Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 5: Tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ

6.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5: Tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5: Tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ

MỞ ĐẦU

Câu hỏi trang 33 Chuyên đề KTPL 10Giả định một người muốn tổ chức kinh doanh một hàng hóa/dịch vụ nào đó. Theo em, người đó cần phải thực hiện các bước chuẩn bị như thế nào?

Trả lời

- Các bước chuẩn bị để tổ chức kinh doanh một hàng hoá, dịch vụ:

+ Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khỏi nghiệp

+ Chuẩn bị các thủ tục giấy tờ gồm: bản sao chứng minh nhân dân của tất cả các thành viên góp vốn.

+ Lựa chọn tên công ty.

+ Xác định vốn điều lệ.

+ Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.

KHÁM PHÁ

1. Quy trình thành lập một doanh nghiệp

Câu hỏi trang 34 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc tiếp câu chuyện về doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp

Khi được hỏi về các thông tin cần chuẩn bị khi thành lập công ty, anh H - chủ doanh nghiệp nhỏ AH cho biết:

-       Phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Anh H cân nhắc chọn loại hình doanh nghiệp nào trong số các loại hình doanh nghiệp kinh tế tư nhân: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Anh tìm hiểu kĩ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp này và quyết định chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phù hợp với điều kiện cụ thể về vốn của anh và gia đình. Ở loại hình này, anh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lí với một số vốn điều lệ của công ty mà anh đăng kí, không ảnh hưởng đến tài sản chung của gia đình.

-       Anh H lưu ý một số vấn đề:

+ Chuẩn bị thủ tục gồm: Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của tất cả thành viên góp vốn/cổ đong sáng lập.

+ Lựa chọn tên công ty: Anh H chọn tên công ty là AH được ghéo từ tên của anh là H và tên vợ anh là A.

+ Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty: chính là địa cỉ ngôi nhà nơi gia đình anh đang sinh sống.

+ Xác định vốn điều lệ để đăng kí kinh doanh: vì là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nên vốn điều lệ chỉ một mình anh phải thực hiện bằng giá trị đất và nhà anh đang ở trên cơ sở anh phải chuyển quyền sở hữu và sử dụng thành tài sản của công ty và sẽ ghi vào điều lệ công ty.

+ Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty là giám đốc.

+ Xác định ngành nghề kinh doanh được chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về đăng kí kinh doanh là ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt.

Câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết anh H đã chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp như thế nào.

2/ Hãy tóm tắt nội dung các bước chuẩn bị thông tin để thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Yêu cầu số 1: Anh H đã chuẩn bị những thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp: phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp; cân nhắc chọn loại hình doanh nghiệp phù họp; anh H đã chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phù hợp vói điều kiện cụ thể về vốn của anh và gia đình.

Yêu cầu số 2: Tóm tắt nội dung các bước chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp:

- Giai đoạn chuẩn bị các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp:

+ Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp.

+ Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân/ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của tất

cả thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập.

+ Lựa chọn tên công ty.

+ Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty là địa điểm liên

lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Xác định vốn điều lệ để đăng kí kinh doanh.

+ Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty.

+ Xác định ngành nghề kinh doanh được chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng kí kinh doanh.

- Nội dung bước chuẩn bị thông tin để thành lập doanh nghiệp: lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chuẩn bị thủ tục, lựa chọn tên, địa chỉ, xác định vốn điều lệ, chức danh người đại diện, ngành nghề kinh doanh.

Câu hỏi trang 34 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc tiếp câu chuyện về doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập

Khi được hỏi về việc thành lập công ty, cần soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp như thế nào, anh H cho biết:

- Phải soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Nghị định về đăng kí doanh nghiệp.

- Nộp hồ sơ đến phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ nếu hợp lệ sẽ đực cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết anh H đã soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp như thế nào.

2/ Tóm tắt các bước soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Yêu cầu số 1: Anh H đã soạn thảo và nộp hồ sơ chuẩn bị doanh nghiệp theo các bước:

- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết theo quy định tại Nghị định về đăng kí doanh nghiệp.

- Nộp hồ sơ đến phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Yêu cầu số 2: Tóm tắt các bước soạn thảo và nộp hồ sơ doanh nghiệp:

- Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Nghị định về đăng kí doanh nghiệp.

- Nộp hồ sơ đến phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ nếu hợp lệ sẽ đực cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Câu hỏi trang 35 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc tiếp câu chuyện về doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:

Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân

Khi được hỏi về việc làm con dấu pháp nhân của công ty cần phải chuẩn bị các thông tin cần thiết gì, anh H cho biết:

- Đại diện doanh nghiệp mang 1 bản sao giấy chứng nhận Đăng kí doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

- Đại diện doanh nghiệp mang giẫy chứng nhận Đăng ki doanh nghiệp bản gốc đến nhận con dấu.

Câu hỏi: Anh H đã tiến hành các bước nào để làm con dấu pháp nhân của doanh nghiệp?

Trả lời

Anh H đã làm con dấu pháp nhân của doanh nghiệp theo các bước:

- Đại diện doanh nghiệp mang 1 bản sao giấy chứng nhận Đăng kí doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

- Đại diện doanh nghiệp mang giẫy chứng nhận Đăng ki doanh nghiệp bản gốc đến nhận con dấu.

Câu hỏi trang 35 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc tiếp câu chuyện về doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:

Giai đoạn 4: Thủ tục sau khi thành lập công ty

Khi được hỏi sau khi đã thành lập công ty, doanh nghiệp có cần phải hoàn thiện thủ tục nào nữa không để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, anh H cho biết: doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

- Đăng bố cáo thành lập.

- Treo bảng hiệu công ty tại địa chỉ trụ sở đã đăng kí.

- Tiến hành đăng kí khai thuế ban đầu với cơ quan thuế quản lí trong thời hạn quy định.

- Tiến hành khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ kí số.

- Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp lệ phí môn bài.

- Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.

- Làm thủ tục mua, đặt, in, tự in hoá đơn theo quy định của Nhà nước.

Câu hỏi: Anh H đã làm những thủ tục gì sau khi có giấy phép thành lập công ty?

Trả lời

Sau khi có giấy phép thành lập công ty, anh H đã làm những thủ tục:

- Đăng bố cáo thành lập.

- Treo bảng hiệu công ty tại địa chỉ trụ sở đã đăng kí.

- Tiến hành đăng kí khai thuế ban đầu với cơ quan thuế quản lí trong thời hạn quy định.

- Tiến hành khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ kí số.

- Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp lệ phí môn bài.

- Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.

- Làm thủ tục mua, đặt, in, tự in hoá đơn theo quy định của Nhà nước.

2. Quy trình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ

Câu hỏi trang 36 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc tiếp câu chuyện của doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị các yếu tố đầu vào đề sản xuất

Anh H chia sẻ, để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chuẩn bị các yếu tố đầu vào để sản xuất bao gồm tuyển dụng nguồn nhân lực - trong đó có đội ngũ cán bộ, nhân viên phụ trách kĩ thuật, quản lý nhân sự, kinh doanh, hành chính, đặc biệt là đội ngũ công nhân dệt có tay nghề, lao động phụ. mua sắm máy móc, trang thiết bị, vật tư, nguyên liệu để sản xuất khăn như máy dệt, máy cắt, máy viễn khăn, máy phun sơn, sợi, chỉ.... Ngoài ra doanh nghiệp còn phải tìm hiểu thông tin thị trường đề ra quyết định sản xuất cho phù hợp.

Câu hỏi: Doanh nghiệp AH đã chuẩn bị những gì để triển khai hoạt động sản xuất?

Trả lời

- Để triển khai hoạt động sản xuất, doanh nghiệp AH đã chuẩn bị:

+ Chuẩn bị các yếu tố đầu vào để sản xuất bao gồm: tuyển dụng nguồn nhân lực - trong đó có đội ngũ cán bộ, nhân viên phụ trách kĩ thuật, quản lý nhân sự, kinh doanh, hành chính, đặc biệt là đội ngũ công nhân dệt có tay nghề, lao động phụ; mua sắm máy móc, trang thiết bị, vật tư, nguyên liệu để sản xuất khăn như máy dệt, máy cắt, máy viễn khăn, máy phun sơn, sợi, chỉ....

+ Ngoài ra doanh nghiệp còn phải tìm hiểu thông tin thị trường đề ra quyết định sản xuất cho phù hợp.

Câu hỏi trang 37 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc tiếp câu chuyện của doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:

Giai đoạn 2: Tiến hành sản xuất

    Đề đạt năng suất và hiệu quả cao trong sản xuất, anh H phải xác định rõ cơ cấu sản xuất gồm: bộ phận sản xuất chính trực tiếp tạo ra sản phẩm; bộ phận phụ trợ bảo đảm cho sản xuất chính tiến hành đều đặn, liên tục; bộ phận sản xuất phụ tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra sản phẩm phụ và bộ phận phục vụ cung ứng bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, kho tảng....

    Trên cơ sở đó, anh bố trí nhân công cho từng công việc phù hợp với khả năng và sở trưởng của họ, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động làm việc với năng suất, chất lượng lao động tốt nhất.

    Đồng thời, doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản lí kĩ thuật gồm: kĩ thuật thiết kế sản phẩm, kĩ thuật sản xuất ra sản phẩm và bảo đảm cho hệ thống máy móc thiết bị sản xuất hoạt động liên tục, hiệu quả, an toàn.

    Đặc biệt, doanh nghiệp rất chú trọng đến quản lí chất lượng sản phẩm: kiểm tra chất lượng từng công đoạn về chất liệu, mẫu mã, đúng quy cách hoạ tiết, màu sắc, ...

Câu hỏi: Em hãy nêu những bước cơ bản giúp doanh nghiệp AH hoạt động sản xuất hiệu quả.

Trả lời

Các bước cơ bản giúp doanh nghiệp AH hoạt động sản xuất hiệu quả:

- Xác định cơ cấu sản xuất.

- Bố trí nhân công cho từng công việc phù hợp vói khả năng và sở trường của họ.

- Làm tốt công tác quản lý kĩ thuật.

- Quản lí chất lượng sản phẩm.

Câu hỏi trang 37 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc tiếp câu chuyện của doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:

Giai đoạn 3: Giải quyết đầu ra cho sản xuất

    Anh H chia sẻ, sản xuất ra sản phẩm đã khó, việc tiêu thụ sản phẩm còn khó hơn. Vì thế, doanh nghiệp phải giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến việc hoạch định sản xuất đề đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tim kiếm đơn đặt hàng bằng việc giới thiệu, quảng bá và phẫn phối sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt ở các siêu thị ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và đã có đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài.

Câu hỏi: Doanh nghiệp AH đã làm gì để tiêu thụ sản phẩm?

Trả lời

- Để tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp AH đã thực hiện:

+ Hoạch định sản xuất đề đáp ứng nhu cầu của khách hàng

+ Tìm kiếm đơn đặt hàng bằng việc giới thiệu, quảng bá

+ Phân phối sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

3. Bài học thành công và thất bại của doanh nghiệp nhỏ

Câu hỏi trang 38 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:

Câu chuyện. Khi được hỏi về bài học thành công của doanh nghiệp, anh H vui vẻ chia sẻ: Có nhiều tiêu chí để đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp AH đề cao tiêu chi hiệu quả kinh doanh thể hiện ở việc tăng doanh thu, thị phần, lợi nhuận, thu nhập, tạo việc làm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đóng góp ngân sách, quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng. Đồng thời còn dựa trên tiêu chi văn hoá thể hiện ở tầm nhìn, giá trị mang lại cho cộng đồng, xã hội, tạo ra môi trường làm việc nhân văn, khuyến khích sự sáng tạo, thân thiện với môi trường....

Biết mình chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thương trường, anh H luôn trăn trở làm thế nào để doanh nghiệp trụ vững, đề khách hàng biết đến và tin tưởng sản phẩm của minh. Anh đã cùng các đồng nghiệp suy nghĩ, tim hiểu nhu cầu thị trường để thiết kế những mẫu sản phẩm mang phong cách riêng, chất liệu mềm mại thân thiện với con người và môi trường, màu sắc trang nhã, lịch sự, khiến người tiêu dùng ưa chuộng. Ngay khi mới thành lập doanh nghiệp, anh đã viết bài chia sẽ tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp tại phần giới thiệu của trang web doanh nghiệp, cam kết thực hiện tốt đạo đức kinh doanh, văn hoá kinh doanh, trách nhiệm đối với cộng đồng.... Nhờ vậy, thương hiệu doanh nghiệp AH ngày càng được nhiều người biết đến. Sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt ở nhiều siêu thị và bắt đầu được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Sau 10 năm hoạt động, anh H nhận thức rõ doanh nghiệp chỉ tồn tại, đứng vững khi tích cực tham gia vào chuỗi giá trị, liên kết với các hộ gia đình, cộng đồng các doanh nghiệp dệt trong xã. Anh động viên các gia đình trong xã bỏ vốn mua máy rồi thuê họ dệt gia công để tạo việc làm, tăng thu nhập cho các gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Việc làm này giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cung cấp nhiều sản phẩm cho thị trưởng trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, nâng cao doanh thu và thu nhập. Anh còn chủ động liên kết với các doanh nghiệp dệt ở địa phương cùng quảng bá hình ảnh về một thương hiệu làng nghề dệt nổi tiếng giúp cho việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến khắp mọi miền Tổ quốc.

Câu hỏi:

1/ Từ những chia sẻ của anh H, em rút ra được những bài học gì để dẫn đến thành công của doanh nghiệp nhỏ HA?

2/ Em hãy tìm hiểu và nêu lên những bài học thành công khác của các doanh nghiệp nhỏ.

Trả lời

Yêu cầu số 1: Từ những chia sẻ của anh H, em rút ra được những bài học dẫn đến thành công của doanh nghiệp nhỏ AH:

+ Sự quan tâm đến việc tạo dựng thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp để chiếm lĩnh thị trường, chiến thắng đối thủ cạnh tranh;

+ Tích cực tham vào chuỗi giá trị, liên kết với cácc hộ gia đình, cộng đồng các doanh nghiệp dệt trong xã, … nâng cao giá trị của doanh nghiệp trong xã hội đồng thời khẳng định vị thế, chỗ đứng và sự đóng góp của doanh nghiệp đối với cộng đồng, xã hội.

Yêu cầu số 2: Những bài học thành công khác của doanh nghiệp nhỏ:

Tìm kiếm thị trường phù hợp: Đối với các doanh nghiệp nhỏ, tốt nhất là nên tìm một chỗ đứng thích hợp cho mình vì bạn chỉ có một nguồn lực nhất định để thỏa mãn ngách thị trường nhỏ bé đó. Hãy tập trung vào những gì mình có khả năng nhất và trở thành chuyên gia về lĩnh vực đó. Bằng cách tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, bạn có thể tránh được sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Câu hỏi trang 39 Chuyên đề KTPL 10Cùng đọc tiếp chia sẻ của anh H về những bài học thất bại của doanh nghiệp AH:

Câu chuyện. Anh H cho biết, do bản thân còn ít kinh nghiệm quản lí doanh nghiệp lại thêm những khó khăn của một doanh nghiệp nhỏ trong quá trình kinh doanh, không tránh được những thất bại nhưng quan trọng là sau mỗi thắt bại anh đều cùng với các đồng nghiệp suy nghĩ, phân tích nguyên nhân, rút ra bài học để không vấp phải những thất bại tương tự.

Lúc mới hoạt động, sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp AH bản chạy trên thị trường là loại khăn mặt trơn, khổ nhỏ, chất liệu mịn màng, thân thiện. Anh H rất tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và nhu cầu của xã hội đối với sản phẩm của mình nên tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất mà không chú ý đến việc cải tiến mẫu mã, chất lượng để cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới. Chỉ sau vài tháng, sản phẩm này chậm tiêu thụ, một số khách hãng quen thuộc chuyển sang mua những sản phẩm có chủng loại, mẫu mã mới do doanh nghiệp khác sản xuất. Doanh thu sụt giảm nhanh chóng khiến doanh nghiệp lâm vào khó khăn.

Do công nhân trong các phân xưởng dệt chủ yếu là người trong xã chuyên làm nghề nông, có thu nhập thấp nên khi trả lương cho họ từ 4 - 5 triệu đồng/tháng anh nghĩ chắc họ rất hài lòng nên anh ít quan tâm đến việc tăng lương cho họ. Anh H còn không tin tưởng vào khả năng nâng cao tay nghề của những lao động địa phương. Đa phần những lao động có tay nghề cao anh đều tuyển mộ người từ nơi khác đến khiến công nhân trong doanh nghiệp không có động lực tìm tòi học hỏi nâng cao tay nghề nên năng suất, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp không cao.

Câu hỏi:

1/ Em hãy rút ra những bài học thất bại của doanh nghiệp từ sự chia sẻ của anh H.

2/ Theo em, còn bài học thất bại nào khác đối với doanh nghiệp nhỏ?

3/ Trong các bài học thất bại đó, em tâm đắc với bài học thất bại nào nhất? Vì sao?

Trả lời

Yêu cầu số 1: Bài học thất bại của doanh nghiệp AH:

- Mở rộng quy mô sản xuất mà không chú ý đến việc cải tiến mẫu mã, chất lượng để cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới, dẫn đến doanh thu sụt giảm nhanh chóng khiến doanh nghiệp lâm vào khó khăn.

- Công nhận trong doanh nghiệp không có động lực tìm tòi học hỏi nâng cao tay nghề nên năng suất, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp không cao.

Yêu cầu số 2: Những bài học thất bại khác của doanh nghiệp nhỏ:

+ Không duy trì được thế mạnh của sản phẩm, không tích cực đổi mới sáng tạo.

+ Thiếu kĩ năng quản lí doanh nghiệp.

+ Chiến lược kinh doanh không phù hợp.

Yêu cầu số 3:

- Trong các bài học thất bại, em tâm đắc nhất với bài học: luôn không ngừng đổi mới, sáng tạo

- Vì: nếu không có sự đổi mới, sáng tạo doanh nghiệp sẽ không tạo ra được những sản phẩm chất lượng, không đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng từ đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu của doanh nghiệp.

LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 trang 39 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cho biết những ý kiến sau là đúng hay sai. Vì sao?

a. Hồ sơ thành lập công ty không cần có điều lệ công ty.

b. Chỉ có người đại diện pháp luật của công ty mới được nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

c. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp cần quan tâm đến bộ phận sản xuất phụ.

d. Đề quản lí chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng ở từng công đoạn.

Trả lời

- Ý kiến a. Sai. Vì trong hồ sơ thành lập công ty cần phải có điều lệ công ty

- Ý kiến b. Sai. Vì người đại diện pháp luật công ty có thể viết giấy ủy quyền cho nhân viên trong công ty nộp hồ sơ.

- Ý kiến c. đúng, vì: bộ phận sản xuất phụ đảm bảo cho bộ phẩn sản xuất chính có thể tiến hành đều đặn, liên tục, cung ứng, bảo đảm, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm…

- Ý kiến d. Đúng, vì để tạo ra một sản phẩm cần qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều có vai trò đóng góp tạo nên chất lượng sản phẩm…

Luyện tập 2 trang 40 Chuyên đề KTPL 10Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật trong mỗi tình huống sau:

a. Anh D chọn đăng kí mô hình công ty cổ phần cho doanh nghiệp nhỏ của mình để huy động được nhiều vốn.

b. Chị Y chọn đăng ki mô hình doanh nghiệp tư nhân cho doanh nghiệp nhỏ của mình để kinh doanh độc lập.

c. Sau khi thành lập doanh nghiệp, anh T không thực hiện việc khai thuế qua mạng điện tử vì cho rằng không cần thiết.

d. Chuẩn bị thành lập doanh nghiệp nhỏ đề kinh doanh, cô X rủ thêm ba người bạn khác cùng mình thành lập công ty hợp danh vì nghĩ rằng đông người cùng kinh doanh như vậy sẽ đỡ vất vả hơn.

Trả lời

- Tình huống a. Quyết định này không thật phù hợp vì doanh nghiệp nhỏ chưa hoạt động, chưa được nhiều người tin tưởng nên khó thuyết phục được những người khác trở thành cổ động đóng góp vốn cho công ty hoạt động.

- Tình huống b. Quyết định này về cơ bản là phù hợp nhưng nếu chọn mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì tốt hơn.

- Tình huống c. Điều này sai, vì theo quy định của pháp luật, bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện khai thuế qua mạng điện tử trên địa bàn tỉnh, thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin.

- Tình huống d. Điều này chưa chắc đã tốt vì công ty hợp danh phải là sự kết hợp của những thành viên có kinh nghiệm kinh doanh.

Luyện tập 3 trang 40 Chuyên đề KTPL 10Em và các bạn cùng thực hiện nhiệm vụ sau:

a. Hãy liệt kê các hồ sơ, giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục xin phép thành lập công ty.

b. Hãy liệt kê những việc cần làm sau khi thành lập công ty.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Các hồ sơ, giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục xin phép thành lập công ty:

+ Điều lệ công ty;

+ Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;

+ Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần);

+ Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);

+ Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);

+ Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).

Yêu cầu b) Những việc cần làm sau khi thành lập công ty:

- Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

- Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng

- Mua chữ ký số

- Treo bảng hiệu công ty

- Làm thủ tục phát hành hóa đơn

- Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

- Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế

Luyện tập 4 trang 40 Chuyên đề KTPL 10: Em và các bạn cùng thực hiện nhiệm vụ tập phân tích bài học thành công/thất bại của doanh nghiệp:

Thông tin. Cùng nhóm học tập phân tích kết quả tìm hiểu hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nhỏ cụ thể để chỉ ra bài học thành công/thất bại của doanh nghiệp này. Sau đó xây dựng thành vở kịch ngắn chia sẻ bài học và biểu diễn trước lớp.

Trả lời

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nhỏ:

Thông tin. Nhà bạn A kinh doanh bán bánh mì và nước uống, địa điểm gần chợ, trên đường đi đến trường của học sinh, thời gian mở cửa cả ngày (6h-22h).

+ Lượng khách mua trong 1 ngày trung bình là: 200 ổ bánh, giá bán 20 000đ/chiếc

+ Lượng đồ uống (trà sữa; chè…) bán trong 1 ngày trung bình khoảng 300 cốc, giá dao động từ khoảng 25.000 – 35.000đ/ cốc

+ Sử dụng 5 nhân viên làm partime theo ca (ca sáng/ chiều/ tối; mỗi ca kéo dài 4 tiếng)

+ Doanh thu 1 tháng khoảng 500 triệu đồng.

=> Đây là 1 doanh nghiệp nhỏ vì: Doanh thu không lớn, số lượng lao động không nghiều, vốn kinh doanh ít.

- Bài học thành công:

+ Lựa chọn tốt địa điểm kinh doanh

+ Tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng

+ Sử dụng số lượng lao động hợp lí.

VẬN DỤNG

Vận dụng 1 trang 40 Chuyên đề KTPL 10: Từ việc tham gia dự án tim hiểu mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ ở địa phương (trong bài 4), em hãy viết bài thu hoạch về một bài học thành công của doanh nghiệp này.

Trả lời

* Bài học thành công của doanh nghiệp Mây tre đan xuất khẩu Ngọc Động.

- Đối với các doanh nghiệp nhỏ, tốt nhất là nên tìm một chỗ đứng thích hợp cho mình vì bạn chỉ có một nguồn lực nhất định để thỏa mãn ngách thị trường nhỏ bé đó. Hãy tập trung vào những gì mình có khả năng nhất và trở thành chuyên gia về lĩnh vực đó. Bằng cách tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, bạn có thể tránh được sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn.

- Với thị trường xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của doanh nghiệp chủ yếu là EU và Hoa Kỳ, công ty đã nhận thấy rằng: văn hóa tiêu dùng của người dân châu Âu, châu Mỹ thích sử dụng các vật liệu tự nhiên thân thiện môi trường, giảm sử dụng đồ nhựa và các vật liệu độc hại khó phân hủy. Trong khi đó, cơ bản nghề mây tre đan gần như đã bị xóa sổ ở các quốc gia phát triển như Đức, Ý, Pháp… do không thể ứng dụng dây chuyền công nghiệp để cơ giới hóa. Đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp, làng nghề truyền thống tại Việt Nam.

- Tận dụng cơ hội đó, công ty Mây tre đan đã lựa chọn ngách thị trường đó và tập trung vào phát triển đa dạng hóa chất lượng và mẫu mã sản phẩm để cung ứng cho khách hàng nước ngoài. Công ty đã thành công xuất khẩu số lượng hàng lớn ra thị trường châu Âu và đặc biệt là Hoa Kỳ.

Câu hỏi 2 trang 40 Chuyên đề KTPL 10Em hãy vận dụng kiến thức đã học, tự xây dựng một quy trình tổ chức của một doanh nghiệp nhỏ phù hợp với bản thân trong tương lai.

Trả lời

(*) Gợi ý: Quy trình tổ chức doanh nghiệp nhỏ phù hợp với bản thân trong tương lai:

- Xem xét năng lực tài chính cá nhân

- Lựa chọn hoạt động kinh doanh: Cửa hàng đồ decor handmade

- Tìm hiểu thị trường, lựa chọn ngách thị trường và phân khúc khách hàng phù hợp

- Xây dựng chiến lược bán hàng và marketing: thiết kế web, page, tờ quảng cáo, hoặc tham gia vào các hôi chợ triển lãm, …

- Tổ chức công ty: lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chuẩn bị giấy tờ đăng kí doanh nghiệp.

- Phát triển công ty: đặt mục tiêu phát triển cho cửa hàng của mình.

- Lập ngân sách, tính toán chi phí, doanh thu

- Huy động vốn, nơi vay vốn

 

Đánh giá

0

0 đánh giá