Việc Chính phủ phải báo cáo và chịu sự giám sát của Quốc hội về các công việc của mình thể hiện điều gì

434

Với giải Câu hỏi trang 128, 129 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 128, 129 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

 Pháp luật 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Kết nối tri thức (ảnh 9)

1. Việc Chính phủ phải báo cáo và chịu sự giám sát của Quốc hội về các công việc của mình thể hiện điều gì?

2. Theo em, vì sao các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân công quyền lực để thực hiện các nhiệm vụ riêng nhưng vẫn phải có sự phối hợp, giám sát lẫn nhau?

3. Tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và đọc thông tin để trả lời các câu hỏi.

Trả lời:

1. Việc Chính phủ phải báo cáo và chịu sự giám sát của Quốc hội về các công việc của mình thể hiện vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước, Chính phủ là cơ quan cấp dưới nên phải có trách nhiệm bảo cáo công việc và chịu sự giám sát của Quốc hội.

2. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thể thống nhất, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung và hướng đến những mục tiêu giống nhau. Các cơ quan phải có sự phối hợp, giám sát lẫn nhau để đảm bảo tất cả các lĩnh vực hoạt động của bộ máy nhà nước đều được thực hiện đúng, tránh các sai phạm làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

3. Biểu hiện của tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Tất cả các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước đều được Nhà nước trao các quyền cụ thể để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Các cơ quan sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ riêng, tuy nhiên giữa các cơ quan luôn có mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong việc giải quyết công việc, cơ quan này giảm sát cơ quan khác.

- Các cơ quan cấp dưới phải phục tùng, thực hiện các quyết định của cơ quan cấp trên.

Lý thuyết Đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Tính thống nhất

- Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động.

- Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Các cơ quan, cán bộ, cổng chức, viên chức nhà nước đều hoạt động vì lợi ích của nhân dân và lợi ích của dân tộc.

b) Tính nhân dân

- Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lí nhà nước và xã hội.

- Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

c) Tính quyền lực

- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực.

- Điều đó được thể hiện ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.

- Đồng thời, thể hiện qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.

d) Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 123 KTPL 10: Em hãy kể tên các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chia sẻ hiểu biết của mình về một trong các cơ quan đó...

Câu hỏi trang 123, 124 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 124 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 125 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 125, 126 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 126, 127 KTPL 10: Em hãy quan sát hình ảnh kết hợp đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 127 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 127 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 129 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Luyện tập 1 trang 130 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?...

Luyện tập 2 trang 130 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?...

Luyện tập 3 trang 130 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau...

Vận dụng 1 trang 130 KTPL 10: Em hãy viết một bài luận thể hiện vai trò của người dân trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh...

Vận dụng 2 trang 130 KTPL 10: Em hãy viết bài chia sẻ tác dụng tích cực của việc cải cách hành chính ở địa phương em...

Đánh giá

0

0 đánh giá