Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Hôn nhân

2.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Hôn nhân sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Hôn nhân

Mở đầu trang 12 Chuyên đề KTPL 10Em hãy quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hôn nhân (ảnh 1)

- Sau khi đăng kí kết hôn, mối quan hệ giữa anh A và chị B được gọi là gì?

- Vì sao anh A và chị B phải đăng kí kết hôn?

Trả lời:

- Sau khi đăng kí kết hôn, mối quan hệ giữa anh A và chị B được gọi là vợ chồng.

- Anh A và chị B phải đăng kí kết hôn vì đăng kí kết hôn chính là cơ sở pháp lý để pháp luật có thể bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho anh A và chị B.

A - CÂU HỎI PHẦN KHÁM PHÁ

1. Khái niệm hôn nhân

Câu hỏi trang 12 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Thông tin. Sau thời gian yêu nhau, Ngọc Bảo và Lệ Thu đã quyết định tiến tới hôn nhân. Họ đăng kí kết hôn và tổ chức đám cưới trong trong sự ủng hộ từ phía hai bên gia đình. Một ngày đầu tháng 3, thôn Đông Dương tại miền quê Ứng Hoà (Hà Nội) rộn ràng với đám cưới của cặp đôi, Diện bộ vest sáng màu, Ngọc Bảo nở nụ cười tươi rói khi liên tục được khen trong bảnh bao hơn ngày thường. Khoảnh khắc Bảo và Thu dắt tay nhau vào lễ đường với những bước đi tập tễnh khiến người thân, láng giềng đều không kìm nổi nước mắt. Có lẽ họ chưa bao giờ chứng kiến một đám cưới đặc biệt đến vậy, khi cả cô dâu và chú rể đều mang chân giả. Đâu đó trong đám đông có người quay sang nói với nhau: “Cuộc sống quả thật vẫn luôn có phép màu”.

(Theo Báo Tiền Phong)

Câu hỏi:

- Nêu kết quả của tình yêu chân chính giữa Ngọc Bảo và Lệ Thu.

- Cho biết thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng giữa Ngọc Bảo và Lệ Thu.

- Chia sẻ quan điểm của em về hôn nhân.

Trả lời:

- Yêu cầu số 1: Kết quả: Ngọc Bảo và Lệ Thu quyết định đi đến hôn nhân sau thời gian yêu nhau. Họ đăng kí kết hôn và tổ chức đám cưới trong sự ủng hộ từ phía hai bên gia đình.

- Yêu cầu số 2: Thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng giữa Ngọc Bảo và Lệ Thu: Sau khi đăng kí kết hôn.

Yêu cầu số 3: Quan điểm của em về hôn nhân: Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng.

Câu hỏi trang 12 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Trường hợp 1. Sùng Thị H và Vàng A M yêu nhau khi còn đang học lớp 9. Lên lớp 10, cả hai đã tổ chức đám cưới nhưng không đăng kí kết hôn. Vàng A M tiếp tục đi học còn Sùng Thị H không đi học, ở nhà làm nương rẫy. Bố mẹ hai bên có cho một mảnh vườn trồng ngô và giúp dựng nhà cho ở riêng.

Trường hợp 2. Anh T và chị K là bạn học cùng lớp từ hối trung học. Hiện anh T đang định cư tại Canada. Trong một lần về Việt Nam, chị K nói nguyện vọng muốn sang Canada định cư và nhờ anh T giúp đỡ. Anh T đồng ý kết hôn với chị K để đủ điều kiện nhập quốc tịch và sẽ li hôn khi chị K đã nhập xong quốc tịch.

Câu hỏi:

- Cho biết các trường hợp trên có phải hôn nhân hợp pháp không. Giải thích vì sao.

- Nêu những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn khác mà em biết.

Trả lời:

- Yêu cầu số 1:

+ Trường hợp 1 là quan hệ hôn nhân không hợp pháp vì cả hai kết hôn khi M chưa đủ 20 tuổi và H chưa đủ 18 tuổi.

+ Trường hợp 2 là quan hệ hôn nhân không hợp pháp vì việc kết hôn của anh T và chị K thuộc một trong các hành vi mà pháp luật cấm đó là kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.

Yêu cầu số 2: Những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn khác mà em biết.

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

+ Kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Câu hỏi trang 13 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

(Trích khoản 1, Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014)

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hôn nhân (ảnh 1)

Em hiểu thế nào là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ? Cho ví dụ

Trả lời:

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được hiểu là mỗi bên nam nữ được tự mình quyết định việc kết hôn. Mọi hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối để kết hôn, cản trở việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ đều bị coi là vi phạm pháp luật. Khi vợ chồng đang chung sống hòa thuận, hạnh phúc thì không ai có thể buộc họ ly hôn.

- Ví dụ: Anh A và chị B sau hai năm tìm hiểu nhau thì đã quyết định đăng kí kết hôn trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương và đại diện hai bên gia đình.

Câu hỏi trang 13 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp. Cặp vợ chồng bà Cao Diễm T và ông Vũ Học H đã vượt qua mốc kỉ niệm đám cưới ngọc bích (55 năm). Tính đến bây giờ, ông bà đã sống với nhau hơn 57 năm. Về chung nhà từ năm 1964, phương châm muốn hôn nhân bền lâu của ông bà là cần phải biết “chín bỏ làm mười". Khi về chung một nhà, đôi vợ chồng cùng thống nhất quan điểm “Sống đơn giản, không cầu kì, giả tạo và nhất định phải tôn trọng nhau". Hai người cùng chia sẻ công việc nhà và thẳng thắn nói chuyện nghiêm túc, phân tích đúng sai để hiểu nhau hơn.

(Theo Báo Lao động, ngày 19/8/2021)

Câu hỏi: Hôn nhân của 2 nhân vật trong trường hợp trên có gì đặc biệt? Để hôn nhân bền chặt, 2 nhân vật đã làm như thế nào?

Trả lời:

- Sự đặc biệt trong hôn nhân của hai nhân vật trong trường hợp trên đó là họ đã sống với nhau được 57 năm và trong hôn nhân họ đề ra và xây dựng cho mình những phương châm và cùng thống nhất những quan điểm trong hôn nhân.

- Để hôn nhân bền chặt thì họ đã xây dựng cho mình phương châm và quan điểm.

+ Họ xây dựng phương châm muốn hôn nhân bền lâu đó là “chín bỏ làm mười”.

+ Khi về chung một nhà, họ cùng thống nhất quan điểm “sống đơn giản, không cầu kì, giả tạo và nhất định phải tôn trọng nhau”.

+ Hai người cùng chia sẻ công việc nhà và thẳng thắn nói chuyện nghiêm túc, phân tích đúng sai để hiểu nhau hơn.

B - CÂU HỎI PHẦN LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 trang 14 Chuyên đề KTPL 10Em hãy trao đổi cùng bạn và cho biết em ủng hộ hay phản đối quan niệm nào về hôn nhân trong các quan niệm sau. Giải thích vì sao.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hôn nhân (ảnh 1)

Trả lời:

- Ý kiến số 1: Em đồng ý với ý kiến trên vì tình yêu chân chính chính là một điều kiện cần của hôn nhân. Nếu không có tình yêu chân chính thì hôn nhân rất dễ đổ vỡ và không hạnh phúc.

- Ý kiến số 2: Em đồng ý với ý kiến trên vì hôn nhân chính là kết quả của tình yêu, khi hai người thật lòng yêu nhau, họ đăng kí kết hôn và tổ chức lễ cưới theo quy định của pháp luật. Từ đó họ được pháp luật công nhận là vợ chồng.

- Ý kiến số 3: Em đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật nước ta công nhận hôn nhân là một hình thức của mối quan hệ lứa đôi.

- Ý kiến số 4: Em không đồng ý với ý kiến trên vì hôn nhân chính là kết quả của tình yêu lứa đôi, nó giúp hai người được xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau. Mồ chôn chỉ là kết quả không đáng có khi mà hai người lấy nhau mà không có tình yêu.

- Ý kiến số 5: Em không đồng ý với ý kiến trên vì kết quả của tình yêu chính là đi đến hôn nhân. Hôn nhân chính là cơ sở để hai người xác lập quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

- Ý kiến số 6: Em đồng ý với ý kiến trên vì hôn nhân là mối quan hệ giữa hai người vợ và chồng. Trong mối quan hệ đó, cả người chồng và người vợ phải biết nhường nhịn, hòa hợp và cùng nhau phát triển.

Luyện tập 2 trang 15 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy cho biết quan điểm của bản thân về các ý kiến sau:

a. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn.

b. Nữ từ 18 tuổi trở lên, nam từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn.

c. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi tổ chức đám cưới.

d. Không được kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

đ. Người đang có vợ chung sống như vợ chồng với người khác.

e. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.

Trả lời:

- Ý kiến a) Em đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật nước ta nghiêm cấm không được kết hôn với người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Ý kiến b) Em đồng ý với ý kiến trên vì theo quy định của pháp luật nước ta, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, nam từ đủ 20 tuổi trở lên sẽ được kết hôn.

- Ý kiến c) Em không đồng ý với ý kiến trên vì hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đăng kí kết hôn tại địa phương.

- Ý kiến d) Em đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật nước ta cấm không được kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

- Ý kiến đ) Em không đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống giữa những người đang có vợ, chồng với người khác.

- Ý kiến e) Em đồng ý với ý kiến trên vì kết hôn chính là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.

Luyện tập 3 trang 15 Chuyên đề KTPL 10Em hãy trình bày và nhận xét của bản thân về các nhận định sau:

a. Hôn nhân ở Việt Nam thường theo chế độ mẫu hệ, nghĩa là người vợ sẽ có quyền lực và sự ảnh hưởng trong gia đình hơn người chồng.

b. Chế độ hôn nhân ở Việt Nam còn đảm bảo quyền li hôn khi cuộc hôn nhân đó không còn tình yêu.

c. Một trong những mục tiêu quan trọng của chế độ hôn nhân Việt Nam là duy trì sự kết nối giữa các thế hệ. Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

d. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam nên thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới.

Trả lời:

- Nhận định a) Em không đồng tình với nhận định này vì hôn nhân hiện nay ở Việt Nam đang dần theo chế độ nam nữ bình đẳng, người chồng và người vợ đều có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn nhiều gia đình mà người vợ có ít tiếng nói và ảnh hưởng hơn người chồng.

- Nhận định b) Em đồng tình với nhận định này vì chế độ hôn nhân ở Việt Nam ngày nay đang thực hiện đảm bảo quyền kết hôn và li hôn, hai người được pháp luật cho phép thực hiện quyền li hôn khi cuộc hôn nhân đó không còn tình yêu.

- Nhận định c) Em đồng tình với nhận định trên vì ngày nay các gia đình ở Việt Nam hiện đang sống trong gia đình nhiều thế hệ. Hôn nhân không chỉ là mối quan hệ giữa vợ và chồng mà còn là mối quan hệ giữa những thành viên khác. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chế độ hôn nhân ở Việt Nam là duy trì sự kết nối các thế hệ. Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

- Nhận định d) Em đồng tình với nhận định này vì hiện nay Nhà nước ta đã công nhận giới tính thứ ba, nên việc công nhận hôn nhân giữa những người đồng giới chính là đảm bảo sự công bằng của Nhà nước đối với họ. Hơn nữa, nó giúp những người đồng giới được tự do thực hiện quyền của mình trong hôn nhân.

Luyện tập 4 trang 15 Chuyên đề KTPL 10Em hãy xác định các cặp đôi trong tình huống sau có được phép kết hôn không. Vì sao?

Trường hợp 1. Ông V và bà A là vợ chồng hợp pháp với nhau hơn 10 năm. Tuy nhiên, gia đình ông không hạnh phúc. Ông V gặp được cô K, là nhân viên mới trong công ti. Cách nói chuyện ngọt ngào và tình cảm của cô K khiến ông V say đắm. Được khoảng 1 năm, ông quyết định cưới cô K làm vợ. Cô K đồng ý vì nghĩ mình đã tìm được hạnh phúc, dù cô biết rằng ông đã có vợ.

Trường hợp 2. H và T yêu nhau hơn 10 năm. Một ngày nọ, H quyết định cầu hôn T. T đồng ý trong hạnh phúc. Tuy nhiên, trước ngày đăng kí kết hôn, H bị tai nạn giao thông, chấn thương nghiêm trọng. Bác sĩ chẩn đoán H sẽ mất vĩnh viễn chức năng nhận thức và điều chỉnh hành vi, T đau khổ, tuyệt vọng. Dù vậy, Cô vẫn một lòng yêu H, cô quyết định đăng kí kết hôn với H để hoàn thành tâm nguyện và chăm sóc anh cả đời.

Trường hợp 3. S và M là bạn học của nhau từ nhỏ. Khi trưởng thành, cả hai cùng làm chung Công ti. S nhận ra mình đã thầm yêu M không biết từ bao giờ. S ngỏ lời và M cũng đồng ý. Sau một thời gian yêu nhau, cả hai quyết định kết hôn. Tuy nhiên, khi dẫn M về ra mắt gia đình, bố của S nhất quyết không đồng ý vì tuổi của hai người xung khắc với nhau, kinh tế gia đình hai bên cũng không tương xứng.

Trả lời:

- Trường hợp 1: Ông V và cô K không được phép kết hôn vì pháp luật nước ta nghiêm cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng đối với những người đang có vợ.

- Trường hợp 2: H và T không được phép kết hôn vì anh H bị tai nạn và đã mất vĩnh viễn chức năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình. Pháp luật nước ta nghiêm cấm kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Trường hợp 3: S và M được phép kết hôn vì hai người có đủ điều kiện để đăng kí kết hôn với nhau.

CÂU HỎI VẬN DỤNG

Vận dụng trang 16 Chuyên đề KTPL 10Em hãy thiết kế một áp phích tuyên truyền các quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đặc điểm của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hôn nhân (ảnh 1)

Tranh 1 - Quy định pháp luật về điều kiện kết hôn

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề KTPL 10Em hãy xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm thể hiện sự tiến bộ trong pháp luật về hôn nhân của Việt Nam.

Trả lời:

Tên tiểu phẩm: Tảo hôn

* Giới thiệu nhân vật:

- Người dẫn chuyện

- Anh Rong (40 tuổi, bố của Sung)

- Bạn Sung (nam, 16 tuổi)

- Anh Dính (42 tuổi, bố Mót).

- Chị Xeng (mẹ Mót)

- Bạn Mót (nữ, 15 tuổi).

- Bác sĩ

- Đồng chí Quân – công an

NỘI DUNG TIỂU PHẨM: TẢO HÔN

Cảnh 1: Tại nhà anh Rong

Người dẫn chuyện (đọc):

Một làng quê nghèo nằm sâu sau những quả đồi; con đường đất quanh co uốn cong theo sườn núi chạy quanh làng, lác đác trên đường là những con ngựa gầy guộc thồ trên lưng những thùng hàng, ven sườn núi đàn dê, bò đang lang thang gặm cỏ, xa xa là những cột điện, dưới các làn dây điện hạ áp thưa thớt những ngôi nhà cấp bốn, mái lợp bằng fibro xi măng, phong cảnh một vùng quê nghèo khó.

Tại một con đường làng, một nhóm những đứa trẻ con trai chơi đánh bài, một nhóm nữ chơi trò nhảy dây, một nhóm lớn hơn thì chúi đầu vào chiếc điện thoại tàu như đang xem phim hay chơi game gì đó… Một làng quê tuy nghèo, nhưng không khí hiện đại của công nghệ Internet và điện thoại không dây dường như không xa lạ gì với những đứa trẻ này.

Anh Rong trạc gần 40 tuổi là bố của Sung với vẻ mặt tức giận từ xa chạy đến nhóm trẻ đang chúi đầu vào chiếc điện thoại, ông quát to gọi Sung về.

Sung đang chơi cùng nhóm bạn, mắt đang dán vào chiếc điện thoại cầm tay. Nghe tiếng bố gọi, Sung ngơ ngác không biết chuyện gì, nhưng khi nhìn bố vẻ mặt tức giận, Sung thấy sợ, cậu vội cầm chiếc điện thoại đút vào túi quần và vội chạy theo bố về nhà, nhóm bạn ngơ ngác không hiểu chuyện gì, chúng cười khúc khích rồi chơi tiếp.

Sung về nhà thấy mẹ đang ngồi cùng với bố mẹ của Mót và cả Mót nữa đang ngồi to nhỏ chuyện gì đấy có vẻ căng thẳng.

Sung nhìn Mót, rồi lại đưa mắt nhìn bố mẹ Mót, dường như cậu cũng đoán ra một phần câu chuyện, rồi bẽn lẽn đứng sau mẹ nhìn về phía Mót.

Anh Rong (bố Sung): Anh chị uống nước, rồi chuyện của hai đứa chúng ta từ từ xem xét và lo cho chúng.

Người dẫn chuyện (đọc): Bố Mót có vẻ tức giận, nhìn con gái rồi nhìn sang thằng Sung, ông lắc đầu rồi thở dài thườn thượt và nói:

Anh Dính (bố Mót): Nhà anh định giải quyết chuyện này thế nào, cái Mót nhà tôi năm nay mới 15 tuổi, nó đang còn đi học

(Rồi ông dừng lại, nhìn về phía con gái  rồi nhìn về phía bố mẹ Sung, nói tiếp)

Anh Dính (bố Mót): Mới đầu năm nó vừa mới khoe nó được học sinh tiên tiến, vậy mà…giờ nó sắp làm mẹ, con của nó cũng bằng tháng tuổi con của tôi trong bụng mẹ nó… tình cảnh gia đình tôi… nhà anh cũng biết rồi đấy, sau nó còn 5 đứa em và một đứa sắp đẻ.

(Nói đoạn ông dừng lại nhìn sang mẹ Mót quát vợ)

Anh Dính (bố Mót): con hư là tại mẹ.

(Mẹ Mót bà không nói gì chỉ biết thở dài rồi sụt sùi khóc. Còn Mót nghe bố quát mắng mẹ như vậy cô ôm mặt vừa khóc vừa nói với bố)

Mót: Con xin bố đừng có mắng mẹ con nữa, chuyện này là do con, con biết lỗi rồi. Con và anh Sung hai đứa thật lòng yêu nhau, mong bố và hai bác đừng cấm và hãy cho chúng con được về ở với nhau.

(Nói xong cô đi lại phía Sung, kéo Sung đứng ra giữa nhà, trước mặt hai bố mẹ đang ngồi ở bàn, Mót véo vào tay Sung. Sung đỏ mặt vẻ thẹn thùng kiểu trẻ con, cậu nhìn Mót rồi quay ra nhìn bố mẹ, Sung lắp bắp nói)

Sung (lí nhí):  Con muốn cưới Mót…, con … yêu Mót…

(Bố mẹ hai bên thấy hai đứa đứng trước mặt cầu xin được về ở bên nhau, hai ông bố nhìn nhau thở dài. Bố Sung chỉ tay vào Sung nói)

Anh Rong (bố Sung): Mày suốt ngày chỉ hú hí chơi điện tử và theo mấy thằng hư hỏng đi phá phách, không chí thú học hành, không chịu lên nương lên rẫy phụ mẹ mày, giờ mày làm hại đời con gái nhà người ta, mày lấy vợ  mày biết làm gì để nuôi vợ con, mày là đứa hư hỏng, tao báo công an cho mày đi ở tù.

(Nói đoạn anh tức giận đứng dậy đi về phía chiếc điện thoại, anh nhấc điện thoại lên định gọi điện cho ai đấy, nhưng rồi anh lại đặt điện thoại xuống, tức giận nói)

Anh Rong (bố Sung): Giời ạ, nhà này có ma rừng theo phá rồi.

(Mẹ Mót thấy câu chuyện căng thẳng, nhìn về phía bố mẹ Sung nói giọng khẩn cầu)

Chị Xeng (mẹ Mót): Con dại cái mang, mong anh chị thương dùm con gái tôi, giờ nó đã mang thai tháng thứ 5 rồi, không thể bỏ được.

(Nói đoạn chị dừng lại nhìn hai đứa, chị ứ nước mắt nói trong nghẹn ngào)

Chị Xeng (mẹ Mót): Tôi biết thằng Sung nó còn nhỏ chưa biết lo cho cuộc sống gia đình, nó còn ham chơi với bạn bè, đàn đúm điện tử, quậy phá…, nhưng chuyện đã thế này rồi, giờ mong anh chị đừng làm to chuyện lên, chúng ta cho phép chúng về ở với nhau, con gái tôi cũng còn nhỏ, mong anh chị thương và dậy dỗ dùm.

(Anh Rong ngồi suy nghĩ xong anh đứng dậy đi về phía Mót, anh xoa đầu con bé rồi nhìn về phía bố mẹ Mót, giọng an ủi)

Anh Rong (bố Sung): Bọn trẻ bây giờ khác chúng mình ngày xưa, giờ nó bắt mình theo ý nó chứ có giống ngày xưa cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đó. Chuyện đã thế này, theo ý tôi hai gia đình mình cũng làm mấy mâm coi như ra mắt họ hàng rồi cho chúng nó về ở với nhau, mà hơn hết là cái Mót sinh con ra có bố có mẹ. Anh chị thấy thế nào?

(Mẹ Mót nhìn con gái rồi quay lại phía Sung vẻ lo âu nói)

Chị Xeng (mẹ Mót): Tôi thấy hai đứa còn non quá, không biết khi có con rồi thằng Sung có tu chí làm ăn, bớt đàm đúm không, hay….

(Nói rồi chỉ bỏ lửng, chị nhìn con gái rồi thở dài nói).

Chị Xeng (mẹ Mót): Thôi, trăm sự nhờ anh chị chăm nom dậy bảo hai cháu. Chúng ta cứ thống nhất vậy…

Cảnh 2. Bốn tháng sau, tại ngôi nhà của Sung và Mót

Người dẫn chuyện (đọc): Tại ngôi nhà của Sung và Mót, ngôi nhà nhỏ được bố mẹ Sung dựng tạm ở góc vườn cho đôi vợ chồng mới cưới về ở. Sung và Mót bên mâm cơm trưa, mâm cơm không có gì ngoài đĩa ra rừng. Mót gắp cho chồng giọng âu yếm nói với chồng.

Mót: Chồng ăn đi, ăn xong chồng ở nhà trông con để vợ qua chợ mua ít đồ cho con.

Người dẫn chuyện (đọc): Sung vốn còn nhỏ tuổi chưa biết gì đến chuyện gia đình, từ hồi bố mẹ cho ra ở riêng Sung thấy trách nhiệm làm cha thật nặng nề, vừa phải lên rẫy làm nương vừa phải phụ vợ chăm con nên cậu dường như trông già và gầy đi nhiều, đã thế kinh tế lại khó khăn khiến cậu không còn sức chịu đựng, Sung sợ về nhà với vợ và rồi cậu lại theo lũ bạn trong bản suốt ngày chơi điện tử và đánh tổ tôm, nên nghe vợ nói ở nhà trông con Sung thật khó chịu.

Sung: Em ở nhà trông con, chiều tôi có việc rồi.

Người dẫn chuyện (đọc): Mót biết chồng dạo này suốt ngày đi chơi bê tha điện tử, bài bạc… Mót khuyên chồng nhẹ nhàng.

Mót: Anh đã làm bố rồi thì phải tu trí làm ăn, đừng ham mấy trò điện tử và tổ tôm, rượu chè nữa, nhà hết gạo rồi, mà sữa cho con đã hết mấy ngày nay rồi, không đi làm lấy gì nuôi con.

Người dẫn chuyện (đọc): Nghe vợ nói, Sung bỏ bát cơm đứng dậy leo lên giường nằm, hắn vừa nằm vừa chơi điện tử bằng điện thoại. Đang chơi thì chuông điện thoại reo, nó vội alo và rồi nó đứng dậy khoác chiếc áo lên người, hắn bảo với vợ

Sung:  Em ở nhà, tôi đi có việc.

Người dẫn chuyện (đọc): Nói xong hắn đi thẳng ra cổng, không cần để ý đến thái độ vợ thế nào, hắn léo lên chiếc xe máy của hai đứa bạn đang đứng chờ đầu ngõ rồi phóng đi. Thấy chồng bỏ đi, Bao nhiêu tức giận dồn nén bấy lâu ùa về, Mót khó chịu trong người nhìn đứa con trai mà nước mắt chảy dài. Mót hất tung mâm cơm đang ăn rồi cầm chiếc nồi cơm quăng ra cửa, không may chiếc nồi va vào cột nhà rồi đập mạnh vào giường nơi đứa con đang nằm ngủ, cú ném vô tình đã khiến đứa bé khóc thét lên rồi dẫy lên đành đạch. Nghe tiếng động và tiếng trẻ con khóc, bố mẹ Sung vội chạy sang. Mót thấy con khóc, chạy lại ôm con, Mót như phát điên khi thấy con khóc, cô la lên trong tiếng nấc không thành lời.

t:  Con ơi... Bố mẹ ơi cứu…cứu… con của con.

Người dẫn chuyện: Bố mẹ Sung thấy vậy cũng cuống hết lên, hàng xóm thấy có tiếng kêu cứu cũng nhác nhác chạy đến đầy nhà, Bác hàng xóm lớn tuổi thấy vậy liền bế đứa trẻ chạy nhanh đến bệnh viện, Mót khóc lóc chạy theo.

Cảnh 3: Tại bệnh viện tuyến huyện

Người dẫn chuyện: Đứa bé đang trong phòng cấp cứu, Mót và Sung trông tiều tụy ngồi ở ghế chờ, bên cạnh đó là bố mẹ Sung và bố mẹ Mót đang nóng ruột chờ tin của Bác sĩ. Thỉnh thoảng Sung lại đứng lên ngó vào phòng cấp cứu để mong tin bác sĩ, nó đi lại và rồi ngó vào phòng cấp cứu để mong có tin lành của con từ bác sĩ, nó ngó vào và rồi thất vọng vì không thấy bác sĩ đi ra, nó đi lại nhìn vợ nó vẻ thông cảm và dường như nó nhận ra điều gì, nó ôm vợ nó, vợ nó khóc lên thút thít. Cánh cửa phòng cấp cứu mở ra, Sung và Mót đi nhanh về phía bác sĩ, nhìn thấy vợ chồng trẻ bác sĩ cười nhẹ nhàng nói.

Bác sĩ:  Cô cậu là bố mẹ của cháu đang cấp cứu ở trong phải không?

(Mót gật đầu, hai mắt đỏ hoe vì khóc. Bác sĩ lắc đầu nói)

Bác sĩ : Trẻ thế này mà đã có con à. Cháu qua cơn nguy kịch rồi, gia đình sang phòng điều trị để chăm sóc cháu.

(Sung và Mót mừng lắm, hai đứa ôm nhau, rồi cả nhà đi về phòng điều trị chăm con)

Người dẫn chuyện: Tại phòng điều trị, Sung và Mót đứng bên cạnh con, Mót nhẹ nhàng âu yếm con, bố mẹ hai bên đứng bên cạnh quan sát vẻ mặt có vẻ vui vì đứa cháu của họ đã qua cơn nguy kịch. Nghe tiếng gõ cửa, anh Rong nhìn ra thấy một đồng chí cán bộ xã và một đồng chí công an đi vào, mọi ánh mắt hướng về hai đồng chí cán bộ tỏ vẻ ngạc nhiên. Đồng chí công an đi lại, quan sát một vòng rồi nói.

Đồng chí công an: Xin chào anh chị, chúng tôi có nhận được thông tin về vụ việc cháu bé 3 tháng tuổi của vợ chồng anh Sung chị Mót bị mẹ ném đồ vào người gây trọng thương, chúng tôi cũng đã hỏi thông tin từ bệnh viện và được biết cháu đã qua cơn nguy kịch, trước tiên chúng tôi xin chia vui cùng gia đình.

(Anh Rong đi lại phía đồng chí công an nói lời cảm ơn).

Anh Rong (bố Sung): Gia đình chúng tôi xin cảm ơn hai cán bộ đã quan tâm.

(Đồng chí công an đi về phía đứa trẻ, nhìn cháu bé đang bế trên tay Mót, đồng chí công an nhìn bố mẹ Sung và Mót nói)

Anh Quân (công an xã): Việc mẹ cháu gây cho cháu 3 tháng tuổi bị trọng thương, theo luật chúng tôi phải tạm giữ để điều tra, nhưng qua xác minh thông tin thì đây là chuyện không may, với lại cháu bé đang còn nhỏ cần có mẹ chăm sóc nên chúng tôi tạm thời gác lại, đợi cháu khỏe lên chúng tôi sẽ tiến hành điều tra sau.

(Đồng chí công an quan sát thấy vẻ mặt ngơ ngác của cả gia đình, đồng chí công an trịnh trọng đọc tiếp văn bản)

Anh Quân (công an xã): Qua nguồn thông tin đã xác minh từ UBND xã gửi lên thì việc kết hôn giữa anh Sung và chị Mót là vi phạm luật hôn nhân gia đình. Hôm nay chúng tôi đến đây để truyền đạt thông báo của UBND xã cho gia đình anh Rong và giấy mời của bên công an huyện đối với cháu Sung. Sáng ngày mai mời anh Rong lên UBND xã để nộp tiền phạt vì vi phạm luật hôn nhân gia đình trong cưới hỏi. Việc cưới hỏi cho hai cháu đã được UBND xã biết và cử người đến khuyên giải nhưng gia đình không hợp tác, nên UBND xã đã quyết định xử phạt hành chính đối với gia đình anh Rong theo quy đinh của pháp luật.  Còn với trường hợp cháu Sung mặc dù được cháu Mót đồng ý cho quan hệ dẫn đến có con khi chưa tròn 16 tuổi và hai gia đình đã làm đám cưới, tuy không có kiện cáo, nhưng theo quy định thì cháu Sung đã phạm tội giao cấu với trẻ em mặc dù đó là tự nguyện, đề nghị cháu Sung theo chúng tôi về trụ sở công an để tiến hành lấy lời khai.    

Người dẫn chuyện: Sung thấy đồng chí công an yêu cầu đưa mình về đồn, nó thấy sợ và trốn sau lưng mẹ. Đồng chí công an thấy tâm lý Sung và bố mẹ Sung có vẻ mất bình tĩnh và kích động, đồng chí công an động viên và giải thích.

Anh Quân: Thưa anh chị, việc kết hôn hay mọi trường hợp quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi, dù có sự đồng thuận, tự nguyện từ 2 phía thì vẫn là hành vi giao cấu với trẻ  em. Vì vậy, vụ án này là bài học chung cho tất cả mọi người, dù là “quan hệ tự nguyện” và đã có con với nhau nhưng khi người phụ nữ chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật thì cũng sẽ bị xử lý theo luật định.

(Anh Rong nhìn thấy Sung đang trốn sau lưng mẹ, anh đi lại phía con trai, anh vỗ vào vai rồi động viên nói)

Anh Rong: Con cũng đã làm bố rồi, can đảm lên con, dám làm thì phải dám chịu.

Người dẫn chuyện: Anh Rong dắt tay con đi về phía đồng chí công an, Sung mặt tái mét, vừa đi nó vừa ngoái đầu nhìn về phía mẹ nó như đang muốn cầu cứu, mẹ nó thì nước mắt ngắn nước mắt dài không nói nên lời. Sung đi theo chú công an, vừa đi nó vừa ngoái cổ nhìn lại phía Mót, nó như muốn nói điều gì với vợ nó. Còn Mót thì ngơ ngác nhìn chồng bị chú công an giải đi, nó nhìn chồng nó đi xa dần rồi nó cúi xuống nhìn đứa con đang nằm trên giường bệnh, nó nhìn xung quanh như cố tìm một cái cọc để bấu víu cho cuộc đời mình và đứa con bé bỏng. Và dường như nó cảm nhận được sự vất vả hơn ở tương lai, nó khóc và đôi mắt nó nhòe dần, tối dần giống như tương lai mịt mờ của hai mẹ con nó sắp tới.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá