Em hãy cho biết, hiện nay nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào

606

Với giải Câu hỏi trang 95, 96 Kinh thế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị

Câu hỏi trang 95, 96 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Pháp luật 10 Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị | Kết nối tri thức (ảnh 4)

1. Em hãy cho biết, hiện nay nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào? Trong quá trình thực hiện đường lối đối ngoại đó, Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì?

2. Theo em, đường lối đối ngoại của Việt Nam hiện nay có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước?

Phương pháp giải:

Em đọc các thông tin trên để nêu được đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Nêu được thành tự và ý nghĩa của đường lối đối ngoại đó.  

Trả lời:

1. Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đói ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển: đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, củng cố lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiền bộ xã hội trên thế giới.

2. Thông qua mở rộng và phát triển quan hệ với các đối tác, hoạt động đối ngoại cùng với quốc phỏng. an ninh góp phản bảo vệ độc lập, chủ quyên, thống nhất vả toản vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định. Đồng thời, hoạt động đối ngoại cũng góp phần mở ra nhiều thị trường, thu hút được nhiều nguồn vốn, công nghệ, trí thức từ bên ngoài để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến năm 2021, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tắt cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đối tác chiến lược toàn diện), 13 đối tác toàn diện.

Lý thuyết Quy định về đường lối đối ngoại, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Quy định về đường lối đối ngoại

- Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 2013.

- Theo đó: nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại: độc lập, tự chủ hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

+ Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, binh đẳng, cùng có lợi;

+ Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hộ trên thế giới.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 15: Nội dung cơ bản Hiến pháp về chế độ chính trị

Đối ngoại đa phương của ngoại giao Việt Nam năm 2020

b) Quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô là những nội dung quan trọng gắn liền với chủ thể chính trị của quốc gia.

- Các nội dung này được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 13 Hiến pháp năm 2013.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 15: Nội dung cơ bản Hiến pháp về chế độ chính trị

Đối ngoại đa phương của ngoại giao Việt Nam năm 2020

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 93 KTPL 10: Em hãy chia sẻ sự hiểu biết của bản thân về chế độ chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay...

Câu hỏi trang 93, 94 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 94, 95 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 96 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Luyện tập 1 trang 97 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?...

Luyện tập 2 trang 97 KTPL 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây?...

Luyện tập 3 trang 97 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau...

Vận dụng 1 trang 97 KTPL 10: Em hãy vẽ một bức tranh hoặc thiết kế một khẩu hiệu truyên truyền người thân thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị...

Vận dụng 2 trang 97 KTPL 10: Em hãy viết một bài luận về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chia sẻ sản phẩm với các bạn trong lớp...

Đánh giá

0

0 đánh giá