20 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Thiết bị vào và thiết bị ra

5.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

A. Bài tập trắc nghiệm Tin học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

Câu 1. CPU viết tắt của cụm từ nào?

A. Central Processing Unit.

B. Center Processing Unit.

C. Central Processor Unit.

D. Central Processing Using.

Đáp án: A

Giải thích:

CPU viết tắt của cụm từ Central Processing Unit – bộ xử lí trung tâm.

Câu 2. Phát biểu nào là đúng khi nói về CPU?

A. CPU được tạo bởi bộ nhớ RAM và ROM.

B. CPU lưu trữ các phần mềm người sử dụng.

C. CPU viết tắt của Central Processing Unit, là đơn vị xử lý trung tâm tích hợp trong một chip được gọi là một vi xử lí, để xử lí dữ liệu và dịch các lệnh của chương trình.

D. CPU thường được tích hợp với một chip gọi là vi xử lí.

Đáp án: C

Giải thích:

CPU viết tắt của Central Processing Unit, là đơn vị xử lý trung tâm tích hợp trong một chip được gọi là một vi xử lí, để xử lí dữ liệu và dịch các lệnh của chương trình.

Câu 3. CPU làm những công việc chủ yếu nào?

A. Lưu trữ dữ liệu.

B. Nhập dữ liệu.

C. Xử lý dữ liệu.

D. Xuất dữ liệu.

Đáp án: C

Giải thích:

CPU làm những công việc chủ yếu là xử lí dữ liệu

Câu 4. Máy tính xách tay có ưu điểm gì so với máy tính để bàn?

A. Màn hình to hơn.

B. Bàn phím và vùng cảm ứng chuột được gắn trên thân máy.

C. Bàn phím ấn nhẹ nhàng và dễ hơn.

D. Không có ưu điểm gì.

Đáp án: B

Giải thích:

Máy tính xách tay có ưu điểm gì so với máy tính để bàn là bàn phím và vùng cảm ứng chuột được gắn trên thân máy.

Câu 5. Máy ảnh kĩ thuật số, máy ảnh ghi hình kĩ thuật số là thiết bị gì khi kết nối với máy tính?

A. Thiết bị ra.

B. Thiết bị vào.

C. Thiết bị vào – ra.

D. Không là thiết bị gì vì không thể kết nối.

Đáp án: B

Giải thích:

Máy ảnh kĩ thuật số, máy ảnh ghi hình kĩ thuật số là thiết bị cho phép thu thập, lưu trữ và thực hiện xử lí tệp ảnh, tệp video đơn giản. Khi được kết nối với máy tính, chúng trở thành thiết bị vào và trao đổi dữ liệu máy tính.

Câu 6. Thiết bị nào sau đây không phải là bộ phận của máy tính?

A. Thanh RAM.

B. Màn hình.

C. Sách.

D. Chuột.

Đáp án: C

Giải thích:

Thanh RAM, màn hình và chuột đều là bộ phận của máy tính. Sách không là bộ phận của máy tính.

Câu 7. Đâu không phải thiết bị vào trong các thiết bị sau?

A. Chuột.

B. Bàn phím.

C. Micro.

D. Máy in.

Đáp án: D

Giải thích:

Chuột, bàn phím, micro đều là những thiết bị vào, chuyển thông tin vào ở các dạng khác nhau. Máy in là thiết bị ra vì nó đưa thông tin ra dưới dạng chữ.

Câu 8. Đâu không phải thiết bị ra trong các thiết bị sau?

A. Chuột.

B. Loa.

C. Màn hình.

D. Máy in.

Đáp án: A

Giải thích:

Loa, màn hình, máy in đều là những thiết bị ra, chuyển thông tin ra ở các dạng khác nhau. Chuột là thiết bị vào vì nó đưa thông tin vào và giúp hành động điều khiển của người dùng thuận tiện hơn.

Câu 9. Ổ đĩa cứng, thẻ nhớ là thiết bị gì trên máy tính?

A. Thiết bị vào.

B. Thiết bị ra.

C. Thiết bị in.

D. Không là thiết bị vào – ra.

Đáp án: D

Giải thích:

Thiết bị nhớ (ổ đĩa cứng, thẻ nhớ, đĩa quang, ...) thực hiện tiếp nhận thông tin từ máy tính và đưa thông tin vào máy tính nhưng không được coi là thiết bị vào - ra vì không thực hiện chức năng chuyển đổi dạng thông tin thường gặp thành dữ liệu số trong máy tính và ngược lại.

Câu 10. Việc nào không nên làm khi sử dụng máy tính?

A. Gõ phím nhẹ, dứt khoát.

B. Giữ tay khô, sạch khi thao tác với máy tính.

C. Đóng các chương trình ứng dụng rồi mới tắt máy tính bằng chức năng Shut down.

D. Vừa ăn, uống vừa sử dụng máy tính.

Đáp án: D

Giải thích:

Vừa ăn, uống vừa sử dụng máy tính có thể làm thức ăn, đồ uống rơi vãi vào máy tính và gây hỏng hóc.

Câu 11. Có mấy chuẩn kết nối phổ biến với máy tính hiện nay?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án: A

Giải thích:

Có nhiều chuẩn kết nối thiết bị máy tính trong đó có hai chuẩn phổ biến là USB và HDMI.

Câu 12. Loại chuẩn kết nối nào có cổng và đầu nối như hình dưới đây?

TOP 15 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 1 (có đáp án): Thiết bị vào và thiết bị ra - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. USB – A.

B. HDMI – A.

C. HDMI – C.

D. HDMI – D.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong hình vẽ trên mô tả cổng nối và đầu nối của chuẩn USB – A.

Câu 13. Trong hình dưới đây mô tả một cổng kết nối của chuẩn kết nối nào?

TOP 15 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 1 (có đáp án): Thiết bị vào và thiết bị ra - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. HDMI – A.

B. VGA.

C. USB – A.

D. USB – B.

Đáp án: B

Giải thích:

Hình trên mô tả một cổng kết nối của chuẩn kết nối VGA.

Câu 14. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau?

A. Mỗi loại cổng kết nối và đầu nối tương ứng được thiết kế để có thể lắp ráp vừa khớp với nhau.

B. Cùng một chuẩn kết nối có thể có nhiều loại cổng kết nối, đầu nối với cấu tạo, hình dạng, kích thước khác nhau.

C. Ngày nay các thiết bị ngoại vi có thể kết nối với thân máy tính thông qua các chuẩn kết nối không dây như bluetooth, ....

D. Có 4 bước thực hiện để kết nối thiết bị cần kết nối với máy tính.

Đáp án: D

Giải thích:

Có 3 bước thực hiện để kết nối thiết bị cần kết nối với máy tính:

+ Chuẩn bị cáp nối, thiết bị cần được kết nối;

+ Lựa chọn cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước vừa khớp với đầu nối

+ Đưa đầu nối sắt vào cổng kết nối đồng thời chỉnh cho vừa khớp, một tay giữ thiết bị có cổng kết nối (thân máy, ...), tay còn lại nhẹ nhàng ấn thẳng để cắm đầu nối khớp chặt vào cổng kết nối.

Câu 15. Sử dụng thiết bị như thế nào để không bị lỗi?

A. Rút thiết bị nhớ khỏi máy tính khi một ứng dụng đang ghi dữ liệu vào thiết bị đó.

B. Khi thực hiện soạn thảo văn bản nhưng chưa lưu vào tệp và tắt nguồn bằng nút nguồn trên thân máy hoặc ngắt nguồn điện cung cấp cho máy tính.

C. Để máy tính bị ẩm, ướt, bụi, bẩn.

D. Dùng vải mềm lau màn hình.

Đáp án: D

Giải thích:

+ Rút thiết bị nhớ khỏi máy tính khi một ứng dụng đang ghi dữ liệu vào thiết bị đó có thể mất, hỏng dữ liệu.

+ Khi thực hiện soạn thảo văn bản nhưng chưa lưu vào tệp, nếu tắt nguồn bằng nút nguồn trên thân máy hoặc ngắt nguồn điện cung cấp cho máy tính làm mất dữ liệu và gây lỗi cho hệ thống máy tính.

+ Để máy tính bị ẩm, ướt, bụi, bẩn gây hư hỏng thiết bị.

+ Dùng vải mềm lau màn hình sẽ không làm màn hình bị xước, vỡ, nứt màn hình.

Video giải Tin học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra - Chân trời sáng tạo

B. Lý thuyết Tin học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

1. Thiết bị vào và thiết bị ra

- Có nhiều loại thiết bị vào như bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét, ... để tiếp nhận thông tin vào ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, tiếp xúc, chuyển động.

- Có nhiều loại thiết bị ra như màn hình, loa, máy in, máy chiếu, ... để đưa thông tin ra ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Hình 1. Sơ đồ cấu trúc chung của máy tính

2. Sự đa dạng của thiết bị vào – ra

a) Máy tính xách tay

- Màn hình (có thể mở ra gập lại).

- Bàn phím và vùng cảm ứng chuột được gắn ở mặt trên thân máy.

- Camera được gắn vào cạnh trên màn hình, micro, loa được tính hợp ở cạnh hoặc ở dưới thân máy.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Hình 2: Thiết bị vào ra của máy tính xách tay

b) Máy tính bảng, điện thoại thông minh

- Màn hình cảm ứng liền khối với thân máy.

- Bàn phím ảo sẽ xuất hiện trên màn hình khi cần sử dụng (hoặc có thẻ dùng bút cảm ứng).

- Điều khiển bằng cách dùng ngón tay chạm trực tiếp vào màn hình cảm ứng.

- Micro, loa, camera cũng được tích hợp ngay trên thân máy.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Hình 3: Bàn phím ảo trên máy tính bảng, điện thoại thông minh

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Hình 4: Điều khiển bằng cách chạm ngón tay vào màn hình

c) Một số thiết bị số

- Một số thiết bị số khác như: Loa thông tinh, máy ghi hình kĩ thuật số, …

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Hình 5. Một số thiết bị số

 Các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.

3. Lắp ráp, sử dụng thiết bị an toàn

a) Lắp ráp một số thiết bị máy tính thông dụng

Chuẩn kết nối, cổng kết nối và đầu nối

- USB (Universal Serial Bus): dùng kết nối chuột, bàn phím, loa, màn hình, … Có 3 loại phổ biến là USB-A, USB-B và USB-C.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

- HDMI (High-Definition Multimedia Interface): dùng kết nối hình ảnh, âm thanh có chất lượng cao (như kết nối với tivi, máy chiếu, …). Có 3 loại phổ biết: HDMI-A, HDMI-C, HDMI-D.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

- VGA (Video Graphics Array) thường có trên máy tính để bàn, dùng kết nối màn hình với máy tính.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Lắp ráp máy tính đúng cách

Khi lắp ráp thiết bị vào máy tính, ta thực hiện lần lượt như sau:

- Chuẩn bị cáp nối, thiết bị cần được kết nối.

- Lựa chọn cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước vừa khớp với đầu nối.

- Đưa đầu nối sát vào cổng chỉnh vừa khớp, sau đó ấn nhẹ nhàng đầu nối khớp với cổng kết nối.

b) Sử dụng thiết bị an toàn

Một số ví dụ có thể dẫn đến lỗi thiết bị, hệ thống máy tính do sử dụng không đúng cách gây ra:

- Rút thiết bị nhớ khỏi máy tính khi một ứng dụng.

- Không tắt máy bằng cách nhấn nút nguồn trên thân máy hoặc ngắt nguồn điện cung cấp cho máy tính thì sẽ làm mất dữ liệu và có thể sẽ gây lỗi cho hệ thống máy tính.

- Để máy tính bị ẩm, ướt, bụi, bẩn sẽ gây lỗi, hư hỏng thiết bị.

- Dùng vải thô ráp lau màn hình hay để vật sắc, nhọn tác động vào màn hình sẽ dẫn đến xước, nút vỡ màn hình.

- Va đập mạnh sẽ gây lỗi, hỏng thiết bị, hệ thống máy tính.

 Kết luận:

- Láp ráp, sử dụng thiết bị không đúng sẽ gây ra lỗi, hư hỏng thiết bị, hệ thống máy tính.

- Cần phải đọc kĩ và làm theo hướng dẫn khi lắp ráp, sử dụng thiết bị.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

Trắc nghiệm Bài 2: Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng

Trắc nghiệm Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính

Trắc nghiệm Bài 5: Mạng xã hội

Trắc nghiệm Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số

Đánh giá

0

0 đánh giá