Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5: Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5: Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ
Mở đầu trang 34 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy quan sát các tranh sau và chia sẻ hiểu biết của em về quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.
Trả lời:
Quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ thường trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị các yếu tố đầu vào (hồ sơ pháp lí, vốn, cơ sở vật chất, nguồn lực,…)
- Giai đoạn 2: Tiến hành sản xuất các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã đăng kí.
- Giai đoạn 3: Giải quyết đầu ra cho sản xuất. Doanh nghiệp đi vào hoạt động và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, đưa hàng hóa lưu thông vào thị trường để sinh ra lợi nhuận.
A - CÂU HỎI GIỮA BÀI
1. Quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ
Câu hỏi trang 34 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin dưới đây và xác định quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ.
Trả lời:
- Quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ:
+ Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục thành lập công ti và nộp hồ sơ lên Phòng đăng kí kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ti.
+ Làm con dấu pháp nhân.
+ Công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia.
+ Đăng kí tài khoản ngân hàng cho công ti.
+ Mua chữ kí số theo đúng quy định.
+ Đặt làm bảng hiệu công ti.
+ Kê khai và nộp tờ kê khai thuế môn bài đúng quy định.
+ Khi đã có giấy phép kinh doanh, chủ doanh nghiệp tiến hành tổ chức, hoạt động doanh nghiệp.
2. Quy trình tổ chức, hoạt động doanh nghiệp nhỏ
Câu hỏi trang 34 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Câu hỏi:
- Nêu các bước tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ti K.
- Cho biết quy trình hoạt động của Công ti K kể từ khi ông P chính thức thành lập công ti.
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Các bước tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ti K.
+ Bước 1: Chuẩn bị các yếu tố đầu vào (hồ sơ pháp lí, vốn, cơ sở vật chất, nguồn lực,…)
+ Bước 2: Tiến hành sản xuất các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã đăng kí.
+ Bước 3: Giải quyết đầu ra cho sản xuất. Doanh nghiệp đi vào hoạt động và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, đưa hàng hóa lưu thông vào thị trường để sinh ra lợi nhuận.
- Yêu cầu số 2: Quy trình hoạt động của Công ti K kể từ khi ông P chính thức thành lập công ti.
+ Tiến hành mua sắm các trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, thuê mặt bằng kinh doanh, tuyển nhân viên,…
+ Tiến hành sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo.
+ Phát triển các chiến lược bán hàng để giải quyết đầu ra cho giai đoạn sản xuất hàng hóa.
3. Bài học thành công và thất bại của doanh nghiệp nhỏ
Câu hỏi trang 35 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi:
- Trong cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện thoại, vì sao Công ti V thành công nhưng Công ti H lại trên bờ vực phá sản?
- Theo em, khi phân tích bài học thành công, thất bại của một doanh nghiệp nhỏ cần lưu ý những gì?
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Trong cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện thoại, Công ti V thành công nhưng Công ti H lại trên bờ vực phá sản vì:
+ Đối với Công ti V: Những giá trị về sự đơn giản, thanh lịch và sáng tạo luôn thống nhất từ nhân viên cho đến các sản phẩm. Công ti luôn đặt trải nghiệm của người tiêu dùng lên hàng đầu. Công ti V chú trọng đến việc xây dựng chất lượng sản phẩm. Sự đồng lòng xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đường lối chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo.
+ Đối với Công ti H: Xem nhẹ đối thủ cạnh tranh của mình, luôn cho rằng sản phẩm mà họ làm ra luôn tốt nhất và thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra họ không chịu thích ứng và đổi mới.
- Yêu cầu số 2: Theo em, khi phân tích bài học thành công, thất bại của một doanh nghiệp nhỏ cần lưu ý những điều sau:
+ Phân tích các ưu điểm dẫn đến sự thành công hoặc mặt tích cực của thất bại trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phân tích các hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phân tích các cơ hội dẫn đến thành công cũng như cơ hội trong sự thất bại của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Phân tích các thách thức, rủi ro mà doanh nghiệp phải đương đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
B - CÂU HỎI PHẦN LUYỆN TẬP
Luyện tập 1 trang 37 Chuyên đề KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ nào dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
- Trường hợp a) Đồng tình, vì đây là quy trình chuẩn bị để đăng kí xin giấy phép kinh doanh cho một doanh nghiệp nhỏ.
- Trường hợp b) Không đồng tình vì thiếu thao tác công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia.
- Trường hợp c) Đồng tình vì đây là quy trình đăng kí xin giấy phép kinh doanh.
- Trường hợp d) Không đồng tình vì không đúng quy định pháp luật. Chủ doanh nghiệp chỉ được phép tổ chức, hoạt động doanh nghiệp sau khi được cấp phép kinh doanh.
Luyện tập 2 trang 37 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy tư vấn cho nhân vật trong các tình huống sau về những giấy tờ, hồ sơ cần thiết để thành lập công ti và các việc cần làm sau khi thành lập.
Trả lời:
* Trường hợp 1: Anh T cần chuẩn bị
- Các giấy tờ, hồ sơ đăng kí xin giấy phép kinh doanh:
+ Giấy đề nghị được cấp phép đăng ký doanh nghiệp, CMND/CCCD, danh sách các thành viên góp vốn, nội quy Công ty (trong trường hợp và các bạn không tự xoay sở được 2 tỉ còn lại để đủ vốn điều lệ thì T và các bạn nên vay tín dụng từ ngân hàng để đủ nguồn Vốn điều lệ).
+ Làm con dấu pháp nhân;
+ Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia;
+ Đăng kí tài khoản ngân hàng cho công ti;
+ Mua chữ kí số theo đúng quy định; đặt làm bảng hiệu Công ti;
+ Kê khai và nộp tờ kê khai thuế môn bài đúng quy định.
- Các việc cần làm sau khi thành lập:
+ Mua mèo giống về để nuôi và nhân giống, chuẩn bị thức ăn và các đồ dùng nuôi mèo khác.
+ Chuẩn bị và truyền thông về hình ảnh của công ti để tiếp cận với khách hàng...
* Trường hợp 2: Ông A cần chuẩn bị:
- Các giấy tờ, hồ sơ đăng kí xin giấy phép kinh doanh:
+ Giấy đề nghị được cấp phép đăng kí doanh nghiệp, CMND/CCCD, danh sách các thành viên góp vốn, nội quy Công ty;
+ Làm con dấu pháp nhân;
+ Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia;
+ Đăng kí tài khoản ngân hàng cho Công ti;
+ Mua chữ kí số theo đúng quy định;
+ Đặt làm bảng hiệu Công ti;
+ Kê khai và nộp tờ kê khai thuế môn bài đúng quy định.
- Các việc cần làm sau khi thành lập:
+ Chọn mặt bằng để mở 10 cửa hàng ở khu vực nội đô Thành phố Hồ Chí Minh và tuyển dụng nhân sự cho các cửa hàng này (mỗi cửa hàng gồm 1 quản lí, 5 nhân viên, 1 lao Công và 1 bảo vệ).
+ Sau đó, ông A tiến hành sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc kinh doanh đồ thủ công mĩ nghệ.
+ Khi đã đảm bảo quá trình hoạt động, các cửa hàng sẽ đi vào hoạt động, kinh doanh các sản phẩm làng nghề truyền thống.
* Trường hợp 3: Bà H cần chuẩn bị:
- Các giấy tờ, hồ sơ đăng kí xin giấy phép kinh doanh:
+ Giấy đề nghị được cấp phép đăng kí doanh nghiệp, CMND/CCCD, danh sách các thành viên góp vốn, nội quy Công ti;
+ Làm con dấu pháp nhân;
+ Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia;
+ Đăng kí tài khoản ngân hàng cho Công ti;
+ Mua chữ ký số theo đúng quy định; đặt làm bảng hiệu công ty;
+ Kê khai và nộp tờ kê khai thuế môn bài đúng quy định.
- Các việc cần làm sau khi thành lập:
+ Về nhân sự vận hành, công ti bà H cần nhất các nhân sự có chuyên môn về truyền thông để xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp nên bà H cần đảm bảo các nhân sự này.
+ Sau đó mới tiến hành tuyển dụng các nhân sự làm công tác giảng dạy còn lại (50 - 70 nhân sự).
+ Khi đã đảm bảo về nhân sự, bà H sẽ tập trung vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp là triển khai đào tạo kĩ năng sống ở các trường học và phát triển Công ti.
Luyện tập 3 trang 38 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và cho biết em học hỏi được điều gì từ bài học thành công của doanh nghiệp được đề cập.
Trả lời:
- Qua bài học thành công của doanh nghiệp trên em học hỏi được rất nhiều điều như:
+ Phải biết tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương.
+ Khi thất bại không được nản chí.
+ Mạnh dạn đầu tư để học hỏi mô hình mới.
+ Luôn giữ trong mình tinh thần yêu nghề, sự cần mẫn và quyết tâm cao.
Luyện tập 4 trang 38 Chuyên đề KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây về sự yêu thích, chủ động học hỏi quy trình sản xuất kinh doanh và những bài học thành công của doanh nghiệp? Vì sao?
Trả lời:
- Ý kiến của học sinh A: không đồng tình. Vì ngoài việc học, học sinh có thể tham gia sản xuất kinh doanh phù hợp với lứa tuổi của mình để phát triển bản thân và tham gia đóng góp kinh tế cùng với gia đình.
- Ý kiến của học sinh B: đồng tình. Vì ngoài việc học, bạn B vẫn có thể sắp xếp để đi làm thêm tại quán cà phê để trải nghiệm và rèn luyện các kỹ năng xã hội.
- Ý kiến của học sinh C: không đồng tình. Vì đôi khi có ý tưởng kinh doanh của bản thân là tốt nhưng cũng phải học hỏi những bài học thành công, thất bại của người khác để học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh thành công và tránh vấp phải những sai lầm của những người khác đã từng thất bại. Từ đó giúp chúng ta kinh doanh một cách hiệu quả và an toàn, để dẫn đến thành công nhanh hơn.
- Ý kiến của học sinh D: đồng tình. Vì thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào việc người khởi nghiệp tìm hiểu kĩ nhu cầu thị trường, học hỏi bài học thành công, thất bại của những người đi trước, giúp người khởi nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả và an toàn.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Vận dụng 1 trang 39 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy tìm hiểu và báo cáo nhanh quy trình tổ chức, hoạt động của một doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động ở nơi em sinh sống theo gợi ý sau:
- Mục tiêu, quy trình thành lập, tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.
- Phân tích bài học thành công và thất bại trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Trả lời:
(*) Bài tham khảo: Doanh nghiệp nông sản sạch Minh Trí
- Mục tiêu:
+ Cung cấp ra thị trường nông sản sạch đóng gói tại các cửa hàng, siêu thị tại địa phương.
+ Tạo công ăn việc làm cho hơn 50 lao động địa phương.
+ Hàng năm, thu hồi vốn khoảng 5 tỉ đồng.
- Quy trình thành lập:
+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị các yếu tố đầu vào (hồ sơ pháp lí, vốn, cơ sở vật chất, nguồn lực,…)
+ Giai đoạn 2: Tiến hành sản xuất các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã đăng kí.
+ Giai đoạn 3: Giải quyết đầu ra cho sản xuất. Doanh nghiệp đi vào hoạt động và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, đưa hàng hóa lưu thông vào thị trường để sinh ra lợi nhuận.
- Quy trình tổ chức, hoạt động:
+ Bước 1 - Chuẩn bị yếu tố đầu vào: Chuẩn bị, mua sắm các yếu tố đầu vào phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Các yếu tố đầu vào bao gồm nhà xưởng, văn phòng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, lao động,…
+ Bước 2 - Tiến hành sản xuất: Doanh nghiệp nhập nguyên liệu nông sản sạch để tiến hành chế biến bằng công nghệ hiện đại thành nhiều loại sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
+ Bước 3 - Bán hàng và thu hồi vốn: Trên cơ sở kế hoạch bán hàng đã được xây dựng, tìm hiểu thị trường kĩ càng và đẩy mạnh tiếp thị, doanh nghiệp Minh Trí đã trở thành một đối tác đáng tin cậy trên thị trường, có một lượng khách hàng đông đảo.
Sau một năm kể từ khi đăng kí thành lập, doanh nghiệp của anh A đã có quy trình sản xuất tương đối ổn định, tiếp tục sử dụng nguồn tiền thu được từ bán hàng sau khi đã trả những công nợ phải trả và thu hồi những công nợ phải thu kết hợp với nguồn vốn tích lũy để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Bài học thành công, thất bại:
+ Phải biết tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương.
+ Khi thất bại không được nản chí.
+ Mạnh dạn đầu tư để học hỏi mô hình mới.
+ Luôn giữ trong mình tinh thần yêu nghề, sự cần mẫn và quyết tâm cao.
Vận dụng 2 trang 39 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy vận dụng kiến thức bài học để lập quy trình tổ chức, hoạt động của một doanh nghiệp nhỏ cho ý tưởng kinh doanh của em.
Trả lời:
(*) Gợi ý ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ của em.
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: quần áo trẻ em
- Dự kiến quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.
+ Bước 1: Chuẩn bị yếu tố đầu vào
+ Bước 2: Tiến hành sản xuất
+ Bước 3: Bán hàng và thu hồi vốn
Vận dụng 3 trang 39 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy sưu tầm những châm ngôn truyền động lực của các doanh nhân thành đạt cũng như những bài học thành công, thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong, ngoài nước.
Trả lời:
- "Nếu bạn không điều hành được công việc kinh doanh của mình, bạn sẽ bị chính nó điều khiển"
B.C Forbes
- "Phải mất 20 năm để xây dựng danh tiếng nhưng chỉ cần năm phút để hủy hoại nó. Nếu bạn nghĩ đến điều đó, bạn sẽ hành xử khác."
Warren Buffett
- "Tôi không thất bại. Tôi chỉ vừa tìm ra 10.000 cách để nó không hoạt động."
Thomas A.Edison
- "Ca tụng thành công là điều tốt, nhưng lưu tâm thất bại mới là điều quan trọng hơn."
Bill Gates
- "Nếu bạn tạo nên một trải nghiệm tuyệt vời, khách hàng sẽ kể với nhau về điều đó. Truyền miệng là sức mạnh."
Jeff Bezos
- "Chi phí phải trả cho sự sai lầm ít hơn so với việc không làm gì cả."
Seth Godin