Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tình yêu

3.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1: Tình yêu sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1: Tình yêu

Mở đầu trang 5 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy nghe bài hát Yêu là “tha thu” (Nhạc sĩ: Nguyễn Phúc Thiện) và cho biết:

- Tình yêu của chàng trai và cô gái trong bài hát đã trải qua những giai đoạn nào?

- Chàng trai và cô gái đã làm gì để vun đắp cho tình yêu của mình?

Trả lời:

Tình yêu của chàng trai và cô gái trong bài hát đã trải qua 3 giai đoạn:

+ Gặp gỡ nảy sinh cảm xúc

+ Yêu nhau

+ Rời xa

- Để vun đắp cho tình yêu của mình, chàng trai và cô gái đã cố gắng dãi bày tình cảm của mình và tha thứ cho đối phương.

A - CÂU HỎI PHẦN KHÁM PHÁ

1. Thế nào là tình yêu chân chính

Câu hỏi trang 5 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin. Ngọc Bảo sinh ra không may mắn khi mất đi chân trái do căn bệnh phù chân voi. Anh lớn lên trong sự mặc cảm của người khuyết tật và sống khép kín. Niềm vui của anh là trò chơi trượt patin, Rồi một ngày, Lệ Thu xuất hiện. Cô cũng khuyết một chân vì vụ tai nạn giao thông. Họ quen nhau trong cộng đồng mạng xã hội dành cho người khuyết tật. Với tính tình hiền hậu, khuôn mặt ưa nhìn, nụ cười tươi tắn, Lệ Thu đã khiến trái tim Ngọc Bảo rung động. Ngọc Bảo đã chủ động nhắn tin trò chuyện, chia sẻ những niềm vui, khó khăn trong cuộc sống. Ban đầu, Lệ Thu vẫn còn e ngại mặc dù cô khá ấn tượng về Ngọc Bảo bởi tài trượt patin bằng một chân. Lâu dần, chính sự đồng cảm, hoà hợp về tính cách đã giúp cả hai vượt qua những thử thách, những trở ngại về mặt địa lí, Chuyện tình cảm của Ngọc Bảo và Lệ Thu nhận được sự ủng hộ từ phía hai bên gia đình. Đó chính là động lực để cả hai vượt qua những lời gièm pha và hướng về phía trước.

(Theo Báo Tiền Phong)

Câu hỏi:

Tình yêu của Lệ Thu và Ngọc Bảo có gì đặc biệt? Tình yêu đó được biểu hiện như thế nào?

- Em có cảm nhận như thế nào về tình yêu của 2 nhân vật trong thông tin trên?

- Em quan niệm như thế nào về tình yêu?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Điểm đặc biệt trong tình yêu của Lệ Thu và Ngọc Bảo:

+ Lệ Thu và Ngọc Bảo có hoàn cảnh tương đồng nhau khi hai người đều bị khiếm khuyết mất một chân.

+ Hai bạn Lệ Thu và Ngọc Bảo đã dành cho nhau những tình cảm chân thành và cùng nhau vượt qua những lời gièm pha, khó khăn để hướng về phía trước.

- Biểu hiện của tình yêu của Lệ Thu và Ngọc Bảo:

+ Ngọc Bảo rung động trước tính tình hiền hậu, khuôn mặt ưa nhìn, nụ cười tươi tắn của Lệ Thu.

+ Ngọc Bảo chủ động nhắn tin trò chuyện, chia sẻ những niềm vui, khó khăn trong cuộc sống với Thu.

+ Sự đồng cảm, hòa hợp về tính cách đã giúp cả hai vượt qua những thử thách, những trở ngại về mặt địa lí.

Yêu cầu số 2: Cảm nhận của em về tình yêu của hai nhân vật trong thông tin trên: Lệ Thu và Ngọc Bảo đến với nhau bằng sự cảm thông, đồng cảm giữa hai cơ thể bị khiếm khuyết. Đó là một tình yêu chân thành, họ đến với nhau bằng sự tin tưởng, đồng cảm và thấu hiểu. Đó cũng chính là sức mạnh giúp họ vượt qua được những lời gièm pha và hướng về một tương lai tươi sáng phía trước.

Yêu cầu số 3: Quan niệm về tình yêu: Tình yêu là một loại tình cảm không vụ lợi, không có giới hạn hay không có điều kiện. Đó là khi bạn tin tưởng người khác bằng cả cuộc sống của mình và bạn sẽ sẵn sàng làm bất cứ việc gì cho họ.

Câu hỏi trang 6 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Trường hợp. Trong chuyến công tác lên Lai Châu, anh T gặp và làm quen chị S, một hướng dẫn viên du lịch người dân tộc thiểu số. Sau chuyến công tác, anh T trở về Thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn giữ liên lạc thường xuyên với chị S. Ở họ có nhiều điểm chung. Chị S đang làm mô hình du lịch cộng đồng; anh T là nhiếp ảnh gia, thích khám phá cảnh đẹp. Lâu dần, họ nảy sinh tình cảm và chính thức tìm hiểu nhau. Dù yêu xa, nhưng cả hai luôn dành cho nhau sự chân thành, tôn trọng và tin cậy. Sau hơn 2 năm yêu xa, cặp đôi quyết định về chung một nhà. Vượt qua khoảng cách địa lí và khác biệt về dân tộc, cuối cùng, anh T đã xin phép và được sự đồng ý của gia đình chuyển công tác ra Lai Châu. Cả hai tổ chức đám cưới trong sự chúc phúc của gia đình và bà con bản làng.

Câu hỏi:

- Nêu những biểu hiện trong tình yêu của 2 nhân vật trong trường hợp trên.

- Cho biết tình yêu của anh T và chị S có phải tình yêu chân chính không. Giải thích vì sao.

- Trình bày cách hiểu của em về tình yêu chân chính.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Biểu hiện trong tình yêu của 2 nhân vật trong trường hợp trên:

+ Họ nảy sinh tình cảm một cách tự nhiên và tìm hiểu nhau một cách chân thành.

+ Dù yêu xa nhưng cả hai luôn dành cho nhau sự chân thành, tôn trọng và tin cậy.

+ Hai năm yêu xa nhưng cả hai vẫn chung thủy với nhau và họ đã quyết định về chung một nhà.

Yêu cầu số 2:

+ Tình yêu của anh T và chị S là tình yêu chân chính.

+ Vì tình yêu của anh T và chị S có những biểu hiện của một tình yêu chân chính như: chân thành, tôn trọng, vị tha, chung thủy.

Yêu cầu số 3: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.

2. Một số điều cần tránh trong tình yêu

Câu hỏi trang 6 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc lá thư sau và thực hiện yêu cầu.

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Chuyên đề 1 (Kết nối tri thức): Tình yêu, hôn nhân và gia đình (ảnh 1)

Câu hỏi:

- Nêu những điều cần tránh trong tình yêu mà người mẹ nhắc nhở con gái trong lá thư trên.

- Cho biết suy nghĩ của em về những ý kiến của người mẹ trong lá thư.

- Nêu những điều cần tránh trong tình yêu ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Những điều cần tránh trong tình yêu mà người mẹ nhắc nhở con gái trong lá thư:

+ Không yêu theo phong trào.

+ Trong tình yêu không được đặt tiền bạc lên hàng đầu.

+ Không được đặt cái tôi của mình quá lớn, đừng đòi hỏi người yêu làm tất cả những gì mình muốn và coi người yêu như thứ mình sở hữu.

+ Cần có trách nhiệm trong tình yêu.

+ Không được quá bản năng, vội vã trong tình cảm.

+ Biết nói lời từ chối với các kiểu ứng xử trong tình huống mình khó kiềm chế khi gần gũi riêng tư.

Yêu cầu số 2: Suy nghĩ của em: Những ý kiến của người mẹ trong lá thư là những ý kiến rất hay và sâu sắc, thể hiện tâm tư của một người mẹ - một người đã từng trải dặn dò đứa con gái mới lớn của mình. Những ý kiến của người mẹ vừa thể hiện sự tôn trọng đối với tình cảm mới lớn của con gái nhưng cũng đồng thời khuyên con nên tỉnh táo và cẩn trọng một số chuyện trong tình yêu.

Yêu cầu số 3: Những điều cần tránh trong tình yêu ở lứa tuổi học sinh THPT:

+ Không ngộ nhận trong tình yêu

+ Không yêu vội vàng khi chưa tìm hiểu kĩ.

+ Không rõ ràng trong tình cảm.

+ Yêu nhiều người cùng lúc.

+ Quan hệ tình dục sớm.

B - CÂU HỎI PHẦN LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 trang 8 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy trao đổi cùng các bạn và cho biết quan điểm về các nhận định sau:

Dao A: Tình yêu chân chính là sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng… dành cho một người nào đó mà bạn yêu thương và mong muốn mang lại thật nhiều hạnh phúc cho cuộc sống của họ.

Dang D: Tình yêu sẽ không thể tồn tại nếu thiếu đi tình dục. Tình dục vừa là chất xúc tác, vừa là chất độc có thể “giết chết” một mối quan hệ. Hãy luôn cân nhắc về “con dao hai lưỡi” này trong tình yêu.

Xuan C: Tình yêu không bắt nguồn từ tiền bạc, nhưng tiền bạc nuôi dưỡng tình yêu. Nếu không đảm bảo về tài chính, tình yêu sẽ tan vỡ. Tình yêu ở thế kỉ XXI không thể chấp nhận tư tưởng “một túp lều tranh, hai quả tim vàng” nữa!

Huan D: Tình yêu có nghĩa là mạo hiểm cuộc sống cho bạn cho người mình yêu. Tình yêu là cho đi tất cả những gì bản thân đang có và không giữ lại cho mình bất cứ điều gì. Chân thành chính là gốc rễ để nuôi sống tình yêu, giúp tình yêu tồn tại bền vững.

Trả lời:

Quan điểm của Dao A rất đúng khi cho rằng tình yêu chân chính là sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng,…dành cho một người nào đó mà bạn yêu thương và mong muốn mang lại thật nhiều hạnh phúc cho cuộc sống của họ. Đó là một tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.

Quan điểm của Dang D chưa đúng vì nếu không có tình dục thì tình yêu vẫn có thể tồn tại nếu cả hai có sự đồng cảm, thấu hiểu, tôn trọng, vị tha và chung thủy với nhau.

Quan điểm của Xuan C chưa đúng vì tình yêu sẽ không thể tan vỡ nếu không có tiền bạc nuôi dưỡng. Thứ nuôi dưỡng một tình yêu bền chặt chính là sự thấu hiểu, đồng cảm, tin tưởng, vị tha và chung thủy của cả hai bên.

Quan điểm của Huan D rất đúng khi cho rằng chân thành chính là gốc rễ để nuôi sống tình yêu, giúp tình yêu tồn tại bền vững. Vì khi yêu là cho tất cả những gì của bản thân đang có và không giữ lại cho mình bất kì điều gì.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 2 trang 9 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc các trường hợp sau và xác định những biểu hiện của tình yêu chân chính.

Trường hợp 1. Khi chia sẻ về chuyện tình 4 năm của mình, V kể rằng, bí quyết giúp anh và T giữ được mối quan hệ bền chặt và hạnh phúc chính là sự thẳng thắn, không bao che cho khuyết điểm của nhau. Mỗi lần tranh cãi, cả hai đều thẳng thắn, thậm chí to tiếng, nhưng sau đó một bên im lặng trước để căng thẳng không leo thang. Mỗi bên. nhường nhau một ít. Tuy nhiên, khi người này làm sai, người kia sẽ phải chỉ ra lỗi và cả hai cùng tìm cách giải quyết. V và T luôn đồng hành cùng nhau trên mọi chặng đường sự nghiệp và cuộc sống. Dù làm khác nghế, nhưng họ luôn tâm sự, hỏi ý kiến nhau về quyết định của mình.

Trường hợp 2. C yêu đơn phương Y đã 5 năm. Đối với C, Y luôn là một người bạn thân đặc biệt để anh chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống. Còn với Y, cô luôn tìm thấy ở C sự đồng điệu và chấp nhận anh vô điều kiện, Y chưa bao giờ bỏ rơi C, luôn bên cạnh anh ngay cả khi anh phá sản, trắng tay. Những lúc ấy, C cảm thấy như đã tìm được người bạn đời của mình. C quyết tâm thổ lộ tình cảm của mình với Y. Và câu trả lời mà anh nhận được hơn cả mong đợi: “Y đợi câu nói này của C đã 5 năm rồi. Dù C có thất bại, Y luôn yêu và tin tưởng C. Hãy tiếp tục cùng nhau nhé!”.

Trả lời:

- Trường hợp 1: Biểu hiện của tình yêu chân chính:

+ Sự thẳng thắn, không bao che cho khuyết điểm của nhau.

+ Thẳng thắn khi mỗi lần tranh cãi.

+ Khi người này làm sai, người kia sẽ phải chỉ ra lỗi và cả hai cùng tìm cách giải quyết.

+ Đồng hành cùng nhau trên mọi chặng đường sự nghiệp và cuộc sống.

+ Luôn tâm sự, hỏi ý kiến nhau về quyết định của mình.

- Trường hợp 2: Biểu hiện của tình yêu chân chính:

+ Cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.

+ Luôn đồng hành cùng C trước mọi khó khăn của cuộc sống.

+ Y luôn chấp nhận C vô điều kiện.

Luyện tập 3 trang 9 Chuyên đề KTPL 10Em hãy chỉ ra những điều cần tránh trong tình yêu qua các trường hợp sau:

Trường hợp 1. D và bạn trai yêu nhau từ khi còn học trung học phổ thông. Khi học năm thứ hai đại học, dù được bạn trai yêu thương nhưng D vẫn quyết định chia tay để đến với người khác. D cho rằng mình xinh đẹp và học giỏi thì có nhiều sự lựa chọn, chàng trai nào có điều kiện kinh tế và lo được cho mình thì mình chọn.

Trường hợp 2. N là một cô gái xinh xắn, lại là lớp phó học tập hay giúp đỡ bạn bè cùng trường. N và M yêu nhau nhưng cả hai đều không dám hẹn hò hay công khai với bố mẹ, bạn bè. M tự nhủ: “Mình phải cố gắng để đậu vào ngôi trường đại học mà bạn gái cũng thích. Chắc chắn sẽ có nhiều điều kiện gần nhau hơn”. Dần dần, M nhận thấy khả năng của mình có hạn, khó có thể đậu vào trường đại học mong muốn. M rất lo lắng, căng thẳng, thường cáu gắt, học tập có phần sa sút. Trong một lần bực tức, M đã lớn tiếng và chia tay N vì sự tự ti của chính mình.

Trường hợp 3. Chia tay mối tình đầu được 1 năm nhưng H vẫn không quên được người yêu cũ. Trong chuyến đi dã ngoại, H tình cờ kết bạn với T qua ứng dụng mạng xã hội. Chỉ một vài cuộc trò chuyện ngắn ngủi, H cảm thấy T rất thân thuộc, thấu hiểu được cảm xúc của mình. T cũng có cảm tình với H, cô chia sẻ điều này và muốn hẹn gặp anh. Sau buổi gặp mặt, nhận thấy H là định mệnh của đời mình. Cô muốn thiết lập mối quan hệ lửa đối với H, H nửa đồng ý, nửa không. H sợ rằng khi bước vào mối quan hệ này, H sẽ làm khổ" vì anh vẫn còn rất nặng lòng với người yêu cũ.

Trả lời:

- Trường hợp 1: Biểu hiện cần tránh trong tình yêu là: yêu nhiều người cùng một lúc, không chung thủy.

- Trường hợp 2: Biểu hiện cần tránh trong tình yêu là: tự ti trong tình yêu

- Trường hợp 3: Biểu hiện cần tránh trong tình yêu là: yêu “vội”, yêu để khỏa lấp nỗi nhớ người yêu cũ.

Luyện tập 4 trang 10 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đóng vai xử lí tình huống sau:

Tình huống. Thấy Q ôm bạn trai trước cổng nhà sau khi đi xem phim buổi tối về, đợi Q vào, chị gái liền gọi đến phòng khách nhắc nhở:

- Em còn là học sinh. Chị nghĩ em không nên có hành động thân mật như vậy.

Q vùng vằng, tỏ vẻ khó chịu:

- Em cũng lớn rồi. Em biết mình làm gì là đúng mà chị.

Thấy vậy, chị gái nhẹ nhàng nói:

- Em yêu ai, bố mẹ và chị không cấm. Nhưng khi yêu rồi, hai đứa phải biết tôn trọng và giữ gìn cho nhau. Đừng đi quá giới hạn để tránh những hệ luỵ đáng tiếc là được.

Q phản ứng:

- Chị và bố mẹ đừng quá lo! Em thấy mấy chuyện đó bình thường. Mấy đứa bạn em thay người yêu như cơm bữa. Tụi nó còn thể hiện tình cảm công khai trước mặt em nữa kia.

Trả lời:

- Xử lí tình huống: Chị Q nên nhờ sự can thiệp từ phía bố mẹ của mình để giảng giải cho em mình hiểu gia đình rất tôn trọng, không ngăn cấm việc Q có người yêu và giúp Q hiểu được những hệ lụy có thể xảy ra khi cả hai bước vào mối quan hệ yêu đương với nhau.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

CÂU HỎI VẬN DỤNG

Vận dụng trang 10 Chuyên đề KTPL 10Trường em tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tình yêu chân chính” và yêu cầu mỗi lớp chuẩn bị bài phát biểu ngắn trong 2 - 3 phút. Em hãy dự thảo ý kiến “Làm cách nào để xây dựng tình yêu chân chính” để phát biểu trong buổi tọa đàm.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo: Dự thảo ý kiến “Làm cách nào để xây dựng tình yêu chân chính”

- Thế nào là một tình yêu chân chính? Đây là câu hỏi mà ai bước vào ái tình cũng đặt ra cho mình? Phải chăng tình yêu chân chính là thứ gì đó thật xa xôi và khó kiếm? Có bao giờ bạn làm những điều đơn giản như thế này khi yêu không? Đó mới thực sự là cách để có một tình yêu chân chính.

- Tình yêu chân chính là khi yêu chúng ta được tôn trọng:

+ Khi nào bạn nên đặt vấn đề tôn trọng vào tình yêu của mình? Hãy bắt đầu từ khi quen biết đối phương và bắt đầu có một mối quan hệ nghiêm túc. Bạn sẽ chẳng thể thay đổi mình trong việc tôn trọng một ai đó nếu ngay từ đầu bạn quên mất đặt ra vấn đề này.

+ Hãy luôn suy nghĩ rằng khi mình tôn trọng người mình yêu đồng nghĩa với bạn đã nhận ra giá trị của họ. Có một người yêu hiểu được điều đó chắc chắn không ai muốn từ bỏ.

- Tình yêu chân chính là khi yêu chúng ta không toan tính: Yêu một chàng trai hay một cô gái có điều kiện kinh tế tốt, công ăn việc làm ổn định, nhà lầu, xe hơi không phải là điều xấu. Tuy nhiên, nếu bạn yêu bởi được đối phương hấp dẫn từ những điểm này hoặc vì những điều kiện này mới dẫn đến tình yêu thì khi mọi tiền tài danh vọng hết đi bạn có thể tiếp tục yêu một ai đó không?

- Tình yêu chân chính là phải có niềm tin:

+ Niềm tin trong tình yêu chân chính sẽ được thể hiện như thế nào? Đó chính là khi bạn tin rằng đối phương có thể đem lại cho mình một tình yêu tươi đẹp, tin tưởng về tương lai hạnh phúc và tin tưởng vào cách mà họ đang yêu mình. Đừng đa nghi. Điều đó sẽ giết chết bạn bởi đa nghi làm bạn mù quáng và hiểu lầm. Biết bao cuộc chia tay chỉ vì chúng ta chẳng còn yêu và tin ở nhau nữa. Biết bao cuộc hờn ghen vô cớ chỉ vì niềm tin của chúng ta vào đối phương quá mong manh?

+ Tin đối phương thôi chưa đủ mà bạn còn phải tin tưởng ở chính mình. Hãy tin vào mắt nhìn người của mình, tin rằng mình đủ bản lĩnh níu giữ tình yêu và tin rằng dẫu qua những trở ngại nào tình yêu cũng đến được bến đỗ hoàn hảo. Tất nhiên, đừng nhầm lẫn ở việc đặt niềm tin cho nhau với khi tin tưởng một cách mù quáng nhé. Chỉ như thế bạn mới thực sự đang sở hữu một tình yêu chân chính.

- Tình yêu chân chính là khi đôi bên cùng chung thủy: Khi yêu ai cũng có cảm giác muốn được sở hữu, muốn rằng người yêu chỉ thuộc về riêng mình. Không chỉ mình bạn có khao khát này mà người bạn yêu cũng nghĩ như thế đấy! Chung thủy là quy tắc bất thành văn trong tình yêu mà cả hai người đều ngầm hiểu, không cần phải thỏa thuận. Chỉ cần đối phương phát hiện ra bạn không chung thủy họ có thể đánh giá bạn là người không có giá trị về tình cảm. Trong cuộc chơi ái tình bạn sẽ bị loại bất cứ lúc nào? Thật khó để chấp nhận mình là người thứ hai hay thứ ba, bởi điều đó rất tồi tệ. Cảm giác bị chia sẻ khiến chúng ta luôn giằng xé và mất mát. Ngoài mình ra thì chàng hay nàng vẫn có một mối quan tâm khác, bạn có chấp nhận được không? Khi hiểu được những điều này bạn sẽ thấy tình yêu cần sự chung thủy như thế nào?

- Tình yêu chân chính là luôn biết lắng nghe và chia sẻ:

Nếu bạn đang tranh cãi và giận hờn đối phương thì đừng buông xuôi và từ bỏ. Mâu thuẫn nào cũng bắt nguồn từ một lý do nào đó. Thẳng thắn nói chuyện với đối phương, lắng nghe bức xúc và chia sẻ cách nghĩ của bản thân mình bạn sẽ thấy mâu thuẫn được giải quyết nhanh chóng như thế nào. Tại sao trong công việc chúng ta có thể chia sẻ và lắng nghe góp ý của đồng nghiệp vậy mà trong tình yêu bạn lại che giấu đi những điều mình nghĩ?

+ Đồng ý rằng chúng ta có những quan điểm, cá tính riêng và chúng ta không muốn phải làm theo ý của người mình yêu. Nhưng không có nghĩa là che giấu đi điều đó khiến cho tình cảm của mình ngày càng tồi tệ và đi đến bước đổ vỡ. Cứ mạnh mẽ thể hiện bản thân và lắng nghe những điều đối phương nói.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng trang 10 Chuyên đề KTPL 10Em hãy vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt về biểu hiện của tình yêu chân chính và những điều cần tránh trong tình yêu tuổi học trò.

Trả lời:

(*) Sơ đồ tham khảo

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Chuyên đề 1 (Kết nối tri thức): Tình yêu, hôn nhân và gia đình (ảnh 1)

Đánh giá

0

0 đánh giá