Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Khái quát chung về mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Khái quát chung về mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ
Mở đầu trang 26 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy quan sát các tranh sau và thực hiện yêu cầu.
- Liệt kê các hoạt động sản xuất kinh doanh được mô tả trong tranh.
- Kể thêm một số lĩnh vực kinh doanh khác mà em biết.
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Các hoạt động sản xuất kinh doanh được mô tả trong tranh:
1) Làm đồ thủ công mỹ nghệ: đan giỏ
2) Sản xuất nông nghiệp: trồng rau trong nhà kính
3) Mua bán quần áo
4) Mua bán thiết bị điện tử.
- Yêu cầu số 2: Một số lĩnh vực kinh doanh khác mà em biết:
+ Sản xuất, chế biến thủy sản
+ Dịch vụ khách sạn, nhà hàng
+ Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
A - CÂU HỎI PHẦN KHÁM PHÁ
1. Doanh nghiệp nhỏ
Câu hỏi trang 26 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi:
- Công ti A có phải là doanh nghiệp nhỏ không? Căn cứ nào để xác định Công ti A là doanh nghiệp nhỏ?
- Theo em, doanh nghiệp nhỏ là gì?
Trả lời:
* Yêu cầu số 1:
- Công ti A là một doanh nghiệp nhỏ
- Dựa trên căn cứ sau:
+ Công ti A đã đăng kí giấy phép kinh doanh để thành lập công ti kinh doanh nhà hàng.
+ Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm: 40 người
+ Tổng nguồn vốn: 5 tỉ đồng
* Yêu cầu số 2: Theo em, doanh nghiệp nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành và đảm bảo các tiêu chí về lĩnh vực kinh doanh, số lượng người lao động, tổng doanh thu và nguồn vốn của doanh nghiệp.
2. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
Câu hỏi trang 26 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Trả lời:
* Trả lời câu hỏi trường hợp 1, 2
- Trường hợp 1:
+ Lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc.
+ Thuận lợi: Linh hoạt cập nhật thị hiếu người tiêu dùng, đẩy mạnh chăm sóc khách hàng, tối đa hóa nguồn lực như nhân sự, tài chính, nguyên vật liệu, tổ chức và quản lí những vấn đề phát sinh nhanh chóng, hiệu quả.
- Trường hợp 2:
+ Lĩnh vực sản xuất kinh doanh nuôi trồng thủy hải sản
+ Thuận lợi: Chính sách vay vốn của nhà nước áp dụng cho các tình vùng sâu, vùng xa, quy mô nhỏ nên rất linh động trong việc thay đổi, nâng cấp mô hình sản xuất kinh doanh.
* Trả lời câu hỏi trường hợp 3, 4
+ Trường hợp 3: Khó khăn mà doanh nghiệp của ông P gặp phải là: Quy mô nhỏ, vốn ít, chưa có nhiều chi phí để đầu tư nghiên cứu và đào tạo nhân lực; việc vay vốn khó khăn.
+ Trường hợp 4: Công ty của bà M gặp phải khó khăn về nhân sự trong việc quản lí và vận hành các trang thiết bị chế biến, đóng gói và cấp đông.
3. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ
Câu hỏi trang 28 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi: Các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thuộc lĩnh vực kinh doanh nào? (Gợi ý: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,…)
Trả lời:
- Hình 1) Sản xuất nông nghiệp
- Hình 2) Nuôi trồng thủy hải sản
- Hình 3) Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
- Hình 4) Sản xuất công nghiệp
- Hình 5) Thương mại
- Hình 6) Thương mại
4. Mục tiêu và nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ cụ thể
Câu hỏi trang 29 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi:
- Mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp anh K là gì?
- Các nhân tố bên trong và bên ngoài nào có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp K? Nêu ví dụ minh họa cho sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đối với một doanh nghiệp thực tế mà em biết.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Mục tiêu: Lợi nhuận phải đi cùng chất lượng sản phẩm tốt, không chạy theo lợi nhuận trước mắt.
Yêu cầu số 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp K:
- Nhân tố bên trong:
+ Đội ngũ nhân viên giỏi và tâm huyết.
+ Anh K bỏ thêm vốn làm thêm các chương trình quảng cáo, dùng thử sản phẩm, phân biệt hàng thật hàng giả, nâng cao dịch vụ khách hàng.
- Nhân tố bên ngoài:
+ Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất
+ Hoạch định chiến lược cho sản phẩm, thương hiệu.
B - CÂU HỎI PHẦN LUYỆN TẬP
Luyện tập 1 trang 31 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi:
- Công ti AB có phải là doanh nghiệp nhỏ không? Vì sao?
- Công ti AB có những thuận lợi và khó khăn gì?
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Công ti AB là doanh nghiệp nhỏ vì:
+ Có quy mô nhân sự: 80 người
+ Tổng doanh thu năm: 35 tỉ
- Yêu cầu số 2:
+ Thuận lợi: Do có cơ cấu tổ chức đơn giản nên tổ chức, quản lí nhân sự dễ dàng.
+ Khó khăn: Khó khăn về nguồn vốn cho việc đầu tư dây chuyền máy móc và mua nguyên vật liệu, mở rộng quy mô kinh doanh. Khó khăn về vay vốn.
Luyện tập 2 trang 31 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy xác định lĩnh vực kinh doanh thích hợp trong các trường hợp dưới đây.
Trả lời:
- Trường hợp 1: nhà hàng
- Trường hợp 2: nhà máy xay bột, ngũ cốc…
- Trường hợp 3: xây dựng nhà yến.
- Trường hợp 4: mở trang web, phần mềm bán hàng, kinh doanh thương mại điện tử.
Luyện tập 3 trang 32 Chuyên đề KTPL 10: Em đồng tình với quan điểm của nhân vật nào trong tình huống sau? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng tình với quan điểm của N khi cho rằng doanh nghiệp nhỏ hay lớn thì lợi nhuận phải đi cùng với chất lượng sản phẩm, uy tín doanh nghiệp. Bởi một doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải có lợi nhuận, nhưng để lợi nhuận được lâu dài thì phải đi đối với chất lượng của sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. Nếu như chỉ nhìn vào cái lợi nhuận trước mắt thì doanh nghiệp đó rất dễ đánh mất mình, dần dần đánh mất lòng tin của khách hàng và có nguy cơ phá sản.
Luyện tập 4 trang 32 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy thảo luận cùng bạn và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành của doanh nghiệp trong trường hợp sau:
Trả lời:
- Nhân tố bên ngoài:
+ Có nhiều kì quan, thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ mang đậm bản sắc dân tộc;
+ Yếu tố thời tiết, dịch bệnh;
+ Sự khác biệt văn hóa vùng miền;
+ Chính sách của nhà nước, công nghệ hóa du lịch,…
- Nhân tố bên trong:
+ Chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên;
+ Nội dung du lịch;
+ Nguồn vốn,…
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Vận dụng 1 trang 32 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy lựa chọn một mô hình doanh nghiệp nhỏ trong tương lai mà em yêu thích và dự đoán những thuận lợi và khó khăn khi lựa chọn mô hình doanh nghiệp đó.
Trả lời:
* Lựa chọn: Mô hình kinh doanh thương mại mua sắm qua mạng.
* Phân tích: thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi:
+ Nhu cầu thị trường dồi dào
+ Không có giới hạn về địa lý, điều này là do mạng lưới toàn cầu nên doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ở bất cứ đâu.
+ Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ khá phổ biến
+ Có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển thương mại điện tử của Nhà nước
- Khó khăn:
+ Sự cạnh tranh cao hơn nhiều vì bất kỳ ai cũng có thể khởi chạy loại hình này của doanh nghiệp.
+ Khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách của Nhà nước do lĩnh vực thương mại điện tử thay đổi liên tục.
+ Doanh nghiệp khó tạo được uy tín và niềm tin tuyệt đối đối với người tiêu dùng
Vận dụng 2 trang 32 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy viết cảm nhận về một tấm gương khởi nghiệp thành công mà em biết.
Trả lời:
(*) Bài tham khảo:
Một tấm gương sinh viên khởi nghiệp thành công là anh Nguyễn Duy Thắng (Sinh năm 1984, Hà Nội). Anh xuất thân trong 1 gia đình nông dân nghèo. Gia đình anh khó khăn đến mức anh phải đến trường cùng giấy nháp từ lá chuối, và bút từ lõi bút bi và vỏ tre.
Cũng vì hoàn cảnh khó khăn, Nguyễn Duy Thắng phải từ bỏ việc học dù đã 3 lần đỗ Đại học. Tuy vậy, nhờ nghị lực vượt khó, anh vẫn cố gắng đi làm thêm để kiếm tiền theo học ngôi trường mơ ước. Anh tốt nghiệp với tấm bằng Xuất sắc ngành Mỹ thuật tại trường Đại học mở Hà Nội và thậm chí được nhà trường đề nghị làm giảng viên.
Trái với kỳ vọng từ mọi người, anh lại quyết định từ chối giảng đường để khởi nghiệp với bút tre nghệ thuật. Từ Thanh Hoá, Nghệ An đến Bình Thuận, Vũng Tàu,… nơi đâu anh cũng từng đặt chân qua để giới thiệu sản phẩm của mình. Chính sự kiên trì là yếu tố giúp chàng sinh viên khởi nghiệp thành công. Đến 2012, anh trở về quê và gây dựng sự nghiệp. Ban đầu, số công nhân ở xưởng chỉ có 5 người. Anh hướng dẫn từng người một, để có thể sản xuất số lượng lớn và cung cấp cho các cửa hàng khắp cả nước mà anh đã liên hệ.
Đến nay, nhân sự của Thắng đã gần 20 người, là đối tác của hơn 200 cửa hàng khác nhau. Năm 2014, anh đã thành lập công ty TNHH Thương mại Dinet, đạt doanh thu hàng năm lên gần 1 tỷ đồng. Anh chính là tấm gương tiêu biểu cho sinh viên khởi nghiệp thành công mà ta nên học hỏi!
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo