Với giải Câu hỏi trang 154 Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 23: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 23: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
Câu hỏi trang 154 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
- Theo em, Nhà nước có nghĩa vụ gì trong phát triển văn hóa đất nước?
- Tại sao giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta?
- Các nội dung về văn hóa, giáo dục được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì đối với đời sống của người dân và đất nước?
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin 1, liệt kê các nghĩa vụ của Nhà nước trong phát triển văn hóa đất nước.
- Đọc thông tin 2 kết hợp với hiểu biết cá nhân, trả lời câu hỏi tại sao giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta.
- Từ các nội dung về văn hóa, giáo dục được quy định tại Hiến pháp, nêu ý nghĩa của các nội dung đó đối với đời sống của người dân và đất nước
Trả lời:
- Nghĩa vụ của Nhà nước trong phát triển văn hóa đất nước:
+ Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.
- Giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta vì:
+ Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế: Như chúng ta đã biết, để tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần 5 yếu tố cơ bản đó là: Vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, ta phải phát triển giáo dục và đào tạo.
+ Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.
+Giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.
- Ý nghĩa:
+ Nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
+ Đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người, đời sống của con người được đảm bảo.
+ Phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
Lý thuyết Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về văn hóa, giáo dục
a. Quy định của Hiến pháp 2013 về văn hóa
- Hiến pháp đã hiến định mục tiêu phát triển bền vững, trong đó thể hiện rõ quan điểm: phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Như vậy, văn hoá trở thành một thành tố hữu cơ, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện,bền vững của kinh tế.
- Mục đích của chính sách văn hóa:
+ Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại;
+ Phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân;
+ Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khoẻ, văn hoá, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân
b. Quy định của Hiến pháp 2013 về giáo dục
- Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam.
- Nhà nước quan tâm tới phát triển giáo dục và đào tạo, một mặt khẳng định bản chất và trách nhiệm của Nhà nước. Mặt khác, hiến định chủ trương xã hội hoá giáo dục, nhằm huy động các nguồn lực khác trong xã hội để đầu tư cho giáo dục và đào tạo, từ đó tạo điều kiện cho những thay đổi mang tính đột phá trong lĩnh vực này.
Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 152 KTPL 10: Em hãy quan sát những tranh dưới đây và trả lời câu hỏi....
Câu hỏi trang 153 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi....
Câu hỏi trang 155 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi....
Câu hỏi trang 156, 157 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.....
Luyện tập 3 trang 158 KTPL 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi....
Luyện tập 4 trang 158, 159 KTPL 10: Hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi....