20 câu Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Biến và lệnh gán

10.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 10 Bài 17: Biến và lệnh gán sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 17: Biến và lệnh gán. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán

Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán

Câu 1. Lệnh gán giá trị cho biến b nguyên nào sau đây là đúng?

A. b = 10.

B. B = 10.

C. b == 10

D. b = ‘10’

Đáp án đúng là: A

Trong python có phân biệt chữ hoa và chữ thường, b là biến nguyên.

Câu 2. Trường hợp nào sau đây không phải lệnh gán trong python?

A. cd = 50.

B. a = a * 2.

C. a = 10.

D. a + b = 100.

Đáp án đúng là: D

Cú pháp lệnh gán <biến> = <giá trị>

a + b = 100 là biểu thức không phải lệnh gán

Câu 3. Tên biến nào sau đây là đúng trong Python?

A. –tich.

B. tong@.

C. 1_dem.

D. ab_c1.

Đáp án đúng là: D

Tên biến chỉ gồm các chữ cái tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và kí tự gạch dưới “_”, không bắt đầu bằng chữ số

Câu 4. Tìm lỗi sai trong khai báo biến nguyên Max sau đây?

Max = 2021:

A. Dư dấu (=)

B. Tên biến trùng với từ khoá

C. Dư dấu (:)

D. Câu lệnh đúng

Đáp án đúng là: C

Cú pháp lệnh gán <biến> = <giá trị>, không có dấu (:) kết thúc

Câu 5. Để gán giá trị cho một biến số ta thực hiện như thế nào?

A. <giá trị> := A.

B. A = <giá trị>.

C. <giá trị> = A.

D. A := <giá trị>.

Đáp án đúng là: B

Cú pháp lệnh gán <biến> = <giá trị>

Câu 6. Trong ngôn ngữ Python, tên nào sau đây là từ khoá?

A. program, sqr.

B. uses, var.

C. include, const.

D. if, else.

Đáp án đúng là: D

Từ khoá là các từ đặc biệt tham gia vào cấu trúc của ngôn ngữ lập trình như if, else, none, True, and, def,…

Câu 7. Đâu là quy tắc đúng khi đặt tên biến cho Python?

A. Tên biến có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới “_”

B. Có thể sử dụng keyword làm tên biến

C. Tên biến có thể bắt đầu bằng một chữ số

D. Tên biến có thể có các kí hiệu @, #, %, &,…

Đáp án đúng là A

Tên biến chỉ gồm các chữ cái tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và kí tự gạch dưới “_”, không bắt đầu bằng chữ số.

Câu 8. Từ khoá của một ngôn ngữ lâp trình là:

A. là những từ dành riêng.

B. cho một mục đích sử dụng nhất định.

C. có thể đặt tên cho biến.

D. Cả A và B

Đáp án đúng là: A

Từ khoá là các từ đặc biệt tham gia vào cấu trúc của ngôn ngữ lập trình. Không được phép đặt tên biến hay các định danh trùng với từ khoá

Câu 9. Trong ngôn ngữ lập trình Python, từ khoá và tên:

A. Có ý nghĩa như nhau.

B. Người lập trình phải tuân theo quy tắc đặt tên.

C. Có thể trùng nhau.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án đúng là: B

Người lập trình phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ Python, và không được phép đặt tên biến hay các định danh trùng với từ khoá

Câu 10. Trong ngôn ngữ Python, tên nào sau đây đặt sai theo quy tắc?

A. 11tinhoc.

B. tinhoc11.

C. tin_hoc.

D. _11.

Đáp án đúng là: A

Tên biến không được bắt đầu bằng chữ số

Câu 11. Để tính diện tích đường tròn bán kính R, với pi = 3,14, biểu thức nào sau đây trong Python là đúng?

A. S:=R*R*pi.

B. S=R*R*pi.

C. S:=2(R)*pi.

D. S:=R2*pi.

Đáp án đúng là: B

Cú pháp lệnh gán <biến> = <giá trị>, không có dấu (:)

Câu 12. Để viết 3 mũ 4 trong Python chọn

A. 3**4.

B. 3//4.

C. 3*3+3*3.

D. 3%4.

Đáp án đúng là: A

Để biểu diễn luỹ thừa trong python sử dụng 2 dấu sao (**)

Câu 13. Chuyển biểu thức sau sang python  2x+1x+2

A. 2*x+1/x+2.

B. (2*x+1)/(x+2).

C. (2*x+1)(x+2).

D. (2*x+1) :(x+2).

Đáp án đúng là: B

Trong python, phép cộng “+”, trừ “-“, nhân “*”, chia “/”

Câu 14. Kết quả khi thực hiện câu lệnh sau:

>>>10 - 5 ** 2 + 8//3 +2 

A. -11.

B. 11.

C. 7.

D. Câu lệnh bị lỗi.

Đáp án đúng là: A

10 - 5 ** 2 + 8//3 +2 = 10 – 25 + 2 + 2 = -11

Câu 15. Biểu thức a/(a+1)*(x-1) khi chuyển sang dạng toán học có dạng:

A.  aa+1*(x-1).

B.  aa+1(x-1).

C.  aa+1 x (x-1).

D.  ax-1(a+1).

Đáp án đúng là: B

Thực hiện lần lượt từ trái sang phải đối với biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia

Phần 2. Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán

1. Biến và lệnh gán

- Biến là tên của một vùng nhớ dùng để lưu trực giá trị (dữ liệu) và giá trị đó có thể được thay đổi khi thực hiện chương trình.

- Cú pháp lệnh gán:

<biến> = <biểu thức>

- Khi thực hiện lệnh gán, <giá trị> bên phải sẽ được gán cho <biến>. Nếu biến chưa được khai báo thì nó sẽ được khởi tạo khi thực hiện câu lệnh gán, trong Python không cần khai báo trước kiểu dữ liệu cho biến.

- Ví dụ:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Có thể thực hiện tất cả các phép toán thông thường như +, -, *, /, … trên các biến có cùng kiểu dữ liệu.

Ví dụ:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Có thể gán giá trị cho biến thông qua tính toán giá trị của biểu thức với các biến đã được xác định trước.

Ví dụ:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Tên biến đặt dễ nhớ và có ý nghĩa.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Có thể gán nhiều giá trị đồng thời cho nhiều biến.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Cú pháp của lệnh gán đồng thời như sau:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Quy tắc đặt tên biến (định danh):

+ Chỉ gồm các chữ cái tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và kí tự gạch dưới _

+ Không bắt đầu bằng chữ số.

+ Phân biệt chữ hoa và chữ thường.

2. Các phép toán trên một số kiểu dữ liệu cơ bản

 - Các phép toán trên kiểu dữ liệu số: +, -, *, /, //, %, **

Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Ví dụ 1: Các phép toán trên kiểu dữ liệu số

- Thứ tự các phép tính như sau: phép lũy thừa ** có ưu tiên cao nhất, sau đó /, *, //, % cuối cùng là +, -.

Ví dụ:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Các phép toán trên kiểu dữ liệu xâu: + và *

Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Ví dụ 2: Các phép toán với dữ liệu kiểu xâu kí tự

3. Từ khóa

- Từ khóa là các từ đặc biệt tham gia vào cấu trúc của ngôn ngữ lập trình. Không được phép đặt tên biến hay các định danh trùng từ khóa.

- Một số từ khóa trong Python 3.x

False

break

else

if

not

as

from

while

return

None

class

except

import

or

assert

global

with

 

True

continue

finally

in

pass

del

yield

lambda

 

and

def

for

is

raise

elif

nonlocal

try

 

Thực hành: Tạo và làm việc với biến, tính toán với các kiểu dữ liệu cơ bản trong Python

Nhiệm vụ 1: Thực hiện các phép tính sau trong môi trường lập trình Python, so sánh kết quả với việc tính biểu thức toán học

a) (1+2+3+...+10)3 .

b) 1/2 + 1/3 + 1/4 + 1/5.

c) Thực hiện lệnh gán x = 2, y = 5 rồi tính giá trị biểu thức (x+y)(x2+y2-1).

d) Thực hiện lệnh gán a = 2, b = 3, c= 4 rồi tính giá trị biểu thức (a+b+c)(a+b-c).

Hướng dẫn

Thực hiện như sau:

>>> (1+2+3+4+5+6+7+8+9+10)**3

>>>1/2+1/3+1/4+1/5

>>> x, y = 2, 5

>>> (x+y)*(x**2+y**2-1)

>>> a, b, c = 2, 3, 4

>>> (a+b+c)*(a+b-c)

Kết quả:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nhiệm vụ 2: Gán giá trị cho biến R là bán kính hình tròn rồi viết chương trình tính và in ra kết quả theo mẫu

Chu vi hình tròn là: …

Diện tích hình tròn là: …

Hướng dẫn

Thực hiện chương trình và kiểm tra kết quả, so sánh với chế độ gõ lệnh trực tiếp.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện If

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 20: Câu lệnh lặp For

Đánh giá

0

0 đánh giá