Em hãy xử lý các tình huống sau

2 K

Với giải Bài tập 5 trang 21 SBT Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Giữ chữ tín giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 4: Giữ chữ tín

Bài tập 5 trang 21 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy xử lý các tình huống sau:

Tình huống 1. S và M hứa sẽ giúp K bán chiếc điện thoại di động. Tuy nhiên, S phát hiện ra chiếc điện thoại đó không phải của K mà do bạn ấy lấy của mẹ. Vì thế, Sbàn với M không bán giúp chiếc điện thoại ấy nữa nhưng M nói: “Chúng mình đã hứa rồi thì nhất định phải làm!”. Nếu là S, em sẽ làm gì trong tình huống trên?

Tình huống 2. Tối nay là sinh nhật M, N đã hứa sang sớm để chuẩn bị cùng bạn, nhưng bà nội bất ngờ bị ốm, bố mẹ sang thăm bà. N phải ở nhà trông em đến lúc bố mẹ về. N vùng vằng, không chịu ở nhà trông em vì đã hứa với M thì không thể không đến sớm. Em có nhận xét gì về cách cư xử của N? Nếu là N, em sẽ làm gì?

Tình huống 3. T thường xuyên không làm bài tập về nhà. Khi cô giáo nhắc nhở, T hứa với cô sẽ thay đổi. Thấy vậy, H - bạn thân của T - nói: “Cậu đã hứa với cô thì phải làm đấy nhé!”. T trả lời:“Tớ hứa vậy thôi chứ bài tập nhiều vậy không làm hết được đâu”. Em có nhận xét gì về câu nói của T? Nếu là H, em sẽ nói gì với T?

Tình huống 4. K và A cùng học lớp 7G. A bỏ quên quyển truyện nên bác bảo vệ nhờ K mang gửi lại cho A. K hứa sẽ đưa cho bạn nhưng thấy đó là quyển truyện mà mình đang muốn mua nên K có ý định giữ lại nó. Nếu là K, em sẽ làm gì?

Tình huống 5. Vào sinh nhật này, bố mẹ hứa với T sẽ tặng bạn chiếc xe đạp mới. Nhưng do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, Công việc của bố mẹ không thuận lợi, thu nhập gia đình bị giảm, bố mẹ không mua xe đạp mới như đã hứa, T buồn và cho rằng bố mẹ không giữ lời hứa. Nếu là T, em sẽ làm gì?

Tình huống 6. Nhà M có nghề làm bánh trung thu. Vì bánh rất ngon nên người mua rất đông. Bố mẹ và những người thợ phải làm cả ngày lẫn đêm mới kịp trả đơn hàng cho khách. Tết Trung thu năm nay, M thấy mẹ bàn với bố nhập thêm bánh của hãng khác và dán nhãn hiệu nhà M vào để bán. Nếu là M, em sẽ nói gì với bố mẹ?

Tình huống 7. Dịch bệnh Covid-19 làm cho mặt hàng khẩu trang được bán rất chạy. Chị B là chủ một hiệu thuốc, định nhập khẩu trang giá rẻ. Biết đó là khẩu trang kém chất lượng, nhưng sẽ mang lại lợi nhuận cao nên chị B đang rất băn khoăn. Nếu là chị B, em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Xử lí tình huống 1: Nếu là S, trong tình huống trên, em sẽ:

+ Phân tích cho M hiểu: “tuy chúng ta đã hứa bán chiếc điện thoại này giúp K, tuy nhiên, đây không phải là tài sản của bản thân K mà đây là tài sản do K lấy trộm của mẹ. Nếu chúng ta giúp K bán chiếc điện thoại này, chính chúng ta sẽ tiếp tay cho hành động sai trái của K”.

+ Trả lại chiếc điện thoại cho K và yêu cầu bạn ấy trả điện thoại lại cho mẹ.

- Xử lí tình huống 2: 

+ Nhận xét: cách cư xử của N là không đúng, vì việc bà bị ốm, bố mẹ sang thăm bà là trường hợp đột xuất, ngoài ý muốn.

+ Nếu là N, em sẽ: ngay lập tức gọi điện cho M để: giải thích rõ cho M hiểu tình huống mà gia đình mình đang gặp phải và xin lỗi M, mong M thông cảm!

- Xử lí tình huống 3:

+ Nhận xét: câu nói của T cho thấy T chưa biết giữ chữ tín, chưa thể hiện trách nhiệm với lời hứa của chính bản thân mình.

+ Nếu là H, em sẽ nói với T rằng: “Nếu đã hứa với cô rồi, cậu nên cố gắng thực hiện lời hứa ấy. Việc thực hiện đúng lời hứa, vừa giúp cậu giữ chữ tín và nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của mọi người; vừa giúp kết quả học tập của cậu tiến bộ, tốt hơn!”

- Xử lí tình huống 4: Nếu là K, em sẽ:

+ Thực hiện đúng lời hứa với bác bảo vệ là: gửi lại quyển truyện cho A.

+ Khi mang quyển truyện tới cho A, em sẽ hỏi xem A đã đọc quyển truyện đó chưa? Và ngỏ ý mượn A quyển truyện này để đọc. 

- Xử lí tình huống 5: Nếu là T, em sẽ: thông cảm và không trách bố mẹ, vì: trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, bố mẹ gặp khó khăn trong công việc.

- Xử lí tình huống 6: Nếu là M, em sẽ khuyên bố mẹ không nên nhập bánh của hãng khác về bán, vì: hành động đó là không giữ chữ tín trong kinh doanh. Để khắc phục tình trạng quá tải đơn hàng, bố mẹ có thể lựa chọn giải pháp như: thuê thêm thợ phụ làm bánh…

- Xử lí tình huống 7: Nếu là chị B, em sẽ: không nhập loại khẩu trang giá rẻ, kém chất lượng về bán, vì đó là hành động: không giữ chữ tín trong kinh doanh; mặt khác cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Câu 1. Chữ tín là:

Câu 2. Giữ chữ tín là:

Câu 3. Biểu hiện của giữ chữ tín là:

Câu 4. Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ:

Câu 5. Một người không giữ chữ tín:

Câu 6. Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải:

Câu 7. Những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây khuyên người ta phải biết giữ chữ tín?

Bài tập 2 trang 18 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy tìm thêm những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn nói về việc giữ chữ tín.

Bài tập 3 trang 18 SBT Giáo dục công dân 7: Trong những trường hợp dưới đây, em hãy cho biết trường hợp nào là giữ chữ tín, trường hợp nào là không giữ chữ tín? Giải thích vì sao.

Bài tập 4 trang 21 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy kể vài ví dụ về biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

Bài tập 6 trang 23 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy kể về việc giữ chữ tín, không giữ chữ tín của bản thân hoặc của người khác. Mọi người đã đánh giá như thế nào về việc làm ấy?

Bài tập 7 trang 23 SBT Giáo dục công dân 7: Em và các bạn hãy tìm hiểu hoặc tự xây dựng một tình huống về biểu hiện việc giữ chữ tín, sau đó sắm vai để giải quyết tình huống đó.

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Đánh giá

0

0 đánh giá