SBT Hoá học 12 Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch | Giải SBT Hoá học lớp 12

5.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hoá học lớp 12 Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:

Bài giảng Hóa học 12 Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch

Giải SBT Hoá học 12 Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch

Bài 40.1 trang 95 SBT Hoá học 12: Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn : ZnS04, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên, có thể dùng

A. quỳ tím.                 

B. dung dịch NaOH.

C.  dung dịch Ba(OH)2.

D. dung dịch BaCl2.

Phương pháp giải:

Dùng dung dịch Ba(OH)2

Lời giải:

Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào các mẫu thử

+ Xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần: ZnSO4

+ Xuất hiện kết tủa trắng: Mg(NO3)2

+ Xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan hoàn toàn: Al(NO3)3

 Chọn C.

Bài 40.2 trang 95 SBT Hoá học 12: Để phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn : MgCl2, ZnCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hoá học, có thể dùng

A. dung dịch NaOH.      B. dung dịch NH3

C. dung dịch Na2CO3.   D. quỳ tím.

Phương pháp giải:

Dùng dung dịch NH3 làm thuốc thử

Lời giải:

Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào các mẫu thử

+ Xuất hiện kết tủa trắng: MgCl2

+ Xuất hiện kết tủa rồi kết tủa tan: ZnCl2

+ Xuất hiện kết tủa keo trắng: AlCl3

+ Xuất hiện kết tủa trắng xanh: FeCl2

+ Không có hiện tượng: KCl

 Chọn B.

Bài 40.3 trang 95 SBT Hoá học 12: Để phân biệt 2 dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng

A. dung dịch HCl.                            

B. nước brom.

C. dung dịch Ca(OH)2.                     

D. dung dịch H2SO4.

Phương pháp giải:

Dùng nước brom làm thuốc thử

Lời giải:

Cho nước brom đến dư vào dung dịch thuốc thử

+ nước brom mất màu: Na2SO3

+ không có hiện tượng: Na2CO3

 Chọn B.

Bài 40.4 trang 95 SBT Hoá học 12: Cho dung dịch chứa các cation sau: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+. Muốn loại được nhiều cation ra khỏi dung dịch, có thể dùng chất nào sau đây ?

Phương pháp giải:

Dùng dung dịch Na2CO3

 

Lời giải:

Dung dịch Na2CO3 phân ly ra ion CO32- và Na+

Ion CO32- tạo kết tủa với các ion Ca2+, Mg2+ và Ba2+

Ion CO32- phản ứng với ion H+ sinh ra khí CO2

 Chọn B.

Bài 40.5 trang 95 SBT Hoá học 12: Có các mẫu phân đạm sau : NH4Cl (đạm một lá), NH4NO3(đạm hai lá), NaNO3 (đạm nitrat) và (NH4)2SO4 (đạm sunfat). Trình bày cách phân biệt các mẫu phân đạm trên.

Phương pháp giải:

Dùng quỳ tím, BaCl2 và AgNO3 làm thuốc thử

 

Lời giải:

Hoà tan vào nước được các dung dịch.

Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch. Dung dịch NaNO3 không làm đổi màu quỳ tím ; 3 dung dịch còn lại làm quỳ tím chuyển thành màu hồng nhạt.

Cho dung dịch BaCl2 vào 3 dung dịch còn lại. Dung dịch (NH4)2SO4 tạo kết tủa trắng.

Nhỏ dung dịch AgNO3 vào 2 dung dịch còn lại. Dung dịch NH4Cl tạo kết tủa trắng. Còn lại là NH4NO3.

Bài 40.6 trang 95 SBT Hoá học 12: Cho dung dịch Na2CO3 và dung dịch hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt hai dung dịch trên.

Phương pháp giải:

Thuốc thử là BaCl2 và HCl

Lời giải:

Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào 2 dung dịch, sau đó lọc bỏ kết tủa và cho dung dịch HCl vào dung dịch nước lọc. Dung dịch nào có khí bay ra thì dung dịch ban đầu là NaHCO3 và Na2CO3

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl

HCl + 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2↑+ H2O.

Bài 40.7 trang 95 SBT Hoá học 12: Cho các chất rắn sau : NaNO3CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?

Phương pháp giải:

Dùng thuốc thử là H2O và HCl.

Lời giải:

Có thể dùng H2O và dung dịch HCl để phân biệt các chất

Dùng H2O : NaNO3, Na2CO3, Zn(NO3)2 tan (I) ; CaCO3, BaSO4 không tan (II).

Cho dung dịch HCl vào (I) : nhận ra Na2CO(có khí bay ra).

Lấy Na2CO3 cho vào hai dung dịch còn lại, dung dịch nào tạo kết tủa là dung dịch Zn(NO3)2.

Cho dung dịch HCl vào (II) : BaSO4 không tan, CaCO3 tan và có khí bay ra.

Đánh giá

0

0 đánh giá