Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Khái quát về pháp luật hình sự

3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6: Khái quát về pháp luật hình sự sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6: Khái quát về pháp luật hình sự

Mở đầu trang 41 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy quan sát hình ảnh và cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật hình sự?

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Trả lời:

- Hành vi 2 là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

A - CÂU HỎI PHẦN KHÁM PHÁ

1. Khái niệm pháp luật hình sự

Câu hỏi trang 41 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Câu hỏi:

- Em có đồng tình với câu trả lời của A không? Vì sao?

- Theo em, pháp luật hình sự quy định về vấn đề gì?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Em đồng tình với câu trả lời của A vì pháp luật hình sự là hệ thống quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm và quy định trách nhiệm đối với chủ thể thực hiện tội phạm.

Yêu cầu số 2: Theo em, pháp luật hình sự quy định về những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định các hình phạt có thể áp dụng đối với người phạm tội.

Câu hỏi trang 41 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc các thông tin, tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Thông tin. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự (Trích khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Tình huống. Hiện nay, tại nơi ở của A (học sinh lớp 9) đang trong tháng cao điểm tuyên truyền phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, có những từ ngữ mà A không hiểu rõ. Cạnh nhà A có anh B đang học lớp 10 nên A đã hỏi anh B:

- Anh, anh có biết gì về tội phạm và hình phạt không?

Anh B trả lời:

- Ở trường Cô giáo dạy tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và phải chịu hình phạt. Còn hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất mà Nhà nước áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại đó.

A hỏi thêm:

- Vậy thì có phải cứ phạm tội là bị đi tù phải không anh?

Anh B cười đáp:

- Không đâu em. Muốn bị coi là tội phạm thì hành vi đấy phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Ngoài ra, người phạm tội còn phải có năng lực trách nhiệm hình sự nữa đấy.

A liền hỏi thêm:

- Vậy là tội phạm nào cũng như nhau hả anh?

Anh B trả lời:

- Không phải mọi tội phạm đều như nhau, mà chia ra thành các mức độ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Sau khi được anh B giải thích, A đã hiểu về tội phạm và hình phạt.

Câu hỏi:

Theo em, người bị coi là tội phạm hình sự cần có những dấu hiệu vi phạm pháp luật như thế nào?

- Tội phạm được chia thành mấy loại?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Người bị coi là tội phạm hình sự cần có những dấu hiệu vi phạm pháp luật sau:

+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội

+ Xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ

+ Phải bị xử lí hình sự

+ Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

Yêu cầu số 2: Tội phạm được chia thành 4 loại:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng

+ Tội phạm nghiêm trọng

+ Tôi phạm rất nghiêm trọng

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Câu hỏi trang 42 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Câu hỏi:

- M và K có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Vì sao?

- Theo em, dựa vào đâu để xác định năng lực trách nhiệm hình sự?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

+ M không phải chịu trách nhiệm hình sự vì M mắc bệnh tâm thần, không có năng lực trách nhiệm hình sự.

+ K phải chịu trách nhiệm hình sự vì K đã 20 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, hành vi của K là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác khiến họ bị 31% thương tật.

Yêu cầu số 2: Theo em, để xác định năng lực trách nhiệm hình sự cần dựa vào độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người thực hiện hành vi.

Câu hỏi trang 43 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Trường hợp. Anh Q, 25 tuổi, bị công an huyện N bắt quả tăng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cùng một số thanh niên khác. Tòa án huyện N đã tuyên phạt bị cáo 2 năm tù, căn cứ theo Điều luật 255 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Câu hỏi:

- Cho biết vì sao Q bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Em hãy nêu một số ví dụ về trách nhiệm hình sự của cá nhân.

Trả lời:

- Yêu cầu số 1: Q bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì:

+ Q đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật: tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

+ Q đã đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

Yêu cầu số 2: Một số ví dụ về trách nhiệm hình sự của cá nhân:

+ N.V.T 30 tuổi là hàng xóm với anh L.V.A. Thấy buổi trưa A đỗ xe máy trong cổng và vắng bóng người, B đã tiến hành trộm chiếc xe máy này mang đi bán được số tiền 30 triệu đồng và mua điện thoại, tivi mới. Vì vậy T phải chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý hình sự và có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo quyết định của Tòa án.

+ Anh N.N.H (20 tuổi) do có hiềm khích với L.Đ.T từ trước nên vào 20 giờ tối ngày 15/3/2021 khi bắt gặp T một mình uống rượu say về nhà, H lợi dụng tình hình trời tối vắng bóng người qua lại và T lúc này đang không tỉnh táo, dùng gậy bóng chày hành hung và đập rất nhiều phát lên người T, khiến T bị gãy xương đùi phải, bầm tím tụ máu rất nhiều nơi trên cơ thể, theo báo cáo tại bệnh viện nơi T điều trị thì tổn thương cơ thể là 50%. Hành vi của H là cố ý và H đã 20 tuổi, hoàn toàn đủ năng lực trách nhiệm hình sự để chịu trách nhiệm pháp lý. H có thể phải chịu hình phạt tù từ  02 năm đến 06 năm.

Câu hỏi trang 43 Chuyên đề KTPL 10: Dựa vào trường hợp của anh Q nêu trên, em hãy trả lời câu hỏi.

Tòa án nhân dân Huyện N xác định tội danh của anh Q nhằm mục đích gì?

- Theo em, hình phạt 2 năm tù đối với anh Q có phải là sự trừng phạt của pháp luật không? Vì sao?

Trả lời:

- Yêu cầu số 1: Tòa án nhân dân Huyện N xác định tội danh của anh Q nhằm mục đích: Trừng trị người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới, cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Đồng thời, còn răn đe con người không được phạm tội, góp phần giáo dục công dân tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Yêu cầu số 2: Theo em, hình phạt 2 năm tù đối với anh Q là sự trừng phạt của pháp luật vì trong hai năm này anh Q buộc phải tách biệt với cộng đồng và phải cải tạo dưới sự quản lý của người cai quản. Anh Q bị mất tự do và phải hoạt động trong khuôn khổ.

2. Các nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam

Câu hỏi trang 43 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Câu hỏi:

- Nguyên tắc pháp chế là gì? Nguyên tắc này được thể hiện trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như thế nào?

- Theo em, trong trường hợp nêu trên bà B có bị xử lí hình sự hay không? Tại sao?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Nguyên tắc pháp chế là việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Hình sự trong truy cứu trách nhiệm hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Chỉ được kết tội bằng tội danh được quy định trong Luật Hình sự, chỉ được tuyên hình phạt trong khung hình phạt mà Bộ luật Hình sự quy định.

- Nguyên tắc pháp chế trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

+ Những hành vi bị coi là tội phạm phải được quy định thành các tội danh cụ thể và được mô tả rõ ràng bởi quy phạm pháp luật hình sự;

+ Những loại hình phạt có thể được áp dụng cho người phạm tội (cũng như cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự) phải được quy định bởi quy phạm pháp luật hình sự và phải được xác định cho từng tội danh đã được quy định;

+ Các căn cứ của việc quyết định hình phạt cụ thể cho người phạm tội (cũng như cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự) phải được quy định thống nhất bởi quy phạm pháp luật hình sự;

+ Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội (cũng như pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự) phải tuân thủ các quy định của ngành luật hình sự: Chỉ được kết tội họ về tội danh đã được quy phạm pháp luật hình sự quy định cũng như chỉ được tuyên hình phạt trong phạm vi mức độ cho phép của quy phạm pháp luật hình sự.

Yêu cầu số 2: Bà B không bị xử lí hình sự, vì: Bộ Luật hình sự 2015 đã bác bỏ tội kinh doanh trái phép, bởi Hiến pháp 2013 đã thể hiện rõ tư tưởng tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc người dân, doanh nghiệp được đầu tư, kinh doanh những gì pháp luật không cấm.

Câu hỏi trang 44 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Câu hỏi:

- Nguyên tắc bình đẳng được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Hình sự như thế nào?

- Em có đồng tình với câu trả lời của tuyên truyền viên không? Tại sao?

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Biểu hiện của nguyên tắc bình đẳng trong Hiến pháp và Bộ luật Hình sự:

+ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

+ Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

+ Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

Yêu cầu số 2: Em đồng tình với ý kiến của tuyên truyền viên vì Hiến pháp và pháp luật nước ta quy định: Mọi người phạm tội đều bĩnh đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Câu hỏi trang 45 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Câu hỏi:

- Nguyên tắc dân chủ là gì? Nguyên tắc này được biểu hiện như thế nào?

- Theo em, trong trường hợp trên, bà A đã thực hiện quyền gì của mình? Việc đóng góp ý kiến của A thể hiện nội dung nào của nguyên tắc dân chủ?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Nguyên tắc dân chủ được hiểu là Luật Hình sự bảo vệ các quyền dân chủ của mọi người trong các mặt của đời sống xã hội, kiên quyết xử lí những hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân; bảo đảm quyền tham gia xây dựng pháp luật hình sự, giám sát thi hành, đấu tranh, phòng chống tội phạm của người dân.

- Biểu hiện:

+ Luật hình sự bảo vệ và tôn trọng các quyền dân chủ của tất cả công dân trong các mặt của đời sống xã hội, kiên quyết xử lí các hành vi xâm phạm những quyền dân chủ của công dân.

+ Luật hình sự bảo đảm cho nhân dân tham gia vào việc xây dựng pháp luật hình sự, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

+ Luật hình sự coi việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm là sự nghiệp của toàn dân.

Yêu cầu số 2: Trong trường hợp trên A đã thực hiện quyền dân chủ của mình. Việc đóng góp ý kiến của A thể hiện nội dung của nguyên tắc dân chủ: Bảo vệ và tôn trọng các quyền dân chủ của tất cả công dân trong các mặt của đời sống xã hội

Câu hỏi trang 46 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Câu hỏi: Theo em, tại sao B lại được hưởng án treo? Điều này thể hiện nguyên tắc gì của Luật hình sự Việt Nam?

Trả lời:

B được hưởng án treo bởi hành vi phạm tội của B thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, lần đầu phạm tội, thành khẩn khai nhận, ăn năn hối cải.

- Điều này thể hiện nguyên tắc nhân đạo của Luật Hình sự Việt Nam.

Câu hỏi trang 46 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Câu hỏi: Tại sao tội phạm phải được biểu hiện dưới dạng hành vi cụ thể?

Lời giải:

- Tội phạm phải được thể hiện dưới dạng hành vi cụ thể vì Luật Hình sự chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm, không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người về tư tưởng của họ.

* Nguyên tắc có lỗi

Câu hỏi trang 47 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Câu hỏi:

- Theo em, trường hợp nào trong các trường hợp trên người thực hiện hành vi có lỗi?

- Đối với trường hợp không có lỗi, theo em có phải là tội phạm không? Vì sao?

Trả lời:

- Yêu cầu số 1: Các trường hợp mà người thực hiện hành vi có lỗi là:

+ D và C mâu thuẫn xảy ra ẩu đả. Hậu quả dẫn đến C bị thương tích 30%.

+ T điều khiển xe máy vượt quá tốc độ cho phép. Hậu quả: B đã đâm vào chị C, khiến chị C bị thương tích nặng.

Yêu cầu số 2: Đối với trường hợp không có lỗi, theo em đó không phải là tội phạm vì căn cứ vào các dấu hiệu xác định tội phạm:

+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội

+ Xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ

+ Phải bị xử lí hình sự

+ Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

Câu hỏi trang 46 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. A là thanh niên nhưng do lười lao động lại ham chơi và bị bạn bè xấu rủ rê nên A đã sa vào con đường phạm pháp. Do sắp hết tiền tiêu xài, A đã cùng với bạn bè đi cướp tài sản, trong quá trình thực hiện hành vi A đã bị quần chúng vây bắt và giao cho cơ quan công an xử lí. A bị tòa án tuyên 5 năm tù giam vì tội cướp tài sản.

Câu hỏi:

- Theo em, hành vi của A đã để lại những hậu quả gì?

- Là học sinh trung học phổ thông, em nên có thái độ như thế nào đối với tội phạm trong đời sống hằng ngày.

Trường hợp 2. Trên đường đi học về, B và C trao đổi. B cho rằng: “Tội phạm chỉ để lại những hậu quả cho bản thân người phạm tội”. Nhưng C lại cho rằng: “Ngoài hậu quả cho chính mình, tội phạm còn gây ra những hậu quả khác nhau cho nạn nhân, gia đình, xã hội”.

Câu hỏi: Em đồng tình với ý kiến của C hay B? Tại sao? Kể những hậu quả của một số tội phạm phổ biến.

Trả lời:

Trường hợp 1:

- Yêu cầu số 1: Theo em hành vi của A để lại hậu quả đó là A bị mất tự do trong vòng 5 năm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm. Gia đình A mang gánh nặng về mặt tinh thần.

- Yêu cầu số 2: Là học sinh trung học phổ thông, đối với tội phạm trong đời sống hằng ngày em nên có thái độ kiên quyết đấu tranh tới cùng đối với tội phạm và có thái độ tích cực vận động mọi người tuân thủ pháp luật hình sự.

Trường hợp 2:

Em đồng tình với ý kiến của C vì ngoài hậu quả cho chính mình thì tội phạm còn gây ra những hậu quả khác cho nạn nhân, gia đình và cho xã hội như gây thiệt hại tinh thần và vật chất cho gia đình, gây rối loạn trật tự và kỉ cương xã hội.

- Những hậu quả của một số tội phạm phổ biến:

+ Tội phạm mại dâm để lại những hậu quả về nhiều mặt, như: làm gia tăng lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục; tội phạm mại dâm thường có sự móc nối chặt chẽ với buôn bán ma túy, cướp tài sản, buôn người, rửa tiền; mại dâm cũng là hành vi chà đạp lên phẩm giá con người; gây tốn kém chi phí, nguồn lực cho công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, tệ nạn mại dâm tại địa phương, cơ sở….

+ Tội phạm ma túy để lại những hậu quả về nhiều mặt, như: gây tổn thương về thể chất và tinh thần của chính bản thân đối tượng nghiện ma túy; tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và sự ổn định trật tự an toàn, xã hội; ngoài ra, tội phạm ma túy cũng khiến cho kinh tế gia đình suy kiệt, hạnh phúc gia đình tan vỡ…

B - CÂU HỎI PHẦN LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 trang 50 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến về các phát biểu sau:

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình. Vì: Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quy định tội phạm, xác định hình phạt với các tội phạm nhằm đấu tranh chống tội phạm, loại trừ mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội.

- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam là nguyên tắc nhân đạo.

- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: mệnh lệnh phục tùng không phải là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam.

- Ý kiến d) Đồng tình. Vì: pháp luật hình sự Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cụ thể của con người.

- Ý kiến đ) Không đồng tình. Vì: bị coi là tội phạm ngoài việc xác định đó là hành vi có lỗi còn xác định xem đó có phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội không, có xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ không, có do người đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hay không?

Luyện tập 2 trang 50 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cho biết nguyên tắc nào của pháp luật hình sự được áp dụng trong các trường hợp sau:

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Trả lời:

- Trường hợp a) Nguyên tắc pháp chế

- Trường hợp b) Nguyên tắc nhân đạo

- Trường hợp c) Nguyên tắc hành vi

- Trường hợp d) Nguyên tắc lỗi

- Trường hợp đ) Nguyên tắc pháp chế

Luyện tập 3 trang 51 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cho biết trường hợp nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì sao?

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Trả lời:

- Nhân vật K trong trường hợp c) phải chịu trách nhiệm hình sự, vì: K đã có hành vi trộm cắp tài sản có trị giá 3 triệu đồng.

Luyện tập 4 trang 51 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

- Theo em, nhận định của Hội đồng xét xử đang tuân theo nguyên tắc nào trong Luật hình sự?

- Em đồng ý với ý kiến nào của 2 bạn A, B? Vì sao?

Trường hợp 2.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

- Theo em, nguyên tắc mà B đang đề cập là nguyên tắc nào?

- Em hãy cho biết tại sao B không đồng ý với ý kiến của A?

Trả lời:

- Trường hợp 1:

+ Theo em, nhận định của Hội đồng xét xử đang tuân theo nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự.

+ Em đồng tình với ý kiến của B vì pháp luật cần có sự khoan dung, nhân đạo đối với những người mắc sai lầm để giúp họ hoàn lương.

- Trường hợp 2:

Theo em, nguyên tắc mà B đang đề cập là nguyên tắc nguyên tắc bình đẳng.

+ Bạn B không đồng ý với ý kiến của A vì pháp luật hình sự đã nêu rõ: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Luyện tập 5 trang 51 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

- Em có đồng ý với cách hiểu của M không? Vì sao?

- Em sẽ giải thích như thế nào cho M hiểu về trách nhiệm pháp lí từ hành vi của K và P?

Trả lời:

- Yêu cầu số 1: Em không đồng tình với cách hiểu của M vì trong trường hợp này P và K cùng nhau gây gổ, xô xát nên đều là hành vi có lỗi vì vậy cả hai sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với lỗi của mình gây ra.

- Yêu cầu số 2: Trách nhiệm pháp lí từ hành vi của K và P: Trong trường hợp này, K và P đều cùng nhau gây gổ, xô xát vì thế K và P đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Luyện tập 6 trang 52 Chuyên đề KTPL 10Em hãy thảo luận cùng bạn và đưa ra nhận xét về những hành vi sau:

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

Trả lời:

- Trường hợp a) Hành động của A rất đáng được tuyên dương khi A đã rất tích cực tham gia cuộc thi tuyên truyền về pháp luật hình sự để trang bị và nắm được những kiến thức liên quan đến Luật Hình sự.

- Trường hợp b) Hành vi của B là hành vi vi phạm pháp luật khi B đã rủ M thực hiện hành vi vận chuyển chất cấm.

- Trường hợp c) Hành động của C rất đáng được tuyên dương khi C đã kiên quyết đấu tranh tố giác hành vi phạm tội với cơ quan công an.

- Trường hợp d) Hành vi của D là hành vi vi phạm pháp luật vì D đã tham gia ẩu đả làm nạn nhân bị thương nặng. D có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Luyện tập 7 trang 52 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

- Em đồng tình với ý kiến của A hay B? Vì sao?

- Theo em, có phải chọn mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm hay không? Vì sao?

Tình huống 2.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về pháp luật hình sự  (ảnh 1)

- Theo em, thông tin C đưa ra là đúng hay sai? Vì sao?

- Theo em, học sinh trung học phổ thông cần có trách nhiệm gì trong tuyên truyền, vận động mọi người tuân thủ pháp luật hình sự?

Trả lời:

Tình huống 1:

- Yêu cầu số 1: Em đồng tình với ý kiến của B vì phóng nhanh vượt ẩu là hành vi vi phạm chỉ bị phạt hành chính. Mặc dù hành vi đó có gây nguy hiểm cho xã hội những người thanh niên đó chưa gây ra hành vi có lỗi cụ thể vì thế sẽ không bị phạt tù. Pháp luật nước ta chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi cụ thể.

Yêu cầu số 2: Theo em, không phải mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm vì để xác định có là tội phạm hay không cần phải căn cứ vào các dấu hiệu khác của tội phạm như:

+ Xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ

+ Phải bị xử lí hình sự

+ Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

Tình huống 2:

Yêu cầu số 1: Theo em, thông tin của C đưa ra là chính xác vì pháp luật nước ta quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Yêu cầu số 2: Trách nhiệm của học sinh trung học phổ thông:

+ Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tuân thủ pháp luật hình sự.

+ Vận động mọi người tham gia các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật hình sự.

+ Vận động mọi người kiên quyết đấu tranh tố giác những hành vi phạm tội.

CÂU HỎI VẬN DỤNG

Vận dụng 1 trang 53 Chuyên đề KTPL 10Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) đề cập đến các nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

- Pháp luật hình sự Việt Nam có 05 nguyên tắc cơ bản, bao gồm: nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc dân chủ; nguyên tắc nhân đạo; nguyên tắc hành vi và nguyên tắc lỗi; nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự.

1. Nguyên tắc pháp chế

- Nguyên tắc pháp chế là một nguyên tắc hết sức quan trọng và cơ bản của quá trình xây dựng và đổi mới pháp luật ở Việt Nam. Nói đến pháp chế tức là nói đến sự triệt để tuân thủ pháp luật từ phía Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội và của công dân. Nguyên tắc pháp chế có nguồn gốc từ nguyên lý không có tội nếu không có luật.

- Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc pháp chế được coi là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt toàn bộ các hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự.

- Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc pháp chế cụ thể là:

+ Về mặt lập pháp: Việc sửa đổi, bổ sung, quy định tội phạm mới hay xoá bỏ một tội phạm phải được tiến hành một cách hợp pháp, theo đúng thủ tục luật định. Theo cơ chế này, mọi tội phạm và hình phạt phải được Luật hình sự quy định có luật, có tội. Ngoài ra, nguyên tắc pháp chế còn đòi hỏi pháp luật hình sự phải được xây dựng trên những cơ sở khoa học, được xây dựng một cách hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Các quy định của Luật hình sự phải được xây dựng một cách cụ thể, chính xác với các dấu hiệu của từng hành vi phạm tội và hậu quả pháp lý của nó.

+ Về mặt áp dụng pháp luật: Nhà nước không chấp nhận một bản án hình sự về một tội nào đó, nếu như tội này không được quy định trong Luật hình sự hiện hành. Việc xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không để oan người vô tội. Hình phạt mà Toà án tuyên cho người phạm tội phải phù hợp với các quy định của Luật hình sự.

- Các cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phải tuân theo đúng và đầy đủ các thủ tục luật định.

2. Nguyên tắc dân chủ

- Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Đây là một nguyên tắc hiến định.

- Trong Luật hình sự, nội dung của nguyên tắc dân chủ thể hiện ở các điểm sau:

+ Luật hình sự bảo vệ và tôn trọng các quyền dân chủ của công dân trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, kiên quyết xử lý các hành vi xâm phạm những quyền dân chủ của công dân;

+ Luật hình sự bảo đảm cho nhân dân lao động tự mình hay thông qua các tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dựng và áp dụng Luật hình sự, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm;

+ Luật hình sự coi việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm là sự nghiệp của toàn dân.

3. Nguyên tắc nhân đạo

- Nhân đạo là đạo làm người. Đạo làm người thể hiện ở lòng thương yêu, với ý thức tôn trọng các giá trị danh dự, nhân phẩm của con người, không làm đau đớn con người.

- Luật hình sự Việt Nam khoan hồng với những người tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại. Luật hình sự không có mục đích trả thù, hạ thấp nhân phẩm người phạm tội mà nhằm tạo điều kiện để họ được cải tạo trở thành người có ích cho xã hội, sống lương thiện.

- Luật hình sự Việt Nam có nhiều quy định nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo như quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, quy định về miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án treo)…v.v… Trong hệ thống hình phạt của Luật hình sự Việt Nam có nhiều loại hình phạt không tước tự do như cảnh cáo, cải tạo không giam giữ…

4. Nguyên tắc hành vi và nguyên tắc có lỗi

- Xuất phát từ quan điểm: Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chỉ có thể là hành vi của con người mà không thể là ý nghĩ, tư tưởng của họ, Ngành luật hình sự Việt Nam thừa nhận nguyên tắc hành vi là một trong các nguyên tắc chính. Theo đó, Luật hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự của một người về tư tưởng của họ mà chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của họ khi hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu được quy phạm pháp luật quy định.

- Gắn liền với nguyên tắc hành vi là nguyên tắc có lỗi. Luật hình sự truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của một người chỉ khi hành vi đó có lỗi.

5. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

- Cũng như các nguyên tắc khác, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự phải được thể hiện trong xây dựng pháp luật hình sự và áp dụng pháp luật hình sự.

- Trong áp dụng pháp luật hình sự, nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự hay nguyên tắc cá thể hóa hình phạt.

Vận dụng 2 trang 53 Chuyên đề KTPL 10Em hãy sưu tầm một vụ việc  phạm tội và làm rõ những hậu quả, tác hại của vụ việc đó.

Trả lời:

- Vụ việc: A và B có quan hệ yêu đương tình cảm với nhau, A năm nay 20 tuổi và quan hệ với B hiện tại mới đủ 15 tuổi. Dù trong quá trình quan hệ với nhau, B hoàn toàn tự nguyện đồng ý quan hệ, nhưng Sau đó B đã có thai và gia đình B đã gửi đơn đến cơ quan công an có thẩm quyền. Trong trường hợp này thì A đã 20 tuổi và bạn gái B mới có 15 tuổi nếu dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam được ghi nhận trong bộ luật hình sự thì việc quan hệ này là sai quy định pháp luật. Với hành vi phạm tội này có thể xem vào tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 145 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

- Hậu quả:

+ A phải chịu trách nhiệm hình sự về việc làm của mình.

+ B bị tổn hại về mặt thể chất và tinh thần.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá