Chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều Bài 1: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

5.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 1: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 1: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

Mở đầu trang 44 Chuyên đề Vật lí 10: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (hình 1.1). Môi trường tự nhiên gồm các thành phần như đất, nước, không khí, sinh vật, nhiệt độ, độ ẩm, âm thanh, ánh sáng, trường điện từ, chất phóng xạ và các hình thái vật chất khác.

- Kể tên các yếu tố vật lí của môi trường xung quanh ta.

- Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên?

Lời giải:

Các yếu tố vật lí của môi trường xung quanh ta: Môi trường Tự nhiên, Nhân tạo, Con người,…

Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên vì môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe của con người; chính vì vậy chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Bảo vệ môi trường còn giúp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục được những hậu quả mà con người gây ra.

I. Ô nhiễm môi trường

Câu hỏi 1 trang 45 Chuyên đề Vật lí 10: Kể tên các dạng ô nhiễm môi trường mà bạn biết?

Lời giải:

Các dạng ô nhiễm môi trường:

- Ô nhiễm môi trường nước

Kể tên các dạng ô nhiễm môi trường mà bạn biết?

- Ô nhiễm không khí

Kể tên các dạng ô nhiễm môi trường mà bạn biết?

- Ô nhiễm ánh sáng

Kể tên các dạng ô nhiễm môi trường mà bạn biết?

- Ô nhiễm tiếng ồn

Kể tên các dạng ô nhiễm môi trường mà bạn biết?

1. Ô nhiễm ánh sáng

  • Câu hỏi 2 trang 45 Chuyên đề Vật lí 10: Ô nhiễm ánh sáng có tác hại như thế nào?

    Lời giải:

    - Ô nhiễm ánh sáng tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, phá vỡ hệ sinh thái.

    - Ánh sáng chói dẫn đến điều kiện lái xe không an toàn, tiếp xúc với ánh sáng lâu sẽ gây đau đầu, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, căng thẳng thần kinh (rối loạn nhịp sinh học).

    - Ô nhiễm ánh sáng tác động tiêu cực đến sinh lí động thực vật, làm rối loạn chuyển hướng của động vật, thay đổi tương tác cạnh tranh. Điều đó dẫn đến mất cân bằng sinh thái.

    - Sử dụng ánh sáng không cần thiết dẫn đến lãng phí năng lượng, tăng chi phí sản xuất và tiêu dùng.

  • Vận dụng 1 trang 45 Chuyên đề Vật lí 10: Trong 4 cách sử dụng đèn đường ở hình 1.3, cách nào ít gây ô nhiễm ánh sáng nhất? Tại sao?

    Trong 4 cách sử dụng đèn đường ở hình 1.3, cách nào ít gây ô nhiễm ánh sáng nhất? Tại sao?

    Lời giải:

    Trong hình 1.3 cách 4 là cách gây ít ô nhiễm ánh sáng nhất vì ánh sáng được sử dụng đúng mục đích, không lãng phí. Trong khi đó ở cách 1, 2, 3 có một số vùng được chiếu sáng không phải mặt đường nên không cần thiết.

  • Tìm hiểu thêm 1 trang 46 Chuyên đề Vật lí 10: Ô nhiễm ánh sáng ở các dạng khác nhau như ánh sáng xâm nhập không mong muốn, lạm dụng ánh sáng, ánh sáng chói, ánh sáng lộn xộn và ánh sáng chiếm dụng bầu trời. Bạn hãy tìm hiểu thêm về các dạng ô nhiễm ánh sáng này.

    Lời giải:

    - Ánh sáng xâm nhập không mong muốn là ánh sáng xâm nhập vào khu vực sinh sống của một người khác mà người đó không hề mong muốn.

    - Lạm dụng ánh sáng là sử dụng ánh sáng quá mức cần thiết, ánh sáng sử dụng không có mục đích.

    - Ánh sáng chói là hệ quả đối lập giữa vùng sáng và vùng tối trong tầm nhìn. Điều này còn khiến cho mắt người cảm thấy khó khăn trong việc nhận dạng những sự khác biệt trong ánh sáng.

    - Ánh sáng lộn xộn là nhóm ánh sáng không có hướng xác định, phát tán lộn xộn.

    - Ánh sáng chiếm dụng bầu trời là các quầng sáng, vùng sáng của bầu trời đêm tại khu vực có người ở.

  • 2. Ô nhiễm tiếng ồn

    • Câu hỏi 3 trang 46 Chuyên đề Vật lí 10: Ô nhiễm tiếng ồn có tác hại như thế nào?

      Lời giải:

      Ô nhiễm tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe tâm lí, tinh thần, gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng bất lợi đối với động vật hoang dã; việc săn mồi không còn hiệu quả, gây mất cân bằng sinh thái,…

    • Vận dụng 2 trang 47 Chuyên đề Vật lí 10: Phân tích bảng 1.2 và đưa ra các ví dụ về âm thanh quá to mà bạn đã gặp trong thực tiễn? Âm thanh quá to này đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

      Phân tích bảng 1.2 và đưa ra các ví dụ về âm thanh quá to mà bạn đã gặp trong thực tiễn?

      Lời giải:

      Bảng 1.2 cho biết mức cường độ âm của các loại âm thanh phổ biến, giới hạn nghe của con người.

      Các ví dụ về âm thanh quá to:

      - Tiếng ồn máy khoan to và kéo dài gây ảnh hưởng tới việc việc gọi điện thoại và ù tai người thợ khoan.

      - Tiếng họp chợ, tiếng còi xe ồn ào gây ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh.

      Phân tích bảng 1.2 và đưa ra các ví dụ về âm thanh quá to mà bạn đã gặp trong thực tiễn?

      Âm thanh quá to khiến em cảm thấy đau tai, dễ căng thẳng, sự tập trung bị phân tán.

    • II. Hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu

      • Câu hỏi 4 trang 47 Chuyên đề Vật lí 10: Hiệu ứng nhà kính gây tác hại như thế nào?

        Lời giải:

        Tác hại của hiệu ứng nhà kính:

        - Làm cho nhiệt độ trung bình của khí quyển tăng lên ở mọi nơi trên Trái Đất. Sự nóng lên toàn cầu tác động tiêu cực đến con người, gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường. Ví dụ, sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể tăng các bệnh truyền nhiễm, nắng nóng kéo dài có thể gây chết người.

        - Mực nước biển tăng quá cao do quá trình giãn nở nhiệt của nước và do khối băng ở hai cực tan có thể dẫn đến lũ lụt.

        - Hiện nay có khoảng dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nghiệp, nông nghiệp. Mực nước biển dâng cao sẽ dần xâm lấn nhiều thành phố, bến cảng và phá vỡ các hệ sinh thái tự nhiên.

      • Vận dụng 3 trang 48 Chuyên đề Vật lí 10:

        a. Tại sao ở Miền Bắc trong những ngày giá rét cần quây ni lông che phủ cho các luống lúa non (mạ)?

        b. Tại sao lại không nên để trẻ em một mình trong ô tô đỗ ngoài trời nắng nóng?

        Lời giải:

        a. Vì khi quây ni lông che phủ cho các luống lúa non (mạ) sẽ tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn.

        b. Không nên để trẻ em trong xe mà đóng hết các cửa dưới trời nắng Vì khi đó sẽ xảy ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trong xe có thể lên khá cao dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng khí, nhiễm độc, có thể dẫn đến tử vong.

      • Luyện tập trang 49 Chuyên đề Vật lí 10: Lập bảng so sánh ba tác động tiêu cực đối với môi trường theo mẫu sau.

        Lập bảng so sánh ba tác động tiêu cực đối với môi trường theo mẫu sau

        Lời giải:

         

        Đặc điểm

        Nguyên nhân

        Tác hại

        Ô nhiễm ánh sáng

        - Ánh sáng được sử dụng quá mức cần thiết hoặc chiếu sáng không đúng, đặc biệt trong chiếu sáng công cộng gây hiện tượng chói loá, chiếu vào nhà dân và làm sáng bầu trời đêm.

        - Bật các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng.

        - Sử dụng quá nhiều nguồn sáng trong cùng 1 khu vực.

        - Lắp đặt thiết bị chiếu sáng chưa đúng, chưa hợp lý dẫn đến việc sử dụng nhiều năng lượng quá mức cần thiết.

        - Tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, phá vỡ hệ sinh thái.

        - >Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người: gây rối loạn nhịp sinh học, có thể gây ra hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng, phiền muộn, lo âu,…

        Ô nhiễm tiếng ồn

        Những tiếng ồn trong môi trường sinh sống và làm việc vượt quá mức độ cho phép, gây cảm giác khó chịu cho con người khi nghe những loại âm thanh ấy trong khoảng thời gian nhất định.

        Nguyên nhân từ thiên nhiên: Hầu hết xuất phát từ hoạt động của động đất, núi lửa.

        - Nguyên nhân từ con người:
        • + Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tiếng ồn đều xuất phát từ giao thông, những phương tiện đi lại của con người như máy bay, xe máy, tiếng bóp còi,…
        • + Các hoạt động sản xuất như máy móc trong xây dựng, khu công nghiệp,…
        • + Những hoạt động sinh hoạt như nghe nhạc, karaoke, nói lớn tiếng,… đều tác động không nhỏ đến sức khỏe con người cũng như động – thực vật.
        • + Các hoạt động tập thể: lễ hội, biểu tình,…

        Những hệ lụy do tiếng ồn tạo nên cũng được chia thành 2 loại:

        +Đối với con người:

        Cản trở những hoạt động bình thường của con người như trò chuyện, nghỉ ngơi, gây rối loạn và giảm chất lượng cuộc sống.

        +Đối với động vật hoang dã:

        Thay đổi cân bằng sinh học, ảnh hưởng đến di truyền, tiến hóa của các loại động vật.

        Tăng hiệu ứng nhà kính

        Bề mặt Trái Đất nóng lên và phát ra bức xạ nhiệt sóng dài vào khí quyển.

        - Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên.

        - Ngoài CO2 ra, các khí CH4, CFC, SO2, metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.

        Hậu quả nghiêm trọng nhất mà hiệu ứng nhà kính gây ra là gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ lụy từ biến đổi khí hậu như sự thiếu hụt nước uống, nước cho các ngành nông nghiệp (để tưới tiêu, nuôi thủy hải sản…), cho công nghiệp (cung cấp cho thủy điện…), cho ngành lâm nghiệp (nạn cháy rừng…), điều kiện sống bình thường của các sinh vật bị thay đổi, môi trường sống bị thu hẹp, băng tan,…

      • Vận dụng 4 trang 49 Chuyên đề Vật lí 10: Lập kế hoạch và thực hiện dự án: Tìm hiểu biện pháp bảo vệ môi trường.

        Thảo luận các câu hỏi định hướng:

        - Tình trạng ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam và địa phương bạn như thế nào?

        - Hiện nay có những biện pháp nào nhằm hạn chế ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm âm thanh và ứng phó với tác hại của sự nóng lên toàn cầu gắn với chiến lược phát triển địa phương, quốc gia và toàn cầu?

        - Vì sao thực hiện các giải pháp này sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước?

        - Cá nhân, gia đình, nhà trường và cộng đồng bạn sinh sống có thể tham gia thực hiện các giải pháp thực hiện các giải pháp này như thế nào?

        Lưu ý:

        * Cần phân tích sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng Vật lí để giải thích các biện pháp đặt ra.

        * Nếu có một số kiến thức liên quan chưa học, hãy tìm hiểu ở sách báo và các trang web tin cậy.

        Lời giải:

        - Tình trạng ô nhiễm ánh sáng ở địa phương em phát sinh trong quá trình hoạt động kinh tế, sinh hoạt của con người. Các ánh sáng từ đèn đường giao thông, biển quảng cáo của các cửa hàng, đèn trang trí, đèn của các phương tiện tham gia giao thông, … Những nguồn sáng này được sử dụng với mức độ cao quá mức cần thiết.

        - Tình trạng ô nhiễm ánh sáng ở địa phương em: Các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn phổ biến, như: còi xe ô tô, các xưởng mộc, cơ khí, công trình xây dựng, hát karaoke tại khu dân cư, loa quảng cáo từ các cửa hàng thời trang, siêu thị điện máy...

        - Ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam và địa phương em là: + Nhiệt độ ngày càng tăng cao, tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn và số người chết vì nóng cũng gia tăng. Nhiệt độ ấm hơn sẽ dẫn đến tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng.

        + Mưa nhiều gây lụt lội thường xuyên hơn, sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi. Những nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.

        + Do sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi làm ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản.

        + Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.

        + Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm.

        - Hiện nay, đã có những biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm âm thanh và ứng phó với tác hại của sự nóng lên toàn cầu gắn với chiến lược phát triển địa phương, quốc gia và toàn cầu là:

        + Biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm ánh sáng: Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu; Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ; Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết; Lắp đặt các loại đèn sao cho bước sóng ánh sáng ít gây ra các vấn đề nghiêm trọng; Đánh giá lại các hệ thống chiếu sáng hiện có, thiết kế lại nếu cần.

        + Biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm tiếng ồn: Đối với đám cưới quy định các gia đình không được sử dụng loa đài, văn nghệ quá 22h đêm. Việc tang lễ phải tiết kiệm, sử dụng loa đài phục vụ đám tang không quá 22h và không mở loa đài trước 5h sáng... Nhiều địa phương đã đưa việc thực hiện quy ước, hương ước thành một tiêu chí khi xem xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, khu phố, thôn, xóm văn hóa. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân khi sử dụng còi xe, âm thanh, loa đài, kiên quyết xử phạt lỗi vi phạm hành chính đối với những hành vi gây ra tiếng ồn lớn tại khu dân cư, nơi công cộng.

        + Biện pháp ứng phó với tác hại của sự nóng lên toàn cầu gắn với chiến lược phát triển địa phương, quốc gia và toàn cầu: Khi chúng ta phát triển sản xuất công nghiệp, trước hết cần phải tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo,… không cho thải vào không khí. Bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2 chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh. Bằng mọi cách làm giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và than, cố gắng áp dụng năng lượnghiệu hạt nhân, năng lượng Mặt trời, năng lượng nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí.

        - Khi thực hiện các giải pháp này sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước vì đã làm hạn chế và khắc phục được phần nào những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như môi trường sống.

        - Cá nhân, gia đình, nhà trường và cộng đồng bạn sinh sống cần luôn chấp hành và làm theo mọi quy định của nơi sống, luật pháp của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào có mục đích cải thiện môi trường sống và sức khỏe con người để các giải pháp mà Đảng và Nhà nước đưa ra được hưởng ứng một cách hiệu quả nhất.

      • Tìm hiểu thêm 2 trang 50 Chuyên đề Vật lí 10: Chỉ số hiệu quả môi trường (Environmental Performance Index – EPI) là một loại chỉ số tổng hợp được Trung tâm Chính sách và Luật Môi trường Yale (YCELP) thuộc Đại học Columbia xây dựng với mục đích đánh giá tính bền vững về môi trường tại các quốc gia trên thế giới. Chỉ số EPI của Việt Nam năm 2020 là 33,4/100, xếp thứ 141/180 trên thế giới. Riêng chỉ số về chất lượng không khí, Việt Nam xếp thứ 115/180. Bạn hãy đọc và tìm hiểu thêm về các chỉ số môi trường khác của Việt Nam so với thế giới.

        Lời giải:

        Nghiên cứu mới nhất về Chỉ số hiệu suất môi trường của Đại học Yale (Mỹ) cho thấy, Việt Nam là một trong 10 quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới. Theo các nhà khoa học, với tiêu chí đánh giá của Đại học Yale (Mỹ), có thể hiểu Việt Nam nằm trong top 11 quốc gia ô nhiễm bụi nhất thế giới.

Đánh giá

0

0 đánh giá