Ánh nắng Mặt Trời không phải là nguồn duy nhất sản sinh tia cực tím

490

Với giải Tìm hiểu thêm 4 trang 58 Chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 2: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tìm hiểu thêm 4 trang 58 Chuyên đề Vật lí 10: Ánh nắng Mặt Trời không phải là nguồn duy nhất sản sinh tia cực tím. Con người cũng tạo ra tia cực tím trong các thiết bị như đèn UV, đèn chiếu chữa bệnh, đèn diệt trùng, đèn halogen và một số loại máy phát ra tia laser. Bạn hãy tìm hiểu thêm về các thiết bị này.

Lời giải:

- Đèn UV hiện nay được dùng để khử trùng, diệt khuẩn bằng cách phát ra tia UV ở mức độ thấp, xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn lam và virus, phá hủy ADN, ngăn chặn khả năng tái sinh và nhân lên nhanh chóng của chúng.

- Đèn chiếu tia hồng ngoại trị đau nhức xương khớp sử dụng đèn LED đỏ tạo ra ánh sáng gấp 10 lần tia nắng mặt trời để cải thiện cơn đau. Nên chọn đèn hồng ngoại phát ra tia hồng ngoại bước sóng khoảng 400.000 – 760.000 nm và phát kèm theo ánh sáng đỏ để người sử dụng dễ quan sát được phạm vi tác dụng của tia hồng ngoại.

- Đèn diệt khuẩn là đèn kết hợp chức năng chiếu sáng và chức năng diệt khuẩn, hỗ trợ làm sạch môi trường sống, bảo vệ sức khoẻ người dùng bằng ánh sáng UV-C.

- Đèn halogen là một bóng đèn sợi đốt bao gồm một dây tóc Wolfram được bọc kín trong một bóng đèn nhỏ gọn với một hỗn hợp của một khí trơ và một lượng nhỏ chất halogen như iod hoặc brom. Sự kết hợp của khí halogen và sợi Wolfram tạo ra phản ứng hóa học chu trình halogen làm bổ sung Wolfram cho dây tóc, tăng tuổi thọ và duy trì độ trong suốt của vỏ bóng đèn.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 51 Chuyên đề Vật lí 10: Dầu khí hiện đang là nguồn năng lượng chính để vận hành nền kinh tế. Theo số liệu trang Worldometers.info, ước tính năm 2016 Trái Đất chỉ còn dự trữ khoảng 1,65 nghìn tỉ thùng dầu (xấp xỉ 225 tỉ tấn dầu). Với mức độ tiêu thụ như hiện nay thì chỉ khoảng 50 năm nữa là nguồn nhiên liệu này sẽ bị cạn kiệt. Mặt khác, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí tự nhiên sẽ sinh ra các chất độc hại và phát thải quá mức khí nhà kính làm Trái Đất nóng lên, gây ra biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu. Tại sao chúng ta cần sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?...

Câu hỏi 1 trang 52 Chuyên đề Vật lí 10: Những loại năng lượng nào sẽ dần bị cạn kiệt theo thời gian?....

Đánh giá

0

0 đánh giá