Sách bài tập Tin học 7 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Thuật toán tìm kiếm

2.3 K

Với giải sách bài tập Tin học 7 Bài 13: Thuật toán tìm kiếm sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Tin học 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Tin học lớp 7 Bài 13: Thuật toán tìm kiếm

Bài 1 trang 61 Sách bài tập Tin học 7: Hãy ghép mỗi tình huống ở cột bên trái với một cách sắp xếp ở cột bên phải cho phù hợp.

Tình huống

Cách sắp xếp theo thứ tự phù hợp

1) Giáo viên lập danh sách tên học sinh của một lớp.

a) Sắp xếp theo thứ tự thời gian tăng dần.

2) Lớp trưởng lập danh sách các bạn trong lớp đăng kí tham gia cuộc thi văn nghệ.

b) Sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái.

3) Ban tổ chức đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lập bảng tổng sắp huy chương của các nước tham gia.

c) Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (người già, trẻ em, ...) và thời gian tăng dần.

4) Nhân viên y tế sắp xếp hồ sơ người chờ đến lượt khám sức khỏe.

d) Sắp xếp theo thứ tự số huy chương vàng, bạc, đồng giảm dần.

Lời giải:

1 - b, 2 - a, 3 - d, 4 - c

Bài 2 trang 62 Sách bài tập Tin học 7: Hãy xác định trong các thao tác dưới đây, thao tác nào là của thuật toán tìm kiếm tuần tự, thao tác nào là của thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng cách đánh dấu (✔) vào ô tương ứng.

Lời giải:

- Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện so sánh lần lượt từ phần tử đầu tiên của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.

- Thuật toán tìm kiếm nhị phân:

+ Áp dụng với dãy giá trị đã được sắp xếp.

+ Ở mỗi lần lặp, thực hiện:

Bước 1. So sánh giá trị cần tìm với giá trị của phần tử giữa dãy đang xét.

Bước 2. Nếu bằng nhau thì thông báo vị trí tìm thấy và kết thúc.

Bước 3. Nếu nhỏ hơn thì xét dãy ở nửa trước, nếu lớn hơn thì xét dãy ở nửa sau.

Bước 4. Nếu dãy rỗng thì thông báo không tìm thấy và kết thúc tìm kiếm, không thì quay lại bước 1.

Bảng kết quả như sau:

Bài 3 trang 62 Sách bài tập Tin học 7: Cho dãy số: 47, 35, 36, 11, 36, 46, 36, 63, 36, 18, 24. Để tìm số 36 trong dãy số này bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta cần thực hiện bao nhiêu lần lặp? 

A. 3 lần. B. 5 lần. C. 7 lần. D. 9 lần. 

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số 36 đầu tiền nằm ở vị trí thứ 3 trong dãy nên khi tìm số 36 trong dãy số này bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta cần thực hiện 3 lần lặp.

Bài 4 trang 62 Sách bài tập Tin học 7: Theo em, thuật toán tìm kiếm nào trong 2 thuật toán đã học là phù hợp nhất để tìm một số trong dãy số 14, 17, 21, 25, 30, 52, 66? Vì sao em không chọn thuật toán còn lại? 

Hãy mô phỏng thuật toán phù hợp nhất đã chọn để tìm số 30 trong dãy số trên bằng cách điền thông tin mỗi lần lặp vào bảng dưới đây.

Lần lặp

Số của dãy được kiểm tra

Đúng số cần tìm

Đã kiểm tra hết số

1

2

Lời giải:

Sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân là phù hợp nhất để tìm một số trong dãy số này vì đây là dãy số sắp xếp tăng dần, số lần lặp phải thực hiện ít hơn hẳn khi sử dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự (ta sẽ thấy rõ khi dãy có nhiều phần tử và phần tử này cần tìm cách xa phần tử đầu tiên).

Lần lặp

Số của dãy được kiểm tra

Đúng số cần tìm

Đã kiểm tra hết số

1

25

Sai

Sai

2

52

Sai

Sai

3

30

Đúng

 

Bài 5 trang 62 Sách bài tập Tin học 7: Bạn em có một bộ 20 thẻ số, mỗi thẻ ghi một số khác nhau, được đặt úp trên bàn theo thứ tự giá trị các số tăng dần từ trái sang phải. Bạn đố em lật tìm được đúng một số trong 20 thẻ số đó chỉ với tối đa 5 lần lật. Em có thực hiện được không? Vì sao?

Lời giải:

Thực hiện được, vì: Áp dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân.

Theo công thức phần nguyên, ta xác định và lật thẻ ở giữa như sau (giả định trường hợp xấu nhất là lần lật cuối cùng mới đúng số cần tìm):

- Lần 1: lật 1 thẻ trong 20 thẻ, ta lật thẻ thứ 10.

- Lần 2: lật 1 thẻ trong 9 thẻ bên trái hoặc trong 10 thẻ bên phải thẻ thứ 10, ta lật thẻ thứ 5 hoặc lật thẻ thứ 15.

Cứ tiếp tục chọn và lật như vậy thì đến lần 5, sẽ chỉ còn 1 số để lật và chắc chắn tìm được một số theo yêu cầu.

Xem thêm các bài giải SBT Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 10: Sử dụng hàm để tính toán

Bài 11: Tạo bài trình chiếu

Bài 12: Sử dụng ảnh minh họa, hiệu ứng động trong bài trình chiếu

Bài 13: Thuật toán tìm kiếm

Bài 14: Thuật toán sắp xếp

Đánh giá

0

0 đánh giá