Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 4: Những vấn đề chung của doanh nghiệp nhỏ

5.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Những vấn đề chung của doanh nghiệp nhỏ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Những vấn đề chung của doanh nghiệp nhỏ

MỞ ĐẦU

Câu hỏi trang 23 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: Kể tên các mô hình sản xuất kinh doanh. Theo em, mô hình sản xuất kinh doanh nào thường được những người mới khởi nghiệp lựa chọn? Giải thích vì sao?

Trả lời

- Kể tên một số mô hình sản xuất kinh doanh: hô gia đình sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp nhà nước…

Theo em, mô hình doanh nghiệp nhỏ thường được những người mới khởi nghiệp lựa chọn.

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ

Câu hỏi trang 24 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc thông tin, câu chuyện sau để trả lời câu hỏi:

Thông tin: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 13 - 3 - 2018 của Chính phủ (quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) đã đưa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ tại Điều 6 như sau:

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, làm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dụng: số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 50 tỉ đồng (hoặc tổng nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán không quá 20 tỉ đồng) nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: số lao động tham gia bảo hiểm xã hội binh quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 100 tỉ đồng (hoặc tổng nguồn vốn trên bảng cần đối kế toán không quá 50 tỉ đồng) nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Câu chuyện:

CÂU CHUYỆN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ AH

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê có nghề dệt khăn, anh H cùng nhiều bà con trong xã luôn trấn trở tìm hướng đi để phát huy nghề truyền thống, phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Nhờ chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp địa phương của Chính phủ, anh đã vay thêm vốn, thành lập doanh nghiệp dệt AH với quy mô 50 lao động thường xuyên, tổng doanh thu năm qua đạt 12 tỉ đồng. Doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ của Chính phủ như: cung cấp thông tin thị trường, đào tạo nhân lực, miễn giảm phi và thuế môn bài khi thành lập doanh nghiệp....

Câu hỏi:

1/ Doanh nghiệp AH có quy mô lao động và doanh thu thế nào?

2/ AH có phải là doanh nghiệp nhỏ không? Vì sao?

3/ Căn cứ vào những yếu tố nào để xác định một doanh nghiệp nhỏ?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Doanh nghiệp nhỏ AH có quy mô 50 lao động thường xuyên, tổng doanh thu năm qua đạt 12 tỉ đồng.

Yêu cầu số 2: AH là doanh nghiệp nhỏ. Vì: doanh nghiệp AH đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ tại khoản 2 Điều 6 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Yêu cầu số 3: Những yếu tố xác định doanh nghiệp nhỏ:

- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

+ Quy mô về vốn: Tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỉ đồng

+ Quy mô về lao động: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người.

+ Quy mô về doanh thu: Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỉ đồng

- Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

+ Quy mô về vốn: Tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỉ đồng

+ Quy mô về lao động: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người.

+ Quy mô về doanh thu: Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỉ đồng

2. Thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ

Câu hỏi trang 25 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:

Câu chuyện. Doanh nghiệp AH có thuận lợi trong việc linh hoạt thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Ban đầu, doanh nghiệp chỉ sản xuất ra khăn mặt cỡ nhỏ đơn điệu về kiểu dáng và màu sắc. Nhu cầu thị trường thường xuyên thay đổi, cần nhiều loại khăn với kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc khác nhau,... doanh nghiệp đều dễ dàng đáp ứng bằng cách phân chia thành những tổ nhóm nhỏ, bổ sung trang thiết bị để sản xuất nhiều loại khăn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.

Doanh nghiệp có số lao động không nhiều, tập trung sản xuất tại cùng một địa điểm nên thuận lợi trong việc quản lí lao động, chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lí có điều kiện sâu sát, gần gũi với người lao động, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Anh H còn cho biết, quy mô nhỏ khiến doanh nghiệp cũng thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ. Nếu quy mô sản xuất lớn, muốn bổ sung, thay thế thiết bị để đổi mới công nghệ, phải đầu tư đồng bộ cùng một lúc nhiều phương tiện, máy móc, thiết bị sẽ khổ thực hiện được.

Câu hỏi: Theo em, vì sao doanh nghiệp AH có thể đứng vững trên thị trường?

Trả lời

Theo em, doanh nghiệp nhỏ AH có thể đứng vững trên thị trường vì:

+ Doanh nghiệp đã linh hoạt thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

+ Doanh nghiệp có số lao động không nhiều, tập trung sản xuất tại cùng một địa điểm nên thuận lợi trong việc quản lí lao động, chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lí có điều kiện sâu sát, gần gũi với người lao động, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Câu hỏi trang 26 Chuyên đề KTPL 10Cùng tim hiểu tiếp câu chuyện của doanh nghiệp nhỏ AH đề trả lời câu hỏi:

Câu chuyện. Anh H cho biết, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Trước hết phải kể đến những khó khăn về vốn. Với nguồn vốn tự có của bản thân và gia đình hạn hẹp, anh phải trông chờ vào nguồn vốn vay nhưng việc tiếp cận đề vay ngắn hàng hay các công ty tài chính không đơn giản bởi những quy định khắt khe về tài sản thể chấp, uy tin của chủ doanh nghiệp hoặc phải chứng minh tính khả thi của dự án kinh doanh, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.... Từ những khó khăn về vốn dẫn đến việc khó đầu tư đồng bộ máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Với quy mô sản xuất nhỏ hiện tại, doanh nghiệp AH gặp khó khăn trong việc đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn. Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp chủ yếu là lao động thủ công, trình độ tay nghề chưa cao nên khó đáp ứng được yêu cầu đồi mới kĩ thuật công nghệ hiện đại và nâng cao hiệu quả sản xuất. Anh H cũng tự nhận thấy năng lực quản lí của mình còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu làm bằng kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản, khả năng tiếp cận thông tin thị trường trong nước và thế giới chưa cao....

Tất cả những khó khăn nêu trên làm nên một khó khăn mang tính phổ biến của mọi doanh nghiệp nhỏ, đó là khả năng cạnh tranh hạn hẹp của doanh nghiệp với chính các doanh nghiệp nhỏ cùng ngành, chưa kể đến việc phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn trong bối cảnh nền kinh tế thị trường Việt Nam đang hội nhập với thế giới. Nếu không nỗ lực vượt qua, doanh nghiệp nhỏ rất dễ rơi vào nguy cơ phá sản.

Câu hỏi: Với mô hình doanh nghiệp nhỏ, AH đang gặp phải những khó khăn gì trong sản xuất kinh doanh?

Trả lời

Với mô hình doanh nghiệp nhỏ, AH đã gặp pải những khó khăn:

- Khó khăn về vốn: vốn tự có của bản thân và gia đình hạn hẹp, anh phải trông chờ vào nguồn vốn vay.

- Khó đầu tư đồng bộ máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

- Khó khăn trong việc đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn.

- Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp chủ yếu là lao động thủ công, trình độ tay nghề chưa cao nên khó đáp ứng được yêu cầu đồi mới kĩ thuật công nghệ hiện đại và nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Năng lực quản lí của mình còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu làm bằng kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản, khả năng tiếp cận thông tin thị trường trong nước và thế giới chưa cao....

=> Khả năng cạnh tranh hạn hẹp.

3. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ

Câu hỏi trang 27 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Gia đình bà V ở vùng chuyên trồng rau. Thời kì đầu, mỗi ngày bà chỉ thu hoạch được 5 tạ rau sạch chở lên trung tâm thành phố để tiêu thụ. Nhờ uy tin về chất lượng sản phẩm sạch, sản phẩm rau của bà được bày bán ở một số siêu thị và đưa vào hệ thống bếp ăn trong một số trường học. Gần đây, bà quyết định thành lập Công ty cổ phần Sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn V. Bên cạnh diện tích rau sẵn có của gia đình, công ty còn liên kết với 3 hợp tác xã, tập huấn cho bà con sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo từ khâu sản xuất, sơ chế đến đóng gói bao bi, dân tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho bà con xã viên. Đến nay, công ty đã có 20 lao động thường xuyên, doanh thu khoảng 500 triệu đồng một tháng.

Câu hỏi:

1/ Từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp V, em hãy tìm ra những điểm thích hợp của mô hình này đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.
2/ Em hãy kể thêm một số mô hình sản xuất kinh doanh khác trong lĩnh vực nông
nghiệp thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Doanh nghiệp V là doanh nghiệp nhỏ vì đáp ứng tiêu chí của Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ: có 20 lao động thường xuyên và doanh thu 500 triệu đổng/ tháng tức là 6 tỉ đồng/ năm

- Điểm thích hợp của mô hình này với doanh nghiệp nhỏ là: cần một lượt ít lao động, vốn không nhiều.

Yêu cầu số 2: Một số mô hình sản xuất kinh doanh khác thích hợp với doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp:

- Kinh doanh nông sản sạch. ...

- Kinh doanh hạt giống. ...

- Dụng cụ trồng rau sạch, hoa trong nhà ...

- Nông trại cung cấp sản phẩm sạch. ...

- Trồng nấm. ...

- Trồng cây gia vị ...

Câu hỏi trang 27 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Từ một cơ sở gốm sử gia đình, ông M quyết định thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên AM chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm gốm sử với 30 lao động thường xuyên, đa phần là nữ, doanh thu mỗi năm đạt trung bình 8 tỉ đồng. Sản phẩm của công ty chủ yếu là các vật dụng gia đình truyền thống như bát, đĩa, ấm chén, bình hoa.... Công ty đang nghiên cứu phát triển theo hướng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Câu hỏi:

1/ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên AM có phải là doanh nghiệp nhỏ không? Vì sao?

2/ Em hãy giải thích vì sao hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty AM phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.

3/ Hãy kể tên một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Công ty AM là một doanh nghiệp nhỏ. Vì: AM chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm gốm; sử với 30 lao động thường xuyên, doanh thu mỗi năm đạt trung bình 8 tỉ đồng.

Yêu cầu số 2: Một số lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp phù hợp với doanh nghiệp nhỏ: Dệt may thêu thổ cẩmNấu rượu đặc sảnSản xuất mây tre đan; dệt lụa…

Câu hỏi trang 28 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Chị C là một người rất khéo tay, thiết kế ra nhiều sản phẩm thời trang công sở được khách hàng ưa chuộng Công việc kinh doanh phát triển, chị quyết định thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên MK chuyên sản xuất trang phục công sở. Chị xây dựng được một xưởng sản xuất với gần 20 thợ cùng đội ngũ 10 nhân viên phục vụ cho hoạt động kinh doanh và quản lí doanh nghiệp. Thị trường khách hàng của công ty ngày càng mở rộng ra các tỉnh thành khác, khiến doanh thu không ngừng tăng. Năm qua, doanh thu của công ty đạt gần 6 tỉ đồng.

Câu hỏi:

1/ Em hãy giải thích vì sao mô hình sản xuất công nghiệp may của doanh nghiệp MK thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.

2/ Em hãy kể tên một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.

Trả lời

Yêu cầu số 1: Mô hình sản xuất công nghiệp may của doanh nghiệp MK thích hợp với doanh nghiệp nhỏ vì: MK chuyên sản xuất trang phục công sở, xưởng sản xuất với gần 20 thợ cùng đội ngũ 10 nhân viên phục vụ cho hoạt động kinh doanh và quản lí doanh nghiệp; doanh thu của công ty đạt gần 6 tỉ đồng.

Yêu cầu số 2: Một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác thích hợp với doanh nghiệp nhỏ: sản xuất giày dép, đồ nội thất; chế biến nông - lâm - thủy sản…

Câu hỏi trang 28 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Nhà ông Q nằm ngay mặt phố lớn. Tận dụng lợi thế này, ông đã bỏ vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân X chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử gia dụng, có cửa hàng bán tại nhà. Công ty X có 20 nhân viên, doanh thu bán hàng năm qua đạt gần 8 tỉ đồng.

Câu hỏi:

1/ Vì sao mô hình kinh doanh mà ông Q thực hiện thích hợp với doanh nghiệp nhỏ?

2/ Em hãy kể thêm những mô hình bán lẻ có cửa hàng khác phù hợp với doanh
nghiệp nhỏ.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Mô hình kinh doanh mà ông Q thực hiện thích hợp với doanh nghiệp nhỏ vì: X chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử gia dụng, có cửa hàng bán tại nhà, công ty X có 20 nhân viên, doanh thu bán hàng năm qua đạt gần 8 tỉ đồng.

Yêu cầu số 2: Những mô hình bán lẻ có cửa hàng khác phù hợp với doanh nghiệp nhỏ: kinh doanh bánh mì; kinh doanh thời trang; Cửa hàng mĩ phẩm; Cửa hàng nước uống: cà phê, trà sữa, …

Câu hỏi trang 29 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Chị A là chủ một doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh các mặt hàng mĩ phẩm và thời trang. Trước đây, chị phải thuê cửa hàng để bán trực tiếp cho khách. Nhận thấy hình thức kinh doanh trực tuyến tiết kiệm được nhiều chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, tiếp cận được nguồn khách hàng lớn, đa dạng, mang lại hiệu quả kinh doanh, chị chuyển sang kinh doanh theo hình thức này. Hiện công ty của chị đang có 20 nhân viên, doanh thu hằng năm khoảng 5 tỉ đồng.

Câu hỏi:

1/ Hình thức kinh doanh trực tuyến mà chị A đang thực hiện có phù hợp với doanh nghiệp nhỏ không? Vì sao?

2/ Em hãy kể một số mô hình bán hàng trực tuyến khác thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Hình thức kinh doanh trực tuyến mà chị A đang thực hiện có phù hợp với doanh nghiệp nhỏ. Vì: Hiện công ty của chị đang có 20 nhân viên, doanh thu hằng năm khoảng 5 tỉ đồng.

Yêu cầu số 2: Một số mô hình bán hàng trực tuyến khác thích hợp với doanh nghiệp nhỏ: Bán mỹ phẩm; Các thiết bị đồ gia dụng tiện dụng; Đồ handmade; bán phụ kiện thời trang…

Câu hỏi trang 29 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Công ty trách nhiệm hữu hạn Kĩ thuật điện tử - điện lạnh Q chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặt, sửa chữa đồ điện tử, điện lạnh gia dụng. Công ty có 25 nhân viên, doanh thu năm qua đạt 12 tỉ đồng.

Câu hỏi:

1/ Công ty Q có phải là doanh nghiệp nhỏ không? Vì sao?

2/ Hình thức kinh doanh dịch vụ Công ty Q thực hiện có phù hợp với doanh nghiệp
nhỏ không?

3/ Em hãy kể một số mô hình dịch vụ khác thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Công ty Q là doanh nghiệp nhỏ vì: Q chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặt, sửa chữa đồ điện tử, điện lạnh gia dụng. Công ty có 25 nhân viên, doanh thu năm qua đạt 12 tỉ đồng.

Yêu cầu số 2: Hình thức kinh doanh dịch vụ Công ty Q phù hợp với doanh nghiệp
nhỏ vì cần số lượng vốn và lao động ít.

Yêu cầu số 3: Một số mô hình dịch vụ khác thích hợp với doanh nghiệp nhỏ: các dịch vụ về ăn uống, cưới hỏi, du lịch, sửa chữa điện tử - điện lạnh…

4. Mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ

Câu hỏi trang 30 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc tiếp câu chuyện về doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:

Câu chuyện. Khi được hỏi về mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, anh H đã chia sẻ: Trong bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác, mục tiêu của doanh nghiệp phải tồn tại, đứng vững, tham gia tích cực vào chuỗi giá trị, liên kết với các hộ gia đình trong xã tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Kết quả là doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu, ngày càng có nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác nước ngoài, rất nhiều gia đình dệt gia công cho doanh nghiệp, có việc làm và thu nhập ổn định, nghề truyền thống của quê hương được duy trĩ, an ninh trật tự trong xã được đảm bảo. Anh l rất hạnh phúc về những điều này.

Câu hỏi:

1/ Mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp AH là gì? Mục tiêu đó đã khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong đời sống xã hội ở địa phương như thế nào?

2/ Theo em, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ có điểm gì đặc biệt so với mục tiêu của các doanh nghiệp lớn?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp AH là: phải tồn tại, đứng vững, tham gia tích cực vào chuỗi giá trị, liên kết với các hộ gia đình trong xã tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn có thể xuất khẩu.

Yêu cầu số 2: Theo em, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ có điểm đặc biệt so với mục tiêu của các doanh nghiệp lớn: mục tiêu của doanh nghiệp nhỏ chủ yếu mang tính tồn tại và phát triển, còn mục tiêu của doanh nghiệp lớn chủ yếu là phát triển lớn mạnh.

Câu hỏi trang 31 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc tiếp những chia sẻ của giám đốc doanh nghiệp AH để trả lời câu hỏi:

Thông tin. Anh H cho biết, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp AH chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: đó là sự tận tâm, năng lực của đội ngũ quản lí cũng như trình độ chuyên môn, ý thức của người lao động đang được cải thiện là việc doanh nghiệp đã đầu tư trang thiết bị để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đầu tư thiết kế được nhiều mẫu sản phẩm đặc sắc, hấp dẫn khách hàng cũng như tổ chức được mạng lưới phân phối sản phẩm trong các siêu thị ở nhiều tỉnh thành khiến sản phẩm tiêu thụ nhanh. Ngoài ra, khả năng tài chính còn hạn chế khiến doanh nghiệp khó mở rộng quy mô để thực hiện những đơn đặt hàng lớn. Trong nhiều nhân tố ảnh hưởng bên trong, anh H cho rằng yếu tố con người đóng vai trò quyết định.

Câu hỏi:

1/ Em hãy phân tích vì sao anh H cho rằng con người là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến hoạt động của doanh nghiệp AH.

2/ Nhân tố đầu tư trang thiết bị công nghệ có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp AH thế nào?

3/ Nhân tố thiết kế mẫu sản phẩm, xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng thế nào đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp AH?

4/ Khả năng tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng thế nào đến kết quả hoạt
động của doanh nghiệp AH?

5/ Theo em, còn có nhân tố bên trong nào khác ảnh hưởng đến hoạt động của
doanh nghiệp AH?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Anh H cho rằng con người là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến hoạt động của doanh nghiệp AH, vì:

- Con người là nhân tố chính tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp

- Con người sẽ là nhân tố chiến lược trong sự phát triển dài lâu của doanh nghiệp

- Con người chính là nguồn lực vô tận

Yêu cầu số 2: Nhân tố đầu tư trang thiết bị công nghệ có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp AH: nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Yêu cầu số 3: Nhân tố thiết kế mẫu sản phẩm, xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp AH: hấp dẫn khách hàng cũng như tổ chức được mạng lưới phân phối sản phẩm trong các siêu thị ở nhiều tỉnh thành khiến sản phẩm tiêu thụ nhanh.

Yêu cầu 4: Khả năng tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô để thực hiện những đơn đặt hàng lớn cảu doanh nghiệp AH.

Yêu cầu 5: Theo em, còn có nhân tố bên trong khác ảnh hưởng đến hoạt động của
doanh nghiệp AH:

- Hệ thống thông tin bên trong của doanh nghiệp

- Cơ chế kiểm soát doanh nghiệp

Câu hỏi trang 31 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc tiếp câu chuyện về doanh nghiệp AH để trả lời câu hỏi:

Câu chuyện. Được hỏi về môi trưởng kinh doanh hay những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp AH, anh H cho rằng môi trường chính trị, kinh tế - xã hội của triển. Việc Chính phủ ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích các doanh nhân chủ động, tích cực tham gia khởi nghiệp. Doanh nghiệp còn nhận được sự hỗ trợ của địa phương như: tạo điều kiện thuận lợi trong việc đăng kí doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn, hỗ trợ trong việc thuê mặt bằng xây dựng nhà xưởng, .... Tuy nhiên, tốc độ phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới khiến cho công nghệ bên trong của doanh nghiệp nhanh chóng lạc hậu, gây sức ép không nhỏ đến yêu cầu đổi mới kĩ thuật, công nghệ của doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt đối thủ cạnh tranh gây sức ép buộc doanh nghiệp phải tìm cách để tồn tại và phát triển.

Câu hỏi:

1/ Môi trường chính trị, kinh tế vĩ mô, sự hỗ trợ của địa phương đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp AH như thế nào?

2/ Tốc độ phát triển khoa học công nghệ đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp AH như thế nào?

3/ Yếu tố cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
AH như thế nào?

Trả lời

Yêu cầu số 1: Môi trường chính trị, kinh tế vĩ mô, sự hỗ trợ của địa phương đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp AH: Việc Chính phủ ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích các doanh nhân chủ động, tích cực tham gia khởi nghiệp. Doanh nghiệp còn nhận được sự hỗ trợ của địa phương như: tạo điều kiện thuận lợi trong việc đăng kí doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn, hỗ trợ trong việc thuê mặt bằng xây dựng nhà xưởng, ....

Yêu cầu số 2: Tốc độ phát triển khoa học công nghệ đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp AH: tốc độ phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới khiến cho công nghệ bên trong của doanh nghiệp nhanh chóng lạc hậu, gây sức ép không nhỏ đến yêu cầu đổi mới kĩ thuật, công nghệ của doanh nghiệp.

Yêu cầu số 3: Yếu tố cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp AH: đối thủ cạnh tranh gây sức ép buộc doanh nghiệp phải tìm cách để tồn tại và phát triển.

LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 trang 32 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cho biết những quan điểm dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Doanh nghiệp nhỏ là mô hình khó thay đổi công nghệ vì rất hạn chế về vốn.

b. Doanh nghiệp Y kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, được coi là doanh nghiệp nhỏ vì lực lượng lao động thường xuyên chỉ có 12 người và doanh thu hằng năm chỉ đạt khoảng 3,5 tỉ đồng.

c. Doanh nghiệp M có sản phẩm bản trên thị trường toàn quốc và xuất khẩu ra nước ngoài nên không phải là doanh nghiệp nhỏ.

d. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhỏ là khẳng định sự tồn tại và vị thế của doanh nghiệp trong cộng đồng.

Trả lời

- Quan điểm a. Đúng. Vì: doanh nghiệp nhỏ rất hạn chế về vốn, ít vốn dẫn đến việc không có nhiều kinh phí để thay đổi công nghệ tiên tiến hiện đại hơn.

- Quan điểm b. Đúng. Vì doanh nghiệp Y đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ.

- Quan điểm c. Sai. Vì tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào số lượng nhân viên và doanh thu chứ không dựa trên môi trường tiêu thụ sản phẩm.

- Quan điểm d. Đúng. Vì: khẳng định được sự tồn tại tức là doanh nghiệp nhỏ tạo ra được lợi nhuận và không chỏ có vậy doanh nghiệp nhỏ còn muốn khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng.

Luyện tập 2 trang 32 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cùng các bạn trong lớp tham gia trò chơi "tiếp sức": Kể tên các mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ trong từng lĩnh vực: sản xuất, thương mại, dịch vụ.

Trả lời

Các mô hình kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ trong các lĩnh vực:

- Sản xuất: thời trang, mĩ phẩm, đồ dùng handmade, bút bi, sách vở học sinh, rau củ sạch, thịt lợn sạch, …

- Thương mại: kinh doanh online các mặt hàng thời trang, ăn uoonggs, mĩ phẩm; …

- Dịch vụ: vận chuyển; sửa chữa máy tính, điện thoại; sửa chữa nhà cửa; cung ứng điện nước và vệ sinh đô thị; dọn nhà; chăm sóc, giáo dục; …

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 3 trang 32 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy nêu một ví dụ về ảnh hưởng của các nhân tố sau đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ:

- Nhân tố vốn

- Nhân tố trang bị kĩ thuật, công nghệ

- Nhân tố thiết kế sản phẩm

- Nhân tố con người.

Trả lời

- Ví dụ về nhân tố vốn: Không đủ vốn  thì doanh nghiệp khó có thể hiện đại hóa mô hình sản xuất

- Ví dụ về nhân tố trang bị kĩ thuật công nghệ: công nghệ sản xuất, trang thiết bị lạc hậu dẫn đến chất lượng sản xuất của doanh nghiệp kém, tốn thời gian, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.

- Ví dụ nhân tố thiết kế sản phẩm: không có nhiều ý tưởng sáng tạo, không có điều kiện học hỏi, tiếp thu những thứ mới trên thị trường sẽ khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp không đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.

- Ví dụ về nhân tố con người: nguồn nhân lực ít khiến doanh nghiệp không đủ công nhân để hoàn thành đơn đặt hàng.

Luyện tập 4 trang 32 Chuyên đề KTPL 10Em hãy tìm hiểu và đưa ra một ví dụ về các nhân tố sau đã ảnh hưởng đến hoạt động của một doanh nghiệp nhỏ:

- Sự cạnh tranh trên thị trường

- Sự thay đổi nhanh chóng của kĩ thuật công nghệ

- Sự bất ổn của kinh tế vĩ mô.

Trả lời

Ví dụ về sự cạnh tranh trên thị trường: hai doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng mĩ phẩm son handmade; doanh nghiệp A thường xuyên đưa ra sản phẩm có mẫu mã đẹp, nhiều mùi hương khác nhau, lạ nên thu hút nhiều khách hàng của doanh nghiệp B, dẫn đến việc doanh nghiệp B muốn phát triển cũng phải thya đổi phương thức sản xuất, tìm hiểu, sáng tạo mặt hàng.

- Ví dụ về sự thay đổi nhanh chóng của kĩ thuật công nghệ: doanh nghiệp nhỏ chuyên kinh doanh về máy tính nhưng sự thay đổi của các hệ thống phần cứng, phần mềm khiến cho các máy vi tính mà doanh nghiệp mua sắm nhanh chóng bị lạc hậu, đòi hỏi phải được thay thế.

- Ví dụ về sự bất ổn của kinh tế vĩ mô: khi nền kinh tế bị suy thoái, nhiều doanh nghiệp bị đóng cửa, sản phẩm khó tiêu thụ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ…

VẬN DỤNG

Vận dụng trang 32 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập và thực hiện dự án “Tìm hiểu mô hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nhỏ ở địa phương” theo hướng dẫn sau:

1. Lựa chọn doanh nghiệp tiến hành khảo sát.

2. Nội dung khảo sát mục tiêu hoạt động, số lao động, doanh thu trong năm trước, thuận lợi, khó khăn.

3. Hình thức triển khai: phỏng vấn, nghiên cứu thông tin doanh nghiệp, chụp ảnh,...
4. Báo cáo kết quả chuẩn bị thành văn bản theo nội dung đã đề ra, chuẩn bị thuyết trinh giới thiệu kết quả.

Trả lời

- Doanh nghiệp tiến hành khảo sát: Công ty xuất khẩu mây tre đan Ngọc Động

- Nội dung khảo sát:

+ Mục tiêu hoạt động: sản xuất mặt hàng đồ gia dụng mây tre đan xuất khẩu như: bình hoa, chậu cây, khay đựng; đèn; …

+ Số lao động: 70 người

+ Doanh thu: 8 tỷ/năm

- Hình thức: phỏng vấn, chụp ảnh

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 4 (Kết nối tri thức): Những vấn đề chung của doanh nghiệp nhỏ  (ảnh 1)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá