Giải Sinh Học 8 Bài 35: Ôn tập học kì I

1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 35: Ôn tập học kì I chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Ôn tập học kì lớp 8.

Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 35: Ôn tập học kì I

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 111 SGK Sinh học 8: Hãy điền nội dụng phù hợp vào bảng 35-1

Bảng 35-1:Khái quát về cơ thể người

Cấp độ tổ chức

Đặc điểm đặc trưng

Cấu tạo

Vai trò

Tế bào

 

 

 

 

Cơ quan

 

 

Hệ cơ quan

 

 

Trả lời:

Cấp độ tổ chức

Đặc điểm đặc trưng

Cấu tạo

Vai trò

Tế bào

Gồm:

- Màng

- Chất tế bào với các bào quan chủ yếu (ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôn gi, trung thể)

- Nhân
Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể

Tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau
Tham gia cấu tạo nên các cơ quan

Cơ quan

Được cấu tạo nên bởi các mô khác nhau.
Tham gia cấu tạo và thực hiện chức năng nhất định của hệ cơ quan

Hệ cơ quan

Gồm các cơ quan có mối liên hệ về chức năng
Thực hiện một chức năng nhất đinh của cơ thể.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 111 SGK Sinh học 8: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 35-2

Bảng 35-2: Sự vận động của cơ thể

Hệ cơ quan thực hiện vận động

Đặc điểm cấu tạo đặc trưng

Chức năng

Vai trò chung

Bộ xương

 

 

 

Hệ cơ

 

 

Trả lời:

Hệ cơ quan thực hiện vận động

Đặc điểm cấu tạo đặc trưng

Chức năng

Vai trò chung

Bộ xương

- Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp

- Có tính chất cứng rắn và đàn hồi

- Tạo bộ khung cơ thể

- Bảo vệ

- Nơi bám của cơ
Cơ co, dãn giúp các cơ quan hoạt động

Hệ cơ

- Tế bào cơ dài

- Có khả năng co dãn

Cơ co, dãn giúp các cơ quan hoạt động

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 111 SGK Sinh học 8: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 35–3.

Bảng 35–3. Tuần hoàn

Cơ quan

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Vai trò chung

Tim

 

 

 

Hệ mạch

Phương pháp giải:

Hệ tuần hoàn được tạo thành từ bốn thành phần cơ bản:

- Tim: là một cơ quan nhỏ trong lồng ngực có kích thước gần bằng hai lòng bàn tay người lớn nắm chặt vào nhau. Hệ thống tuần hoàn sẽ hoạt động mọi lúc nhờ hoạt động bơm máu liên tục của tim.

- Hệ mạch:

+ Động mạch: Những mạch này vận chuyển giàu oxy từ tim đến các cơ quan khác.

+ Tĩnh mạch: Vận chuyển máu đã khử oxy đến phổi, nơi nó được cung cấp oxy.

- Máu: Là nơi vận chuyển hormone, dinh dưỡng, oxy, kháng thể và các chất khác cần thiết cho sự phát triển và sức mạnh của cơ thể.

Trả lời:

Cơ quan

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Vai trò chung

Tim

- Có van nhĩ thất và van động mạch

- Co bóp theo chu kỳ 3 pha
Bơm máu liên tục theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch
Giúp máu tuần hoàn theo 1 chiều trong cơ thể, nước mô liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng được lưu thông.

Hệ mạch

Gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch

Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 111 SGK Sinh học 8: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 35-4.

Bảng 35-4. Hô hấp

Các giai  đoạn chủ yếu trong hô hấp

Cơ chế

Vai trò

Riêng

Chung

Thở

 

 

 

Trao đổi khí ở phổi

 

 

Trao đổi khí ở tế bào

 

 

Phương pháp giải:

Quá trình hô hấp bao gồm: sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở các tế bào.

+ Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường

+ Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu

+ Trao đồi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu

- Ý nghĩa của hô hấp: Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải caconic ra khỏi cơ thể

Trả lời:

Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp

Cơ chế

Vai trò

Riêng

Chung

Thở

Hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ quan hô hấp
Giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới
Cung cấp oxi trong tế bào của cơ thể và thải cacbonic ra khỏi cơ thể

Trao đổi khí ở phổi

Các khí (CO2; O2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
Gồm sự khuếch tán của oxi từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang
Tăng nồng độ oxi và giảm nồng độ cacbonic trong máu

Trao đổi khí ở tế bào

Các khí(CO2 ; O2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

Gồm sự khuếch tán của oxi từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu
Cung cấp oxi cho tế bào và nhận cacbonic do tế bào thải ra

Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 112 SGK Sinh học 8: Hãy đánh dấu “x” vào ô trống thích hợp trong bảng 35-5.

Bảng 35-5. Tiêu hóa

Giải Sinh Học 8 Bài 35: Ôn tập học kì I (ảnh 1)

Trả lời:

Giải Sinh Học 8 Bài 35: Ôn tập học kì I (ảnh 2)

Trả lời câu hỏi thảo luận số 6 trang 112 SGK Sinh học 8: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 35-6.

Bảng 35-6. Trao đổi chất và chuyển hóa

Các quá trình

Đặc điểm

Vai trò

Trao đổi chất

Ở cấp cơ thể

 

 

Ở cấp tế bào

 

Chuyển hóa ở tế bào

Đồng hóa

 

 

Dị hóa

 

Trả lời:

Các quá trình

Đặc điểm

Vai trò

Trao đổi chất

Ở cấp cơ thể

- Lấy các chất cần thiết cho cơ thể từ môi trường ngoài

- Thải các chất cặn bã, thừa ra môi trường ngoài
Là cơ sở cho quá trình chuyển hóa

Ở cấp tế bào

- Lấy các chất cần thiết cho cơ thể từ môi trường trong

- Thải các chất phân hủy vào môi trường trong

Chuyển hóa ở tế bào

Đồng hóa

- Tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể

- Tích lũy năng lượng
Là cơ sở cho mọi hoạt động của cơ thể sống.

Dị hóa

- Phân giải các chất của tế bào

- Giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể

 

Câu hỏi và bài tập (trang 112 sgk Sinh Học lớp 8)

Câu 1 trang 112 SGK Sinh học 8: Trong phạm vi các kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng các tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống

Trả lời:

* Tế bào là đơn vị cấu trúc:

- Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan; mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại; mỗi cơ quan được tập hợp bởi nhiều mô có chức năng giống nhau; mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.

- Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.

- Tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau, bao gồm:

+ Màng sinh chất.

+ Chất tế bào (có chứa các bào quan).

+ Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thể, nhân con.

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể.

* Tế bào là đơn vị chức năng:

Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như:

- Màng sinh chất: nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.

- Chất tế bào: là nơi xảy ra các hoạt động sống như:

+ Ti thể: tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.

+ Ribôxôm là nơi xảy ra tổng hợp prôtêin.

+ Bộ máy Gôngi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phầm cho tế bào.

+ Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế hào.

+ Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất.

- Nhân tể bào: có vai trò quan trọng trong sự di truyền. Nhân con có màng nhân, giúp trao đổi chất giữa nhân và te bào chất...

- Tất cả các hoại động nói trên xảy ra trong tế bào làm cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể (Hay nói cách khác các hoạt động sổng của cơ thể có cơ sở là các hoạt động sống của tế bào).

+ Sự trao đổi chất của tể bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

+ Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.

+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường ngoài.

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

Câu 2 trang 112 SGK Sinh học 8: Trình bày mối liên hệ về chức năng của hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ. hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa). 

Trả lời:

Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn có mối liên hệ với nhau.

+ Hệ vận động tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác, đồng thời giúp cơ thể hoạt động.

+ Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp cơ thể trao đổi chất và giúp các hệ cơ quan liên kết với nhau.

+ Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thống qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết)… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất.

Câu 3 trang 112 SGK Sinh học 8: Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào? 

Trả lời:

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

Bài giảng Sinh học 8 Bài: Ôn tập học kỳ 1

Đánh giá

0

0 đánh giá