Giải Công nghệ 11 Bài 39: Ôn tập phần - Chế tạo cơ khí và Động cơ đốt trong

2.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Công nghệ lớp 11 Bài 39: Ôn tập phần - Chế tạo cơ khí và Động cơ đốt trong chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Ôn tập phần - Chế tạo cơ khí và Động cơ đốt trong lớp 11.

Giải bài tập Công nghệ lớp 11 Bài 39: Ôn tập phần - Chế tạo cơ khí và Động cơ đốt trong

Câu hỏi và bài tập ( trang 163, 164 SGK Công nghệ 11)
Câu 1 trang 163 SGK Công nghệ 11Động cơ đốt trong là gì ? Phân loại động cơ đốt trong theo các dấu hiệu : nhiên liệu, số hành trình của pit-tông trong một chu trình.

Trả lời:

- Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xi lanh của động cơ.

- Phân loại:

+ Căn cứ vào nhiên liệu chúng ta có  các loại động cơ: Xăng, Diezen, Gas

+ Căn cứ vào số hành trình của piston chúng ta có  các loại động cơ: 2 kì và 4 kì.

Câu 2 trang 163 SGK Công nghệ 11Nêu các cơ cấu và hệ thống chính của động cơ xăng và động cơ diêzen.
 
Trả lời:

Các cơ cấu và hệ thống chính của động cơ xăng và động cơ diêzen

- Động cơ đốt xăng và động cơ diezen gồm 2 cơ cấu:

+ Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

+ Cơ cấu phân phối khí.

- Động cơ đốt xăng và động cơ diezen gồm 4 hệ thống chính: Hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí, hệ thống khởi động.

Câu 3 trang 163 SGK Công nghệ 11Nêu một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong.
 
Trả lời:

Các khái niệm

- Điểm chết: Điểm chết của pittông là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiểu chuyên động. Có hai loại điểm chết:

+ Điểm chết dưới (ĐCD) là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất 

+ Điểm chết trên (ĐCT) là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.

- Hành trình: Hành trình pittông là quãng đường mà pit-tông đi được giữa hai điểm chết.

- Thể tích công tác: Thể tích công tác vct là thể tích xilanh giới hạn bởi hai điểm chết.

- Chu trình làm việc của động cơ đốt trong: Khi động cơ làm việc, trong xilanh diền ra lần lượt các quá trình : nạp, nén. cháy - dãn nở và thải, tổng hợp cả bổn quá trình đó gọi là chu trình làm việc của động cơ.

- Thể tích toàn phần là thể tích xilanh khi pittong ở ĐCD.

- Thể tích buồng cháy là thể tích xilanh khi pittong ở ĐCT.

- Tỉ số nén là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy.

- Kì là một phần của chu tình diễn ra tỏng một hành trình của pittong.

Câu 4 trang 163 SGK Công nghệ 11Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ diêzen 4 kì.
 
Trả lời:

- Kì 1 (Nạp): Pittong đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, xupáp nạp mở, xupáp thải đóng, Pittong được trục khuỷu dẫn động đi xuống. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên không khí được nạp vào xilanh động cơ.

- Kì 2 (Nén): Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, cả hai xupáp đều đóng. Pittong được trục khuỷu dẫn động đi lên.Cuối kì nén vòi phun phun một lượng nhiên liệu diezen với áp suất cao vào buồng cháy.

- Kì 3 (Cháy – Dãn nở): Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupáp đều đóng.Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy tạo ra áp suất cao đẩy pít-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công.

- Kì 4 (Thải): Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, xupáp nạp đóng, xupáp thải mở. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên không khí được thải ra cửa thải.

- Khi pittong đi đến DCT, xupap thải đóng, xupap nạp lại mở, trong xi lanh lại diễn ra kì 1 của chu trình mới.

Câu 5 trang 163 SGK Công nghệ 11Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì.
 
Trả lời:

Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì:

Kì 1: Cháy giãn nở, thải tự do và quét - thải khí

Kì 2: Quét - thải khí, lọt khí, nén và cháy

Câu 6 trang 163 SGK Công nghệ 11Trình bày đặc điểm cấu tạo thân xilanh và nắp máy của động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí.
Trả lời:

- Thân xi lanh của động cơ làm mát bằng nước có cấu tạo khoang chứa nước làm mát, khoang này còn gọi đươc áo nước.

- Nắp máy của động cơ làm mát bằng nước dùng cơ cấu phân phối khí xupap treo có cấu tạo phức tạp do phải cấu tạo áo nước làm mát, cấu tạo đường ống nạp, thải và lỗ lắp các xupap

Câu 7 trang 163 SGK Công nghệ 11Trình bày nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
Trả lời:

* Piston:

- Nhiệm vụ:

+ Tạo ra không gian làm việc.

+ Nhận và truyền lực.

-  Cấu tạo: gồm 3 phần: đỉnh, đầu, thân.

+ Đỉnh pit-tông: có 3 dạng: đỉnh lồi, đỉnh bằng, đỉnh lõm.

+ Đầu pittong: Có nhiệm vụ bao kín buồng cháy. Đầu pit-tông có các rãnh để lắp xecmăng khí và xecmăng dầu, xecmăng dầu được lắp ở phía dưới. Xec-măng khí ngăn không cho khí trên buồng cháy lọt xuống cate. Xec-măng dầu ngăn không cho dầu bôi trơn từ cate lọt vào buồng cháy.

+ Thân pittong: Thân pit-tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pit-tông chuyển động trong xilanh. Trên thân pit-tông có khoan lỗ để lắp chốt pit-tông liên kết với thanh truyền - Thân

* Thanh truyền:

- Nhiệm vụ: truyền lực giữa piston và trục khuỷu.

- Cấu tạo: Gồm 3 phần:

+ Đầu nhỏ thanh truyền để lắp vơi chốt pit-tông, có dạng hình trụ.

+ Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc làm 2 nửa và dùng bu lông ghép lại với nhau.

+ Bên trong đầu to và đầu nhỏ có lắp bạc lót để dảm ma sát và chống mài mòn.

* Trục khuỷu:

- Nhiệm vụ:

+ Nhận lực từ thanh truyền tạo moment để quay máy công tác.

+ Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.

- Cấu tạo:

+ Cổ khuỷu lắp trên ổ đỡ trên thân máy và là trục quay của trục khuỷu.

+ Chốt khuỷu lắp đầu to thanh truyền. Cổ khuỷu, chốt khuỷu có dạng hình trụ.

+ Má khuỷu nối chốt khuỷu và cổ khuỷu, trên má khuỷu còn có đối trọng.

+ Đuôi trục khuỷu lắp vớ bánh đà.

Câu 8 trang 163 SGK Công nghệ 11Nêu nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí.
 
Trả lời:
Nhiệm vụ: Đóng mở các cửa nạp cửa thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải klhí đã cháy ra ngoài .
Câu 9 trang 164 SGK Công nghệ 11Có mấy loại cơ cấu phân phối khí ? Hãy nêu tên và đặc điểm cấu tạo của mỗi loại.
Trả lời:

* Có 2 loại cơ cấu phân phối khí:

- Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt.

- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp:

+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.

+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo

* Đặc điểm:

- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo:

+ Xupáp được dẫn động bằng một cam, con đội, đũa đẩy, cò mổ.

+ Trục cam được dẫn động do trục khuỷu qua cặp bánh răng phân phối.

+ Số vòng quay của trục cam bằng ½ số vòng quay của trục khuỷu.

- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt:

Mỗi xupáp được một cam dẫn động thông qua con đội

Câu 10 trang 164 SGK Công nghệ 11Trình bày các chi tiết chính của cơ cấu phân phối khí xupap treo.
 
Trả lời:
Các chi tiết chính của cơ cấu phân phối khí xupap treo: Trục cam và cam, con đội, lò xo xupap, xupap, nắp máy, trục khuỷu, đũa đẩy, trục cò mổ, cò mổ, bánh răng phân phối.
Câu 11 trang 164 SGK Công nghệ 11Nêu nhiệm vụ của hệ thống bồi trơn.
 
Trả lời:
Nhiệm vụ: Đưa dầu đến bôi trơn các bề mặt ma sát của chi tiết để động cơ làm việc bình thường, đồng thời tăng tuổi thọ của các chi tiết.
Câu 12 trang 164 SGK Công nghệ 11Trình bày các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
 
Trả lời:
Các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn cưỡng bức bao gồm: Cácte dầu, lưới lọc dầu, bơm dầu, ban an toàn bơm dầu, bầu lọc dầu, van khống chế lượng dầu qua két, két làm mát dầu, đồng hồ áp suất dầu, đường dầu chính, đường dầu đến bôi trơn trục khuỷu, đường dầu đến bôi trơn các bộ phận khác.
Câu 13 trang 164 SGK Công nghệ 11Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống bồi trơn cưỡng bức
Trả lời:

- Trường hợp làm việc bình thường : Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm 3 hút từ cacte 1 và được lọc sạch ở bầu lọc 5, qua van 6 tới đường dầu chính 9, theo các đường 10, 11 và 12 để đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trờ về cacte. Bầu lọc dầu 5 là loại bầu lọc li tâm, một phần dầu trong bầu lọc được dur J để tạo momen quay cho bầu lọc, sau đó dầu tự chảy về cacte.

- Các trường hợp khác :

+ Nếu áp suất dầu trên các đường vượt quá giá trị cho phép, van 4 sẽ mơ đe một phần dầu chảy ngược về trước bơm.

+ Nếu nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước, van 6 đóng lại, dầu đi qua két làm mát 7, được làm mát trước khi chảy vào đường dầu chính 9. 

Câu 14 trang 164 SGK Công nghệ 11Nêu nhiệm vụ của hệ thống làm mát.
 
Trả lời:
- Nhiệm vụ: Giữ cho nhiệt độ các chi tiết trong động cơ không vượt quá giới hạn cho phép.

Câu 15 trang 164 SGK Công nghệ 11Trình bày các bộ phận chính của hệ thống làm mát bằng nước.
Trả lời:

1- Thân máy

7- Quạt gió

2- Nắp máy

8- Ống nước nối tắt về bơm

3- Đường nước nóng ra khỏi động cơ

9- Puli và đai truyền

4- Van hằng nhiệt

10- Bơm nước

5- Két nước

11- Két làm mát dầu

6- Giàn ống của két nước

12- Ống phân phối nước lạnh

Câu 16 trang 164 SGK Công nghệ 11Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước (theo sơ đồ cho trước - hình 26.1).
Trả lời:

Động cơ làm việc, nước trong áo nước nóng dần.

- Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước, van 4 đóng cửa thông với đường nước về két, mơ hoàn toàn cửa thông với đường nước 8 đổ nước trong áo nước chảy thẳng về trước bơm 10 rồi lại được bơm vào áo nướcễ Như vậy, nhiệt độ nước trong áo nước tăng nhanh, rút ngắn thời gian hâm nóng động cơ.

- Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn đã định, van 4 mở cả hai đường để nước trong áo nước vừa chảy vào két 5, vừa chảy vào đường nước 8

-  Khi nhiệt độ nước tronií áo nước vượt quá giới hạn định trước, van 4 đóng cửa thông với đường nước 8, mở hoàn toàn cửa thông với đường nước vào két 5, toàn bộ nước nóng ở áo nước đi qua kct 5, được làm mát rồi được bơm 10 hút đưa trở lại áo nước của động cơ.

Câu 17 trang 164 SGK Công nghệ 11Nêu nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
Trả lời:
Nhiệm vụ: Cung cấp hỗn hợp xăng và không khí sạch vào xi lanh của động cơ theo đúng yêu cầu phụ tải và thải không khí ra ngoài.
Câu 18 trang 164 SGK Công nghệ 11: Trình bày cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng dùng bộ chế hoà khí.
Trả lời:

- Cấu tạo:

+ Thùng xăng.

+ Bầu lọc xăng.

+ Bơm xăng.

+ Bộ chế hòa khí.

+ Bầu lọc không khí.

+ Đường ống nạp

- Nguyên lí làm việc:

+ Khi động cơ làm việc, xăng được bơm từ thùng xăng, qua bầu lọc đưa lên buồng phao của bộ chế hoà khí.

+ Ở kì nạp, pit-tông đi xuống tạo sự giảm áp suất trong xilanh. Do chênh áp suất, không khí được hút qua bầu lọc khí rồi qua họng khuếch tán của bộ chế hoà khí, tại đây không khí hút xăng từ buồng phao, hoà trộn với nhau tạo thành hoà khí. Hoà khí theo đường ống nạp đi vào xilanh động cơ.

Câu 19 trang 164 SGK Công nghệ 11Nêu nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen.
Trả lời:
Nhiệm vụ: Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với yêu cầu các chế độ làm việc của động cơ.
 
Câu 20 trang 164 SGK Công nghệ 11: Trình bày cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen.

Trả lời:

- Cấu tạo chung của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diezen gồm các bộ phận sau: Thùng nhiên liệu, bầu lọc thô, bơm chuyển nhiên liệu, bầu lọc tinh, bơm cao áp, vòi phun, xi lanh, bầu lọc khí.
 
Câu 21 trang 164 SGK Công nghệ 11Trình bày nhiệm vụ và cấu tạo chung của hệ thống đánh lửa.
Trả lời:
 

- Nhiệm vụ: Tạo ra tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ đúng thời điểm.

- Cấu tạo chung: 

1. Ma nhê tô
2.Biến áp đánh lửa
3.Buji
4.Khoá điệ

Câu 22 trang 164 SGK Công nghệ 11Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm (theo sơ đồ cho trước - hình 29.2).
Trả lời:

- Khi khoá K mở, Rôto quay:

+ Nhờ Đ1 trong nửa chu kì dương của sức điện động của cuộn Wn được tích vào tụ Ct, lúc đó điot Đđk khoá.

+ Khi tụ Ct đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn Wđk qua điốt Đ2 đặt vào cực điều khiển (Đđk) → Đđk mở → xuất hiện tia lửa điện ở bugi.

+ Dòng điện đi theo trình tự: Cực + (CT) → Đđk → Mat → W1 → Cực (-) Ct.

+ Do có dòng điện thứ cấp phóng qua cuộn W1 trong thời gian cực ngắn (tạo ra xung điện) làm từ thông trong lõi thép của bộ tăng điện biến thiện → W2 xuất hiện sức điện động rất lớn → tạo ra tia lửa điện bugi.

- Khi khoá K đóng: Dòng điện từ Wn về Mát, bugi không có tia lửa điện, động cơ ngừng hoạt động.

Câu 23 trang 164 SGK Công nghệ 11Trình bày nhiệm vụ và cấu tạo các bộ phận chính của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.
Trả lời:

- Nhiệm vụ:

+ Khi quay trục khuỷu động cơ đến vận tốc nhất định động cơ sẽ tự nổ được.

+ Khi động cơ đã hoạt động thì không cần HTKĐ nữa vì tốc độ của động cơ và hệ thống không bằng nhau.

- Cấu tạo các bộ phận chính của hệ thống khởi động bằng động cơ điện:

1: Động cơ điện.

2: Lò xo

3: Lõi thép

4:Thanh kéo

5: Cần gạt

6: Khớp truyền động

7: Trục rôto của động cơ điện

8: Bánh đà của động cơ

9: Trục khuỷu.

Câu 24 trang 164 SGK Công nghệ 11Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện (theo sơ đồ cho trước - hình 30.1).
Trả lời:

- Khi khởi động động cơ đốt trong, đóng khoá khới động, rơle của bộ phận điều khiển sẽ hút lõi thép 3 sang trái, qua cần gạt 5, khớp truyền động 6 được đấy sang phải đê vành răng của nó ăn khớp với vành răng của bánh đà 8. Đổng thời khi đó động cơ điện 1 cũng được đóng điện, momen quay của nó sẽ được truyền qua khớp 6 để làm quay bánh đà của động cơ đốt trong.

- Khi động cơ đốt trong đã làm việc, tắt khoá khơi động để ngắt dòng điện vào cuộn dây rơle của bộ phận điều khiển và ngắt dòng điện vào động cơ 1, lò xo 2 dãn ra đưa các chi tiết của bộ phận điểu khiến và truyền động trở vể vị trí ban đầu.

Câu 25 trang 164 SGK Công nghệ 11Nêu vai trò của động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống.
 
Trả lời:
Động cơ đốt trong có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn động lực cơ khí để sử dụng ở tất cảc các ngành và lĩnh vực sản xuất tạo ra của cải vật chất, phục vụ con người.
 
Câu 26 trang 164 SGK Công nghệ 11Trình bày nguyên tắc ứng dụng động cơ đốt trong.
 
Trả lời:

Động cơ đốt trong làm nguồn động lực cho máy công tác cần tuân thủ các nguyên tắc sau :

- Về tốc độ quay : Trong trường hợp tốc độ quay của động cơ bằng tốc độ quay của máy công tác cần nối trực tiếp thông qua khớp nối. Nếu tốc độ quay của chúng khác nhau phải nối động cơ với máy công tác thông qua hộp số, hoặc bộ truyền bằng đai, xích.

- Về công suất : Chọn công suất của động cơ phải thoả mãn quan hệ sau :

NĐ(- = (N^ỵ 4* Ntt).K

Trong đó :

Nđc - Công suất động cơ ; NCT - Cône suất máy công tác ;

Ntt - Tổn thất công suất của hệ thông truyền lực ;

K - Hệ sô dự trữ (K = 1,05 -5- 1,5).

Câu 27 trang 164 SGK Công nghệ 11Trình bày nhiệm vụ và nêu các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô.
Trả lời:

* Nhiệm vụ: 

- Truyền, biến đổi mômen quay cả về chiều và trị số từ động cơ tới bánh xe chủ động.

- Ngắt mômen khi cần thiết.

* Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực:

- Li hợp

- Hộp số

- Truyền lực các đăng

- Truyền lực chính

- Bộ vi sai 

Câu 28 trang 164 SGK Công nghệ 11Trình bày các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên xe máy.
 
Trả lời:

Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên xe máy:

+ Động cơ

+ Li hợp

+ Hộp số

+ Xích hoặc các đăng

+ Bánh xe

Câu 29 trang 164 SGK Công nghệ 11Nêu các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ.
 
Trả lời:

Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ:

+ Động cơ

+ Li hợp

+ Hộp số

+ Hệ trục

+ Chân vịt

Câu 30 trang 164 SGK Công nghệ 11Tại sao động cơ đốt trong kéo máy phát điện lại phải có bộ điều tốc?
 
Trả lời:
 
Trong động cơ điện tốc độ quay của máy sẽ ảnh hưởng tới cường độ dòng điện, quay càng nhanh cường độ càng lớn, đồng thời việc phát điện không phải lúc nào cũng cần có công suất như nhau vì vậy bộ điều tốc là để điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với nhu cầu năng lượng

Đánh giá

0

0 đánh giá