ví dụ về việc dùng kiến thức vật lí để giải thích hiện tượng tự nhiên mà các em đã học

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học và liên hệ thực tế

Lời giải:

- Hiện tượng tự nhiên và giải thích

+ Giãn nở vì nhiệt của vật rắn: Khi ráp đường ray tàu hỏa, người ta thường đặt hai đầu thanh ray cách nhau chừng vài centimet để vào những ngày trời nắng, nhiệt độ tăng cao, các thanh ray nở ra không bị đội lên nhau làm hỏng đường tàu. Điều này cũng giải thích vì sao ở giữa các nhịp cầu nối đều có những khe hở nhỏ

+ Dẫn nhiệt: Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh có thành dày thường dễ nứt vỡ hơn so với cốc thủy tinh có thành mỏng. Thực vậy, thủy tinh dẫn nhiệt kém. Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì thành phần cốc bên trong (tiếp xúc với nước) có nhiệt độ tăng lên nhanh chóng và nở ra, trong khi đó thành bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp nở ra. Sự nở vì nhiệt không đồng đều ở thành bên trong và thành bên ngoài cốc gây ra lực lớn làm nứt cốc. Với cốc thủy tinh cso thành mỏng thì thành cốc bên trong và bên ngoài có sự chênh lệch nhiệt độ không đáng kể, chúng nở ra một cách đồng đều nên ít bị nứt vỡ.

Xem thêm các bài giải Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải vật lí lớp 10 trang 7 Tập 1

Giải vật lí lớp 10 trang 9 Tập 1

Giải vật lí lớp 10 trang 10 Tập 1

Giải vật lí lớp 11 trang 11 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá