Em hãy cho biết vì sao Nhà nước cần phải ban hành Hiến pháp

2.8 K

Với giải Câu hỏi trang 88, 89 Kinh thế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 88, 89 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Pháp luật 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Pháp luật 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Kết nối tri thức (ảnh 2)

1. Em hãy cho biết vì sao Nhà nước cần phải ban hành Hiến pháp.

2. Theo em, Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là bản hiến pháp nào?

3. Vì sao khi ban hành Luật Trẻ em năm 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của Hiến pháp năm 2013?

Phương pháp giải:

- Đọc các thông tin và cho biết lí do Nhà nước cần ban hành Hiến pháp.

- Nêu được vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam và trả lời được những câu hỏi xoay quanh Hiến pháp.

Trả lời:

1. Nhà nước cần ban hành Hiến pháp vì: Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân.

2. Hiến pháp với vị trí là luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển. Hiến pháp còn là phương diện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng Cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp lý.

- Thứ hai, xét về mặt nội dung, trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, ví dụ như: Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuât, văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.

- Về mặt pháp lý, Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là bản hiến pháp năm 2013.

3. Khi ban hành luật trẻ em năm 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của hiến pháp năm 2013 vì Hiến pháp năm 2013 quy định về trẻ em như sau: “trẻ em được nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” (Khoản 1 Điều 37).

Lý thuyết Khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyển lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân.

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, do Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam

Hiến pháp

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 88 KTPL 10: Em hãy nêu một khẩu hiệu về Hiến pháp mà em biết và chia sẻ ý nghĩa của khẩu hiệu đó...

Câu hỏi trang 89, 90 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 90 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 91 KTPL 10: Quan sát sơ đồ kết hợp đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Luyện tập 1 trang 92 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?...

Luyện tập 2 trang 92 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau và cho biết Luật Giáo dục và Luật Bảo vệ môi trường được cụ thể hóa từ những Điều nào trong Hiến pháp năm 2013...

Luyện tập 3 trang 92 KTPL 10: Em hãy cho biết các nội dung sau thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp năm 2013...

Luyện tập 4 trang 92 KTPL 10: Em hãy liệt kê các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em...

Vận dụng 1 trang 92 KTPL 10: Em hãy viết một bài luận về vai trò của Hiến pháp đối với cuộc sống con người và chia sẻ sản phẩm với các bạn...

Đánh giá

0

0 đánh giá