Sách bài tập GDCD 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Ứng phó với tâm lí căng thẳng

4.4 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài tập 1 trang 36 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy đánh dấu X vào lựa chọn một số cách thức tích cực để ứng phó với tâm lí căng thẳng.

 

Có kế hoạch học tập, làm việc rõ ràng.

 

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

 

Không đặt ra những mục tiêu quá cao cho bản thân.

 

Tập thiền, yoga.

 

Sử dụng các chất kích thích.

 

Nghe nhạc thư giãn.

 

Gặp gỡ những người bạn vui vẻ.

 

Đổ lỗi cho người khác.

 

Thường xuyên trì hoãn công việc của mình đến phút cuối.

 

Không giao lưu, nói chuyện với bạn bè, người thân.

 

Đi du lịch cùng bạn bè, người thân.

 

Viết nhật kí.

 

Tâm sự với bạn bè, người thân.

Trả lời:

x

Có kế hoạch học tập, làm việc rõ ràng.

x

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

x

Không đặt ra những mục tiêu quá cao cho bản thân.

x

Tập thiền, yoga.

 

Sử dụng các chất kích thích.

x

Nghe nhạc thư giãn.

x

Gặp gỡ những người bạn vui vẻ.

 

Đổ lỗi cho người khác.

 

Thường xuyên trì hoãn công việc của mình đến phút cuối.

 

Không giao lưu, nói chuyện với bạn bè, người thân.

x

Đi du lịch cùng bạn bè, người thân.

x

Viết nhật kí.

x

Tâm sự với bạn bè, người thân.

Bài tập 2 trang 36 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để xác định các bước ứng phó với tâm lí căng thẳng.

Sách bài tập GDCD 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Ứng phó với tâm lí căng thẳng (ảnh 1)

Ứng phó với tâm lí căng thẳng là ……………….. con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách …………………… 

Để ứng phó với tâm lí căng thẳng, chúng ta nên: 

- Xác định ………………... gây ra căng thẳng, 

- Đề ra các …………………giải quyết;

- Chọn lọc và thực hiện các giải pháp .........................

- ............................. kết quả đạt được. 

Trả lời:

Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách thức con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực. 

Để ứng phó với tâm lí căng thẳng, chúng ta nên: 

- Xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng, 

- Đề ra các biện pháp giải quyết;

- Chọn lọc và thực hiện các giải pháp khả thi

- Đánh giá kết quả đạt được.

Bài tập 3 trang 37 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy trình bày suy nghĩ về câu nói của Mac Anderson: “Thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ làm nên sự khác biệt lớn”.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Câu nói của Anderson “Thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn” đã khẳng định vai trò của thái độ sống tích cực đồng thời khuyên con người cần có thái độ sống tích cực để sống chủ động, thành công hơn trong cuộc sống.

+ Cuộc sống của con người không chỉ có những thuận lợi, thời cơ mà đầy dẫy những khó khăn, thách thức đòi hỏi con người phải đương đầu, vượt qua nếu như muốn đi đến điểm đích cuối cùng của thành công. Bất cứ ai trong cuộc sống cũng sẽ phải đối mặt với những buồn vui, hạnh phúc, đau khổ, thời cơ và cả những bất trắc trong đời, đó là quy luật tất yếu của cuộc sống.

+ Để sống có ý nghĩa, để khẳng định giá trị của bản thân thì con người phải biết cách đối diện với những khó khăn, thách thức của cuộc sống bằng thái độ lạc quan, sự tự tin, yêu đời, sống và làm việc bằng tất cả ý chí và nghị lực.

+ Khi có thái độ sống tích cực, con người sẽ huy động được những cố gắng, quyết tâm để chinh phục những khó khăn trước mắt, biết cách biến thách thức thành cơ hội để gặt hái được những thành công. Thái độ sống tích cực còn mang đến niềm lạc quan, yêu đời giúp con người vững vàng vượt qua những khó khăn, thử thách và có thêm nhiều trải nghiệm với cuộc sống.

+ Không chỉ mang đến những giá trị to lớn đối với mỗi cá nhân mà thái độ sống tích cực còn góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, cần phân biệt thái độ sống tích cực với sự huyễn hoặc, ảo tưởng không thực tế.

=> Trong cuộc sống, trước những khó khăn chúng ta đừng lùi bước mà hãy đón nhận mọi thách thức bằng thái độ điềm tĩnh và thái độ tích cực. Khi chúng ta cố gắng hết sức mình, khi sự nỗ lực, cố gắng được huy động tối đa sẽ không có thử thách nào có thể ngăn cản sự phát triển của chúng ta.

Bài tập 4 trang 37 SBT Giáo dục công dân 7: Em sẽ chọn cách giải quyết như thế nào trong các tình huống sau: 

Tình huống 1. Khi em vi phạm kỉ luật ở trường, cô giáo yêu cầu em đưa giấy mời phụ huynh đến để trao đổi. Em sẽ:

A. giấu giấy mời đi và không nói với bố mẹ. 

B. đưa giấy mời cho bố mẹ và chủ động trình bày lỗi của mình với bố mẹ. 

C. nhờ anh, chị em hoặc người thân quen đưa giấy mời cho bố mẹ. 

D. khóc lóc, lo lắng, không biết làm như thế nào vì sợ nếu biết, bố mẹ sẽ la mắng.

Tình huống 2. Khi học lực của em chỉ ở mức vừa phải nhưng bố mẹ lại mong muốn em đạt học sinh giỏi và đứng đầu lớp, em cảm thấy rất áp lực. Em sẽ:

A. Cố gắng học bằng mọi cách để đạt được điều bố mẹ mong muốn, kì vọng ở mình. 

B. chán nản vì cho rằng bố mẹ chỉ quan tâm đến thành tích mà không hiểu và quan tâm mình. 

C. đặt mục tiêu phù hợp và tìm cơ hội để bày tỏ nguyện vọng của mình với bố mẹ.

D. không để tâm đến mong muốn của bố mẹ và cứ học bình thường.

Tình huống 3. Khi em bị một nhóm bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc về ngoại hình, em cảm thấy rất áp lực. Em sẽ:

A. cố gắng không để tâm đến những lời trêu chọc của các bạn. 

B. lôi kéo, rủ rê các bạn khác để tìm cách trả thù nhóm bạn kia. 

C. nói chuyện thẳng thắn với nhóm bạn đó, bày tỏ cảm xúc và tìm cách giải quyết. 

D. im lặng chịu đựng sự trêu chọc của các bạn và tự ti về bản thân.

Trả lời:

- Tình huống 1. Lựa chọn phương án: B

- Tình huống 2. Lựa chọn phương án: C

- Tình huống 3. Lựa chọn phương án: C

Bài tập 5 trang 38 SBT Giáo dục công dân 7: Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống sau:

STT

Tình huống

Cách xử lí

1

Em bị một nhóm bạn trong lớp tẩy chay.

 

2

Em đã làm một việc sai trái nhưng chưa bị người lớn phát hiện.

 

3

Em chuẩn bị thi cuối kì và có quá nhiều môn học cần ôn tập dẫn đến căng thẳng.

 

4

Em còn rất nhiều việc cần hoàn thành cả trong học tập và sinh hoạt trong một thời gian ngắn.

 

5

Em mong muốn đạt được một kết quả quá cao so với khả năng của bản thân, dẫn đến tâm lí căng thẳng.

 

6

Em bị một nhóm người đe doạ sẽ tung ảnh nhạy cảm nếu không làm theo yêu cầu.

 

7

Có một số bạn trong lớp thường chê bai ngoại hình của em, em đã cố gắng để cải thiện ngoại hình mà chưa được. Điều này khiến em cảm thấy rất căng thẳng.

 

Trả lời:

STT

Tình huống

Cách xử lí

1

Em bị một nhóm bạn trong lớp tẩy chay.

- Nói chuyện thẳng thắn với nhóm bạn, tháo gỡ khúc mắc, hiểu lầm (nếu có)

- Tâm sự với thầy/ cô giáo hoặc người lớn tin cậy để nhờ sự giúp đỡ.

2

Em đã làm một việc sai trái nhưng chưa bị người lớn phát hiện.

- Chủ động nhận lỗi của mình với người lớn.

3

Em chuẩn bị thi cuối kì và có quá nhiều môn học cần ôn tập dẫn đến căng thẳng.

- Xây dựng kế hoạch học tập phù hợp

- Có phương pháp học tập đúng

- Không đặt những mục tiêu quá cao so với năng lực của bản thân

4

Em còn rất nhiều việc cần hoàn thành cả trong học tập và sinh hoạt trong một thời gian ngắn.

- Xây dựng kế hoạch, thời gian biểu hợp lí, cân đối giữa việc học và sinh hoạt

- Thư giãn bằng việc: tập luyện thể dục, nghe nhạc, đọc sách,…

5

Em mong muốn đạt được một kết quả quá cao so với khả năng của bản thân, dẫn đến tâm lí căng thẳng.

- Không đặt ra những mục tiêu quá cao cho bản thân.

- Thư giãn bằng việc: tập luyện thể dục, nghe nhạc, đọc sách,…

6

Em bị một nhóm người đe doạ sẽ tung ảnh nhạy cảm nếu không làm theo yêu cầu.

- Tâm sự với thầy/ cô giáo hoặc người lớn tin cậy để nhờ sự giúp đỡ

7

Có một số bạn trong lớp thường chê bai ngoại hình của em, em đã cố gắng để cải thiện ngoại hình mà chưa được. Điều này khiến em cảm thấy rất căng thẳng.

- Nói chuyện thẳng thắn với các bạn, yêu cầu các bạn chám dứt việc bàn tán về ngoại hình của em.

- Tâm sự với thầy/ cô giáo hoặc người lớn tin cậy để nhờ sự giúp đỡ.

 

Bài tập 6 trang 39 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy lập kế hoạch học tập và thực hiện công việc hằng ngày để giảm thiểu căng thẳng của bản thân theo gợi ý dưới đây.

Gợi ý:

STT

Mục tiêu

Những công việc cần hoàn thành

Thời gian

bắt đầu

Thời gian cần

hoàn thành

         
         
         

Trả lời:

(*) Tham khảo

STT

Mục tiêu

Những công việc cần hoàn thành

Thời gian

bắt đầu

Thời gian cần

hoàn thành

1

- Cải thiện kết quả học tập môn Toán

- Ôn luyện kiến thức và các bài tập ở trên lớp

- Rèn luyện thêm thông qua việc làm các bài tập/ đề thi thử trong sách nâng cao

Tháng 12/2022

Tháng 5/2023

2

- Giảm 3 kg để cơ thể khỏe, đẹp hơn

- Tập thể dục 1 giờ/ ngày

- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lí (hạn chế tinh bột, bánh kẹo, nước ngọt; tăng rau xanh, hoa quả ít ngọt,…).

Tháng 12/2022

Tháng 4/2023

3

….

….

….

….

Bài tập 7 trang 39 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy mở một đoạn nhạc không lời nhẹ nhàng và thực hiện bài tập thư giãn thể chất sau:

Sách bài tập GDCD 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Ứng phó với tâm lí căng thẳng (ảnh 2)

Trả lời:

(*) Học sinh thực hiện bài tập thư giãn theo sự hướng dẫn

Bài tập 8 trang 40 SBT Giáo dục công dân 7: Dưới đây là một số tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống và cách suy nghĩ về các tình huống đó, em hãy xác định xem đó là suy nghĩ tích cực hay tiêu cực bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng.

Tình huống - Cách suy nghĩ

Suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ  tích cực

1. Em nghĩ mình thật kém cỏi vì không đạt được kết quả thi cử cao như các bạn trong lớp.

   

2. Khi gặp thất bại trong học tập và cuộc sống hằng ngày, em nghĩ rằng những thất bại đó là sẽ là những bài học kinh nghiệm giúp mình trưởng thành hơn.

   

3. Khi gặp thất bại trong học tập, em thường đổ lỗi cho người khác hoặc cho rằng mình thiếu may mắn.

   

4. Khi gặp chuyện không vui, em nghĩ mình thật đen đủi, xui xẻo.

5. Khi bị các bạn chê bai về ngoại hình, em tự ti và cảm thấy bản thân mình thật tồi tệ và xấu xí.

   

6. Khi bị đem ra so sánh với người khác, em nghĩrằng mỗi người đều có thế mạnh của riêng mình và em sẽ nỗ lực để hoàn thiện bản thân.

   

7. Khi bị bố mẹ la mắng, em buồn chán và nghĩ rằng bố mẹ không thương yêu mình.

   

Trả lời:

Tình huống - Cách suy nghĩ

Suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ  tích cực

1. Em nghĩ mình thật kém cỏi vì không đạt được kết quả thi cử cao như các bạn trong lớp.

x

 

2. Khi gặp thất bại trong học tập và cuộc sống hằng ngày, em nghĩ rằng những thất bại đó là sẽ là những bài học kinh nghiệm giúp mình trưởng thành hơn.

 

x

3. Khi gặp thất bại trong học tập, em thường đổ lỗi cho người khác hoặc cho rằng mình thiếu may mắn.

x

 

4. Khi gặp chuyện không vui, em nghĩ mình thật đen đủi, xui xẻo.

x

 

5. Khi bị các bạn chê bai về ngoại hình, em tự ti và cảm thấy bản thân mình thật tồi tệ và xấu xí.

x

 

6. Khi bị đem ra so sánh với người khác, em nghĩ rằng mỗi người đều có thế mạnh của riêng mình và em sẽ nỗ lực để hoàn thiện bản thân.

 

x

7. Khi bị bố mẹ la mắng, em buồn chán và nghĩ rằng bố mẹ không thương yêu mình.

x

 

Bài tập 9 trang 40 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy viết ra những căng thẳng gặp phải trong học tập, cuộc sống và vận dụng những điều đã học để giải quyết.

Trả lời:

- Những tình huống căng thẳng em gặp phải:

+ Áp lực học tập và sự kì vọng quá cao của bố mẹ dành cho mình

+ Hiểu lầm giữa em với bạn thân

+ Sự thay đổi về ngoại hình khi bước vào tuổi dậy thì

- Cách giải quyết của em:

+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; nghe nhạc,…

+ Có phương pháp học tập khoa học, phù hợp; 

+ Thường xuyên gần gũi, hoà mình với thiên nhiên;... 

+ Tâm sự với bố mẹ, người thân, thầy cô giáo,…

Bài tập 10 trang 40 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy quay một video ngắn để chia sẻ một số cách thức tích cực, hiệu quả mà bản thân đã từng áp dụng hoặc tư vấn cho người khác để ứng phó với tâm lí căng thẳng.

Trả lời:

(*) Gợi ý: Học sinh có thể quay video hướng dẫn các bạn giải tỏa tâm lí căng thẳng thông qua việc: tập luyện thể dục – thể thao; hòa mình với thiên nhiên

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài 9: Quản lý tiền

Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Lý thuyết GDCD 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

1. Khái niệm

- Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.

2. Các bước ứng phó với căng thẳng

- Trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng như sau:

+ Xác định nguyên nhân gây căng thẳng;

+ Đề ra các biện pháp giải quyết chọn lọc các giải pháp khả thi;

+ Thực hiện các giải pháp khả thi; đánh giá kết quả đạt được.

- Để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, có thể thực hiện một số cách thức như:

+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;

+ Có phương pháp học tập khoa học, phù hợp;

+ Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc; thường xuyên gần gũi, hoà mình với thiên nhiên;...

+ Nếu căng thẳng quá mức, cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân và thầy, cô giáo.

Lý thuyết Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tập luyện thể dục thể thao

Tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy cô giáo

Đánh giá

0

0 đánh giá