20 câu Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 4 (Cánh diều) có đáp án 2024: Học tập tự giác, tích cực

4.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 Bài 4: Học tập tự giác, tích cực sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 4: Học tập tự giác, tích cực. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

Câu 1. Là một học sinh, chúng ta cần có biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính tự giác, tích cực?

A. Lười làm bài tập về nhà.

B. Thường xuyên đi học muộn.

C. Chủ động lập thời gian biểu.

DBỏ cuộc khi gặp vấn đề khó.

Đáp án: C

Giải thích: Là một học sinh, chúng ta nên chủ động lập thời gian biểu  để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 2. Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập?

A. Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

B. Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.

C. Không ngừng tiến bộ trong học tập.

D. Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.

Đáp án: B

Giải thích: Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập; đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra; được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

Câu 3. Khi bài tập về nhà có một bài toán khó, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán.

B. Bỏ qua để chờ ngày hôm sau cô giáo chữa bài rồi chép vào vở.

C. Lên mạng tìm đáp án để chép vào vở cho có.

D. Hỏi bạn bè xem ai đã làm thì mượn vở chép.

Đáp án: A

Giải thích: Trong trường hợp này, em nên ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán.

Câu 4. Biểu hiện của ai dưới đây thể hiện trái với tự giác, tích cực trong học tập?

A. Mỗi khi có bài tập, F thường lên mạng tra lời giải sau đó chép vào vở.

B. Mỗi khi có bài tập khó, Q sẽ quyết tâm nghiên cứu làm đến cùng.

C. Trong giờ học T luôn tích cực xây dựng bài và làm bài cô giao.

D. S dành thời gian mỗi ngày để đọc sách, mở mang tri thức.

Đáp án: A

Giải thích: Mỗi khi có bài tập, F thường lên mạng tra lời giải sau đó chép vào vở là biểu hiện trái với tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 5. Phương án nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Chủ động lập kế hoạch học tập.

B. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ.

C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.

D. Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

Đáp án: B

Giải thích: Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực: có mục tiêu học tập rõ ràng; chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập; có phương pháp học tập chủ động; biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

Câu 6. Tự giác, tích cực trong học tập mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Bị mọi người xa lánh.

B. Chúng ta luôn phải chịu thiệt thòi.

C. Giúp chúng ta đạt được mọi mục đích.

D. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu đã đề ra.

Đáp án: D

Giải thích: Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập; đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra; được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

Câu 7. Bạn P đến rủ T đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra Toán. Nếu em là T, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. làm ngơ và mặc kệ bạn rủ rê.

B. đồng ý, bỏ việc học để đi chơi với P.

C. từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.

D. mắng cho P một trận vì làm phiền trong lúc học bài.

Đáp án: C

Giải thích: Nếu em là T, em nên từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.

Câu 8. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực: có mục tiêu học tập rõ ràng; chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai

A. ủng hộ.

B. chỉ bảo.

C. nhắc nhở.

D. động viên.

Đáp án: C

Giải thích: Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực: có mục tiêu học tập rõ ràng; chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở

Câu 9. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Không có mục đích sống.

B. Lười làm bài tập về nhà.

C. Có mục tiêu học tập rõ ràng.

D. Dành thời gian cho những trò vô bổ.

Đáp án: C

Giải thích: Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực: có mục tiêu học tập rõ ràng; chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập; có phương pháp học tập chủ động; biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

Câu 10. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.

B. Tích cực trong công việc thường phải chịu nhiều thiệt thòi.

C. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.

D. Chỉ những người nghèo mới cần tự giác.

Đáp án: C

Giải thích: Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công là nhận định đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 11. Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà V thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện V là người

A. thiếu kĩ năng học tập.

B. thiếu tự giác, tích cực.

C. luôn tự tin trong cuộc sống.

D. tự giác, tích cực trong học tập.

Đáp án: D

Giải thích: Việc làm đó thể hiện V là người  tự giác, tích cực trong học tập bởi bạn đã biết chủ động học tập và trau dồi thêm tri thức mà không cần ai nhắc nhở.

Câu 12. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.

B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.

C. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc.

D. Tự giác, tích cực học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ trong học tập.

Đáp án: C

Giải thích: Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc là nhận định không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 13. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên

A. luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.

B. dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó.

C. bỏ bê công việc học để chơi game.

D. tích cực học hỏi qua những người xung quanh.

Đáp án: D

Giải thích: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên tích cực học hỏi qua những người xung quanh.

Câu 14. Biểu hiện của ai dưới đây thể hiện tự giác, tích cực trong học tập?

A. P thường xuyên đi học muộn vì ngủ nướng.

B. Trong giờ học K luôn mất tập trung và nói chuyện riêng.

CBạn H thường tìm các các bài toán hay trên mạng để tự giải.

D. Mỗi khi không làm được bài tập T thường mượn vở bạn để chép.

Đáp án: C

Giải thích: H thường tìm các các bài toán hay trên mạng để tự giải là một biểu hiện của tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 15. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh không nên

A. lên kế hoạch học tập cụ thể.

B. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.

C. chủ động học tập trên nhiều kênh thông tin.

D. thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra.

Đáp án: B

Giải thích: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh không nên thụ động trong việc tiếp thu tri thức.

Phần 2. Lý thuyết GDCD 7 Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

1. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

- Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực:

+ Có mục tiêu học tập rõ ràng;

+ Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra;

+ Hoàn thành nhiệm vụ học tập và không cần ai nhắc nhở;

+ Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập;

+ Có phương pháp học tập chủ động;

+ Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

Lý thuyết Bài 4: Học tập tự giác, tích cực - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 4: Học tập tự giác, tích cực - Cánh diều (ảnh 1)

Thiết lập mục tiêu học tập rõ ràng

Kiên trì học tập

 

 

2. Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực

- Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta:

+ Chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập;

+ Đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra;

+ Được mọi người tin tương, tôn trọng và quý mến.

Lý thuyết Bài 4: Học tập tự giác, tích cực - Cánh diều (ảnh 1)

Học tập chủ động, tự giác giúp chúng ta tiến bộ trong học tập

Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Trắc nghiệm Bài 4: Học tập tích cực, tự giác

Trắc nghiệm Bài 5: Giữ chữ tín

Trắc nghiệm Bài 6: Quản lí tiền

Trắc nghiệm Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Đánh giá

0

0 đánh giá