Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 2: Hôn nhân

3.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Hôn nhân sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Hôn nhân

MỞ ĐẦU

Câu hỏi trang 10 Chuyên đề KTPL 10Em hãy kể về một cuộc hôn nhân hạnh phúc mà em biết. Chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về cuộc hôn nhân ấy.

Trả lời:

Kể về một cuộc hôn nhân hạnh phúc: Cuộc hôn nhân hạnh phúc nhất mà em thấy là cuộc hôn nhân của bố mẹ em. Bố mẹ em luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau, 2 người không bao giờ to tiếng với nhua, khi có mâu thuẫn luôn ngồi lại cùng nhau giải quyết. Bố em luôn là người dỗ dành mẹ mỗi khi mẹ giận chuyện gì đó bằng cách sử dụng những cử chỉ yêu thương, quan tâm chăm sóc ví dụ như hôn lên chán, nấu cơm hoặc đưa mẹ đi ăn một bữa tối lãng mạn. Hai người luôn động viên, chia sẻ với nhau mọi công việc trong cuộc sống.

- Suy nghĩ, cảm nhận của em về cuộc hôn nhân ấy: Em rất ngưỡng mộ tình cảm của bố mẹ em dành cho nhau, em mong rằng sau này em cũng sẽ có một tình yêu đẹp như vậy.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm hôn nhân và các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn

Câu hỏi trang 11 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc bài thơ, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Hôn nhân  (ảnh 1)

Trường hợp. Anh K và chị H tổ chức đám cưới. Do bận rộn chuẩn bị hôn lễ, họ quên việc phải ra Uỷ ban nhân dân xã đăng kí kết hôn. Bố anh K nói rằng, việc đăng kí kết hôn không quan trọng mà điều quan trọng là các con ông sống với nhau có hạnh phúc không. Biết chuyện, chú anh K nhắc nhờ anh chị cần phải thực hiện ngay thủ tục pháp lí đó. Chú giải thích, đây là quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, tránh những rắc rối không đáng có về sau này.

Câu hỏi:

1/ Chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tình cảm vợ chồng trong bài thơ “Em soi gương".
2/ Em đồng tình với ý kiến của bố hay chú của anh K? Nêu hiểu biết của em về các
thủ tục pháp lí trước khi tổ chức đám cưới.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Suy nghĩ về tình cảm vợ chồng trong bài thơ trên: tình cảm của hai vợ chồng trong bài thơ trên rất khăng khít, gắn bó, yêu thương nhau, người chồng luôn ở bên người vợ, luôn cảm thấy vợ là xinh đẹp cả khi đã có tuổi.

Yêu cầu số 2:

- Em đồng ý với ý kiến của chú anh K.

- Các thủ tục pháp lí: đôi nam nữ chuẩn bị mang chứng minh thư/ thẻ căn cước công dân; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; giấy tờ xác minh nơi cư trú; ra Ủy ban nhân dân xã, phường để đăng kí kết hôn (để tiết kiệm thời gian, mọi người có thể kê khai trước trên cổng thông tin điện tử).

Câu hỏi trang 11 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1/ Yêu nhau khi còn đang học lớp 10, Y và T quyết định nghỉ học để kết hôn. Tuy nhiên, Uỷ ban nhân dân xã không cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai bạn.

Trường hợp 2/ Tốt nghiệp đại học, về dạy cùng trường, anh Q và chị V quyết định tiến tới hôn nhân sau một thời gian tìm hiểu và yêu nhau. Mặc dù gia đình hai bên không đồng ý nhưng anh Q và chị V vẫn được Uỷ ban nhân dân xã cấp giấy chứng nhận kết hôn.

Câu hỏi:

1/ Vì sao ở trường họp 1, Uỷ ban nhân dân xã không cấp giấy chứng nhận kết hôn cho Y và T mặc dù hai bạn yêu nhau?

2/ Vì sao ở trường hợp 2, Uỷ ban nhân dân xã vẫn cấp giấy chứng nhận kết hôn cho anh Q và chị V mặc dù gia đình hai bên không đồng ý?

3/ Em hãy nêu thêm ví dụ về các trường hợp kết hôn tuân thủ hoặc không tuân thủ
quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Ở trường hợp 1, Ủy ban nhân dân xã không cấp giấy chứng nhận kết hôn cho Y và T dù hai bạn yêu nhau vì hai bạn chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn.

Yêu cầu số 2: sỞ trường hợp 2, Ủy ban nhân dân xã vẫn cấp giấy chứng nhận kết hôn cho anh Q và chị H dù gia đình hai bên không đồng ý vì: hai anh chị yêu nhau; đủ tuổi đăng kí kết hôn (đã tốt nghiệp Đại học và đi làm cùng nhau); tự nguyện kết hôn với nhau…

Yêu cầu số 3: Ví dụ về trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn:

- V và Q kết hôn khi cả hai bạn mới học lớp 12.

Chị B mới bước qua tuổi 17, so với bạn trang lứa trông chị B có vẻ chững chạc và lớn hơn hẳn. Bố mẹ chị muốn chị sớm có gia đình nên đã mai mối cho chị lấy anh T làng bên, lớn hơn chị 5 tuổi làm chồng. Chị B đã đồng ý kết hôn với anh T.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Câu hỏi trang 12 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1/ Anh K và chị O học tiểu học cùng nhau, anh K theo bố mẹ sang định cư tại Mỹ. Khi về thăm quê, anh K có gặp lại chị O, cả hai nối lại tình bạn. Sau một thời gian trao đổi, liên hệ với nhau qua mạng xã hội, chị O tỏ ý muốn sang định cư tại Mỹ và nhờ anh K giúp đỡ bằng cách đồng ý kết hôn với chị. Hai bên sẽ li hôn sau khi chị O được nhập quốc tịch và cư trú tại Mỹ.

Trường hợp 2/ Ông bà nội của D sinh được 6 người con, bố D là con thứ hai, cô V là con út. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông bà đã cho cô V làm con nuôi. Bố mẹ nuôi của cô V đã đưa cô vào vùng kinh tế mới để làm ăn, vì thế cô V ít được gặp gỡ anh chị em ruột của mình. D đang học đại học, yêu M cùng trường. Khi D dẫn M về nhà chơi thi mọi người hỏi thăm mới biết M chính là con đẻ của cô V. Gia đình đã phân tích mối quan hệ huyết thống giữa D và M và yêu cầu phải chấm dứt quan hệ yêu đương. Tuy nhiên D vẫn cùng M đi đăng kí kết hôn rồi cùng nhau lên thành phố, xa cả hai quê đề mọi người không biết gì về mối quan hệ của hai người. 

Câu hỏi:

1/ Em hãy chỉ ra những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn trong từng trường hợp trên.

2/ Em hãy nêu thêm các ví dụ minh hoạ những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân
theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn trong trường hợp trên:

- Trường hợp 1: anh K và chị O đã lừa dối kết hôn, vi phạm điểm b) trong khoản 2, Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

- Trường hợp 2: anh D và chị M đã vi phạm quy định tại điểm d, khoản 2, điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (cấp kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời).

Yêu cầu số 2: Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Cậu bé T năm nay mới 13 tuổi và cô bé D năm nay vừa tròn 10 tuổi. Cả 2 bé đều là dân tộc H’ Mông tại vùng núi Lào Cai - Tây Bắc. Khi 2 bé đang ở độ tuổi lẽ ra phải được cắp sách đến trường thì chính cha mẹ của các em lại bắt ép các em phải lập gia đình, bỏ dở học hành và phải lo cho cuộc sống mưu sinh, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng trực tiếp lên vai của các em.

Ví dụ 2: Gia đình cô P yêu cầu anh T phải chuẩn bị những món sính lễ lớn mới cho phép hai người kết hôn.

2. Đặc điểm cơ bản của chế độ hôn hân ở Việt Nam hiện nay

Câu hỏi trang 13 Chuyên đề KTPL 10Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Thời còn trẻ, ông bà vốn đều là con nhà khá giả. Ngày đó, ông thích một người con gái khác. Người ấy là con gái một người lái đò nên gia đình ông không ưng thuận vì không "môn đăng hộ đối". Ông lấy bà, một đám cưới không tình yêu, chỉ là "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Từ ngày lấy ông, bà dần quên mất tên mình vì theo tục lệ, gia đình, làng xóm gọi bà bằng tên của ông. Bà hiền lành, chăm chỉ và nhẫn nhịn, chiều theo mọi sở thích, thói quen của ông. Lấy nhau 5 năm không có con, bà nuốt nước mắt vào lòng, mang trầu cau đi hỏi vợ cho chồng. Bà âm thầm như một cái bóng, chứng kiến hạnh phúc của chồng bên người mới, lặng lẽ yêu thương các con chồng như con ruột của mình.

Các con dần trưởng thành, đưa người yêu về ra mắt bố mẹ. Ông cười: "Miễn sao các con yêu thương nhau là bố mẹ đồng ý". Các con lần lượt đăng ki kết hôn, tổ chức cưới hỏi theo nếp sống mới. Hạnh phúc gia đình được tạo dựng từ những cuộc hôn nhân tự nguyện và bình đẳng. Vợ chồng con cháu yêu thương, tôn trọng nhau, quây quần trong mái ấm gia đình. Chứng kiến những đổi thay tốt đẹp ấy, vui vầy bên hạnh phúc con cháu, lòng bà nguôi dần những xót xa ngày xưa.

Câu hỏi:

1/ Cuộc hôn nhân của ông bà trong trường hợp trên có những đặc điểm gì?

2/ Em hãy so sánh hôn nhân của ông bà và hôn nhân của con cháu trong câu chuyện trên, từ đó chỉ ra đặc điểm của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Cuộc hôn nhân của ông bà trong trường hợp trên có đặc điểm: là cuộc hôn nhân không có tình yêu, không tự nguyện, không tiến bộ; không phải hôn nhân một vợ một chồng và vợ chồng không bình đẳng.

Yêu cầu số 2:

- Hôn nhân của con cháu trái ngược với ông bà, có đầy đủ đặc điểm của “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng”.

- Đặc điểm của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay:

+ Hôn nhân tự nguyện

+ Hôn nhân tiến bộ

+ Hôn nhân một vợ một chồng

+ Vợ chồng bình đẳng trong hôn nhân.

LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 trang 14 Chuyên đề KTPL 10Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Nếu yêu nhau, nam nữ có thể sống chung với nhau mà không cần phải đăng kí kết hôn vi đó chỉ là sự ràng buộc hình thức.

b. Chỉ cần đủ tuổi là nam nữ có thể kết hôn.

c. Tình yêu chân chính cần hướng tới hôn nhân.

d. Mặc dù đủ các điều kiện kết hôn nhưng cũng không nên kết hôn nếu không có tình yêu với nhau.

Trả lời

- Ý kiến a. Không đồng tình. Vì kết hôn là quyền cơ bản của con người, là cơ sở xây dựng gia đình, duy trì phát triển xã hội.

- Ý kiến b. Không đồng tình. Vì ngoài đủ tuổi thì giữa hai người cần có sự tự nguyện quyết định, không mất năng lực hành vi dân sự.

- Ý kiến c. Đồng tình. Tình yêu chân chính sẽ lâu dài và có mong muốn gắn bó với nhau cả đời.

- Ý kiến d. Đồng tình. Vì có tình yêu hai người có thể sống với nhau vui vẻ hòa thuận, cùng nhau chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.

Luyện tập 2 trang 14 Chuyên đề KTPL 10Em hãy dựa trên Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để nhận xét về hành vi của các nhân vật trong mỗi trường hợp sau:

a. N và V chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí kết hôn.

b. Mặc dù đã có vợ nhưng anh M vẫn chung sống như vợ chồng với một người phụ nữ khác.

c. Gia đình bà Q có một người con trai bị thiểu năng trí tuệ. Ông bà tìm một người phụ nữ hiền lành, khoẻ mạnh về làm vợ cho con trai.

d. Mặc dù bố mẹ anh H ngăn cản quyết liệt vì cho rằng gia đình chị O không "môn đăng hộ đối" với gia đình mình song anh chị vẫn quyết tâm bảo vệ tình yêu.

Trả lời

- Trường hợp a. Hành vi của N và V là vi phạm Điều 9 – Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Vì nếu chung sống với nhau như vợ chồng cần phải đăng kí kết hôn

- Trường hợp b. Hành vi của anh M đã vi phạm điển d), Khoản 2, Điều 5 trong Luật Hôn nhân và gia đình vì đã có vợ mà vẫn chung sống với một người khác.

- Trường hợp c. Em không đồng tình với hành vi của ông bà Q vì: việc làm của ông bà tuy xuất phát từ tình thương con nhưng con trai ông bà là người thiểu năng trí tuệ, bị mất năng lực hành vi dân sự nên không thế kết hôn theo quy định của pháp luật (điểm c), khoản 1, Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

- Trường hợp d. Hành vi của anh H thể hiện một tình yêu chân chính; bố mẹ anh H đã vi phạm điểm b) khoản 2, điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2014.

Luyện tập 3 trang 11 Chuyên đề KTPL 10Em có lời khuyên gì dành cho các bạn trong các trường hợp sau?

a. T và Đ yêu nhau. Mặc dù chưa có việc làm nhưng hai người vẫn quyết định lấy nhau vì cho rằng mình đã đủ tuổi kết hôn.

b. Mặc dù không yêu K nhưng L vẫn quyết định lấy K khi vừa tốt nghiệp trung học phổ thông vì cho rằng có như thế mới ổn định cuộc sống.

Trả lời

- Trường hợp a. T và Đ nên có công việc ổn định rồi mới quyết định đi đến hôn nhân. Vì khi kết hôn hai người cần chăm lo cho cuộc sống gia đình nhỏ của mình, nếu không có công việc ổn định sẽ không có tiền chăm lo gia đình và sẽ gây ra những sự cãi vã không đáng có.

- Trường hợp b. K và L không nên kết hôn khi hai người không yêu nhau, thứ hai khi vừa tốt nghiệp trung học phổ thông đã kết hôn khi ấy hai người sẽ chưa đủ trưởng thành để chăm lo cho cuộc sống gia đình.

VẬN DỤNG

Vận dụng 1 trang 14 Chuyên đề KTPL 10Em hãy sưu tầm và chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ về hôn nhân.

Trả lời

* Những câu ca dao tục ngữ về hôn nhân:

“Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn”.

- “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon”.

“Mình về tôi cũng về theo/ Sum vầy phu phụ, giàu nghèo có nhau”

- “Đi đâu cho thiếp đi cùng/ Đói no thiếp chịu, lạnh phùng thiếp cam”

- “Vợ chồng là nghĩa cả đời/ Ai ơi, chớ nghĩ những lời thiệt hơn”..

Vận dụng 2 trang 14 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy viết nhận xét về một trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình ở địa phương em và rút ra bài học cho bản thân.

Trả lời

- Trường hợp. Bạn K và Q đang là học sinh lớp 11 nhưng hai bạn đã yêu nhau, và muốn kết hôn với nhau. Bạn Q đã nói dối bố mẹ rằng mình đang có thai để được gia đình hai bên đồng ý. Vì thương con, thương cháu, nên gia đình đã tổ chức lễ cưới cho K và Q dù không được chính quyền địa phương đồng ý.

- Ý kiến của em: không đồng tình vì hành động của 2 bạn K, Q và 2 bên gia đình đã vi phạm pháp luật.

- Bài học: Em sẽ học hành chăm chỉ, tốt nghiệp Đại học và có công việc ổn định, khi ấy em mới tính đến chuyện kết hôn.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 14 Chuyên đề KTPL 10Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm có nội dung về hôn nhân (Tư vấn về thủ tục đăng kí kết hôn hoặc sân khấu hoá kịch bản từ bài thơ "Ra toà" của Vương Trọng, vấn đề hỗn nhân đồng giới, ...).

Trả lời:

(*) Tham khảo: tiểu phẩm “Ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình”

Người dẫn chuyện: Trời vào hè, nắng nóng như thiêu như đốt nhưng chị Hạnh-Hội trưởng hội phụ nữ thôn vẫn đi vận động các gia đình sinh đẻ có kế hoạch. Đi từ sáng sớm đã qua nhiều gia đình, bây giờ chị mới tới nhà vợ chồng anh Hùng và chị Mai. Khi tới nhà, chó sủa inh ỏi, gà vịt chạy nháo nhác khi thấy người lạ, cửa thì hé mở mà không có  tiếng người. Chị Hạnh cất tiếng gọi to:

Chị Hạnh: Mai ơi, em có ở nhà không đấy?

Chị Mai: Từ sau vườn chạy ra (Giọng mệt mỏi) “Chị Hạnh à… Em có nhà, chị đi đâu đấy?”

Chị Hạnh: Ốm hay sao mà nhìn mệt mỏi thế em?

Chị Mai: Ốm đau gì đâu chị, em chỉ mệt tí thôi mà, mời chị vào nhà

Chị Hạnh: Hôm nay, là ngày đi vận động các cặp vợ chồng sinh đẻ có kế hoạch. Vận động tuyên truyền cái này yêu cầu phải có cả hai vợ chồng ngồi nghe mới được, vậy chú Ba đâu, gọi chú ra đây tôi phổ biến cho hai vợ chồng cô chú! Nhanh, tôi còn về, trời nóng nực và muộn quá rồi!

Chị Mai: Lão chồng em đi đâu từ hôm qua vẫn chưa về, mà đi đâu thì đi, đi quách đi cho rảnh nợ, em chẳng quan tâm, không về càng tốt (cùng với lời nói là đôi mắt ầng ậc nước).

Chị Hạnh: Hả, sao vậy em? Khổ quá, lại có chuyện gì à? Thôi, có gì nói ra tôi xem nào, có gì tôi giúp cho, chị em cùng sinh hoạt đoàn thể với nhau, cô đừng ngại, chuyện nhà từ xưa tới nay nhiều người cũng biết mà. Nào, bây giờ cô kể đầu đuôi ngọn ngành tôi nghe.

Chị Mai (nghe chị Hạnh nói thế, chị Mai như được mở lòng bắt đầu tuôn ra những uốt ức của mình. Chị băt đầu kể): “Sáng qua, lão đi uống rượu hội đồng hương đồng khói gì đó, trưa về say bí tỉ, dở giọng lè nhè:

(Lưu ý: phân đoạn này là sự hồi tưởng của chị Mai)

Anh Ba: Con vợ đâu, mau dọn cơm, trời tối rồi mà cô vẫn không dọn cơm cho tôi ăn à? Cô đi đâu mà tối mịt mùng mới về?

Chị Mai: bố mày say rồi, vào trong nhà nghỉ đi, trời bây giờ mới trưa làm gì mà bảo tối mịt mùng, mấy đứa nhỏ đi học còn chưa về, đợi chúng về rồi cả nhà ăn cơm.  

Anh Ba: mấy đứa nhỏ, mấy đứa nhỏ, mày chỉ lo cho mấy đứa nhỏ, còn cái thân tao mày không lo à?

Chị Mai:  anh say rồi đi nghỉ đi, em không muốn đuôi co với anh lúc này. Lúc nào tỉnh thì chúng ta nói chuyện

Anh Ba:  mày dám coi thường tao hả?Anh Ba vừa nói vừa xông vài đánh vợ.

Người dẫn chuyện: Chị Mai vừa kể vừa khóc, giọng cứ nghẹn lại, đứt đoạn liên tục.

Chị Hạnh: chết thật, cô gầy thế này mà chú cứ rượu chè rồi đánh thì còn gì là người. Cái thằng không biết thương yêu vợ con gì cả, thế bây giờ chú ấy đi đâu cô không biết à?

Chị Mai: không chị ạ, ông đánh em xong ông bỏ đi luôn, đêm cũng không về, em chán quá nên cũng chẳng muốn quan tâm, ông đi luôn càng tốt. Em khổ lắm chị ạ, nhà đã nghèo lại lấy phải người chồng nát rượu, vũ phu…

Chị Hạnh: tội nghiệp cho cô quá!

Chị Mai: nếu không nghĩ đến mấy đứa nhỏ thì em chết cho rồi, chứ sống với lão có ngày em cũng bị đánh chết mất thôi.

Chị Hạnh: thật tức điên với những kẻ tham rượu chè, hay ăn, lười làm, rồi còn hành hạ đánh đập vợ con thế này. Là đàn ông, trụ cột chính trong nhà mà lại cứ rượu chè say xỉn, hễ phật ý là trút những cơn giận vào đầu vợ con, đập phá đồ đạc… Kiểu này còn ra thể thống gì nữa?

Chị Mai: khổ lắm chị ạ. Có hôm say rượu, ảnh không chỉ đánh chửi mẹ con em mà còn đuổi, nhốt em và thằng cu ở ngoài nhà cả đêm. Có lần còn xé rách quần áo em trước mặt các con nữa. Tủi lắm chị!

Chị Hạnh: không, không được! Có ông chồng nào cũng đánh vợ đánh con như thế đâu? Lần trước tôi cũng gặp và khuyên bảo chú ấy rồi cơ mà. Tôi bảo cứ uống say về làm ầm ĩ như thế mấy đứa con nó làm sao mà học hành được? Đánh vợ như thế cô ấy ốm nằm một chỗ thì ai mà nuôi con cho chú? Chú ấy vâng vâng dạ dạ rồi cơ đấy!

Chị Mai: thì lúc không uống rượu anh ấy cũng thương vợ con mà chị. Chỉ tại rượu vào là anh mất hết tính người như vậy đó.

Chị Hạnh: Chú ấy đánh cô như thế mà cô còn bênh được à? Ừ, nó thương cô đến nỗi mặt mũi bầm tím ra thế kia? Không được. Cô phải cứng rắn lên. Bây giờ cô nghe tôi, lên xã trình báo chính quyền cho họ xử lý chú ấy một lần, để chú ấy ngộ ra mà bỏ cái thói rượu chè rồi về vũ phu ấy đi, cho gia đình đầm ấm, cho hàng xóm yên ổn, cho mấy đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn không học thói xấu từ chú ấy nữa.

Chị Mai: thôi, lỡ lấy phải người chồng ham rượu, cục cằn thì đành chịu chứ, giờ biết làm sao? Số em nó thế rồi, em cũng muốn chịu đựng để yên nhà, yên cửa.

Chị Hạnh: không được, cô nghĩ cho gia đình cô nhưng cô cũng phải nghĩ cho hàng xóm láng giềng, xã hội nữa chứ. Sống bên cạnh những người có nhiều tật xấu sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ cô có hiểu không? Cô phải để công an, chính quyền can thiệp, chồng cô mới hiểu hành vi đó sai trái đến đâu, rồi còn sửa. Phải làm theo luật, chứ họ sinh ra luật để làm gì?

Chị Mai: vợ chồng đánh nhau thì có luật gì chứ chị? Mà ai người ta quan tâm đến chuyện gia đình đánh nhau?

Chị Hạnh: đúng là cô lười đi sinh hoạt, họp hành với Hội phụ nữ nên chẳng có hiểu gì nhiều. Tôi nói cho cô biết này: trong Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định vợ và chồng đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; các hành vi vi phạm và cả biện pháp xử phạt hành vi bạo lực gia đình đều đã được quy định rõ ràng, cụ thể trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đó cô Mai ạ.

Chị Mai (vừa bình tĩnh trở lại, vừa có niềm tin vào một thứ gì đó rất tốt đẹp, nhưng cũng không khỏi xót xa):… Hay…hay là chị tìm gặp anh ấy khuyên răn giúp em trước xem sao? Biết đâu chị nói khéo khéo thì ảnh nghe theo, bỏ bớt rượu chè. Em nghĩ không có rượu chắc anh ấy không đánh vợ con đâu?!

Chị Hạnh: thôi được để tôi tìm gặp, khuyên bảo chú ấy trước xem sao. Nếu không chịu nghe, vẫn rượu chè, đánh chửi vợ con thì tôi sẽ báo cho chính quyền đấy, lúc ấy đừng có trách đấy nhé. Bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ cũng là nhiệm vụ của Hội Phụ nữ chúng tôi đấy.

Chi Mai: vâng, em cảm ơn chị ạ.

Chị Hạnh: Hội Phụ nữ và chính quyền sẽ ủng hộ cô, bảo vệ cô nhưng mà cô phải kiên quyết, phối hợp với chúng tôi thì mới có hiệu quả. Cô nghe chưa?

Chi Mai: vâng, em biết rồi. Mong các chị giúp cho mẹ con em.

Chị Hạnh: Thôi, cũng muộn rồi, tôi về đây, tôi để lại tài liệu tuyên truyền về sinh đẻ có kế hoạch, cô tự đọc nhé, có vấn đề gì thắc mắc cô cứ trao đổi với tôi, để tôi giải thích/ tư vấn cho cô. Khổ, tại muộn quá rồi, chứ không là tôi nán lại tư vấn cho cô luôn ấy, cô thông cảm giúp tôi nhé!

Chị Mai: dạ, em sẽ đọc, tìm hiểu và trao đổi lại với chị nhé ạ. Tâm sự với chị xong em thấy mình còn thiếu hiểu biết về nhiều vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình quá. Từ nay em sẽ chăm chỉ đến sinh hoạt với Hội Phụ nữ nhiều hơn. Em cảm ơn chị ạ!

Chị Hạnh: Ừ, cô chăm chỉ đến sinh hoạt với Hội cho vui, lại mở mang thêm kiến thức. Thôi, cô vào cơm nước cho bọn nhỏ đi, tôi về cô nhé!

Người dẫn chuyện: Chị Hạnh đứng dậy cầm chiếc nón lá ra về, chị Mai nhìn theo bóng chị Hạnh xa dần trong tâm trạng tốt hơn, niềm tin vào cuộc sống đã quay trở lại.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá