SBT Hoá học 12 Bài 15: Luyện tập: Polime và vật liệu polime | Giải SBT Hoá học lớp 12

5.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hoá học lớp 12 Bài 15: Luyện tập: Polime và vật liệu polime chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:

Bài giảng Hóa học 12 Bài 15: Luyện tập: Polime và vật liệu Polime

Giải SBT Hoá học 12 Bài 15: Luyện tập: Polime và vật liệu polime

Bài 15.1 trang 33 SBT Hoá học 12: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. poli(ure-fomandehit).              

B. teflon 

C. poli(etylen terephtalat).         

D. poli(phenol-fomandehit).

Lời giải:

Điều chế bằng phản ứng trùng hợp: điều kiện là trong phân tử các monome phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền có thể mở ra
nCF2=CF2t0,p,xt(CF2CF2)n

tetrafloetylenteflon

=> Chọn B

Bài 15.2 trang 33 SBT Hoá học 12: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

A. poli(metyl metacrylat).         

B. poliacrilonitrin.

C. polistiren.                            

D. polipeptit.

Lời giải:

Điều chế bằng phản ứng trùng ngưng: điều kiện là trong phân tử các monome phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng

Amino axit có cấu tạo H2NRCOOH có hai nhóm chức NH2,COOH khi trùng ngưng có thể phản ứng với nhau 

=> Chọn D

Bài 15.3 trang 33 SBT Hoá học 12: Có thể điều chế poli(vinyl ancol) xuất phát từ monome nào dưới đây?

A.CH2=CHCOOCH3

B.CH2=CHCOOC2H5

C.CH2=CHOOCCH3

D.CH2=CHCH2OH

Lời giải:

CH2=CHOOCCH3t0,xt,p

(CH2CH(OOCCH3))n

(CH2CH(OOCCH3))n+NaOHt0

(CH2CH(OH))n+CH3COONa

=> Chọn C

Bài 15.4 trang 33 SBT Hoá học 12: Cho các loại tơ sau :

1.(NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO)n

2.(NH[CH2]5CO)n

3.[C6H7O2(OOCCH3)3]n

Tơ thuộc loại poliamit là

A. 1,3.                                      B. 1,2, 3.

C. 2, 3.                                     D. 1,2.

Lời giải:

Tơ poliamit được cấu tạo từ poliamit. Mà poliamit là những polime tổng hợp có chức nhiều nhóm chức amit(-CO-NH-) trong phân tử

=> Chọn D 

Bài 15.5 trang 33 SBT Hoá học 12: Công thức của cao su isopren là

A.(CH2CH=CHCH2)n

B.(CH2C(CH3)=CHCH2)n

C.(CH2CH=CHCH2CH(C6H5)CH2)n

D.(CH2CH=CHCH2CH(CN)CH2)n

Lời giải:

Cao su thiên nhiên là cấu trúc của isopren: (CH2C(CH3)=CHCH2)n 

=> Chọn B

Bài 15.6 trang 34 SBT Hoá học 12: Trong các loại tơ dưới đây, chất nào là tơ nhân tạo

A. Tơ visco.              B. Tơ capron.

C. Nilon-6,6.             D. Tơ tằm

Lời giải:

Tơ thiên nhiên: tơ tằm.

Tơ tổng hợp: tơ capron, nilon-6,6.

Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo: tơ visco.

=> Chọn A

Bài 15.7 trang 34 SBT Hoá học 12: Teflon là tên của một polime được dùng làm

A. chất dẻo.                       B. tơ tổng hợp.

C. cao su tổng hợp.            D. keo dán.

Lời giải:

Teflon là tên của một polime được dùng làm chất dẻo. 

=> Chọn A

Bài 15.8 trang 34 SBT Hoá học 12: Cao su buna - S là

A. cao su thiên nhiên được lưu hóa.

B. Cao su buna đã lưu hóa.

C. Cao su tổng hợp, sản phẩm trùng hợp isopren.

D.Cao su tổng hợp, sản phẩm đồng trùng hợp butađien và stiren.

Lời giải:

Cao su buna - S là cao su tổng hợp, sản phẩm đồng trùng hợp butađien và stiren.

=> Chọn D

Bài 15.9 trang 34 SBT Hoá học 12: Người ta tổng hợp poli(metyl metacrylat) từ axit và ancol tương ứng qua hai giai đoạn là este hoá (hiệu suất 60%) và trùng hợp (hiệu suất 80%).

a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng. 

b) Tính khối lượng axit và ancol cần dùng để thu được 1,2 tấn polime

Phương pháp giải:

- Viết phương trình hóa học xảy ra

- Áp dụng công thức tính hiệu suất Hpư=mLTmTT

Lời giải:

a)CH2=C(CH3)COOH+CH3OH t0,H+CH2=C(CH3)COOCH3+H2O

 

nCH2=C(CH3)COOCH3 t0,p,xt(CH2C(CH3)(COOCH3))n

b) Nếu hiệu suất của các giai đoạn đều là 100% thì :

Để tạo ra 100 tấn polime cần 86 tấn axit và 32 tấn ancol.

Thực tế, các hiệu suất là 60% và 80% nên để tạo ra 1,2 tấn polime, khối lượng axit cần dùng là :

86×1,2100×10060×10080=2,15tn

Khối lượng ancol cần dùng là :32×1,2100×10060×10080=0,8tn

Bài 15.10 trang 34 SBT Hoá học 12: Để đốt cháy hoàn toàn 6,55 g chất A cần dùng vừa hết 9,24 lít oxi. Sản phẩm cháy gồm có 5,85 g nước và 7,28 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2. Các thể tích đo ở đktc. 

a)  Xác định công thức phân tử của A biết rằng phân tử khối của A là 131.

b)  Viết công thức cấu tạo và tên của A biết rằng A là một ε-amino axit.

c)  Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế polime từ chất A.

Phương pháp giải:

a)

- Tính số mol CO2,N2

- Tính số mol C,H,O,N trong A=> CTĐG nhất=> CTPT.

b)

-  A là một ε-amino axit=> CTCT của A.

Lời giải:

a) Đặt lượng CO2 là a mol, lượng N2 là b mol.

a+b=7,2822,4=0,325

Theo định luật bảo toàn khối lượng, tổng khối lượng của COvà N2 là : 6,55+9,2422,4×325,85=13,9(g)

Do đó : 44a+28b=13,9

Giải hệ phương trình đại số, tìm được a=0,30;b=0,025 

 Khối lượng C trong 6,55 g A là : 0,30×12=3,60(g)

Khối lượng H trong 6,55 g A là :2×5,8518=0,65g

Khối lượng N trong 6,55 g A là : 0,025×28=0,70(g)

Khối lượng O trong 6,55 g A là : 6,553,600,650,70=1,6(g)

Từ đó tìm được công thức đơn giản nhất là C6H13NO2. Kết hợp với phân tử khối (131), ta biết được công thức phân tử cũng là  C6H13NO2.

b) Công thức cấu tạo :H2N[CH2]5COOH 

axit ε-aminocaproic.

c) Phản ứng trùng ngưng : 

nH2N[CH2]5COOHt0 (NH[CH2]5CO)n+nH2O

Đánh giá

0

0 đánh giá