Vì sao N bị xử phạt? Tính quy phạm phố biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật

1.6 K

Với giải Câu hỏi trang 72 Kinh thế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Câu hỏi trang 72 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau, kết hợp với khái niệm pháp luật để trả lời câu hỏi:

 Pháp luật 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật | Kết nối tri thức (ảnh 2)

1. Vì sao N bị xử phạt? Tính quy phạm phố biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào trong trường hợp này?

2. Để các quy phạm phố biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức nào?

3. Nêu ví dụ minh họa cho các đặc điểm của pháp luật.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ trường hợp, dựa vào hiểu biết và trả lời các câu hỏi.

Trả lời:

1. N bị xử phạt vì chưa đủ tuổi để sử dụng xe máy và không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Trong trường hợp trên tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện: Là mỗi người dân khi điều khiển mô tô, xe máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Nhà nước cũng quy định về độ tuổi được tham gia điều khiển xe máy. Theo như quy định trên thì tối thiểu phải là người đủ 16 tuổi mới được lái xe, tuy nhiên nên lưu ý ở độ tuổi này thì chỉ được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên,.. Các trường hợp khác khi cho trẻ lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa đủ các giấy tờ cần thiết sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.

2. Để các quy phạm phổ biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức:

- Pháp luật phải thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền do hiến pháp, luật quy định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3.

- Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật và thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu những quy tắc sử dụng chung mang tính phổ biến.

VD: pháp luật quy định: mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế.

- Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.

VD: hiến pháp, bộ luật: quốc hội mới có quyền ban hành.

- Tính bắt buộc: pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý theo quy định.

VD: 

+ Luật hôn nhân và gia đình nghiêm cấm con cái ngược đãi cha mẹ ông bà ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

+ Luật giao thông chỉ định người dân khi đi hoặc ngồi xe gắn máy, xe mô tô bắt buộc phải mang nón bảo hiểm ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Lý thuyết Khái niệm và đặc điểm của pháp luật

a) Khái niệm pháp luật

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

b) Đặc điểm của pháp luật

- Tính quy phạm phổ biến:

+ Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người.

+ Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

- Tính quyền lực, bắt buộc chung:

+ Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

+ Mọi tổ chức, cá nhân không phân biệt địa vị, nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn đều phải thực hiện pháp luật.

+ Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí nghiêm minh tuỳ theo mức độ vi phạm.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Trấn áp tội phạm trộm cướp dịp Tết nguyên Đán

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

+ Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

+ Văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Chỉ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Hiến pháp, luật quy định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật do cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cấp trên ban hành.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Hiến pháp 2013

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 71 KTPL 10: Em hãy chia sẻ về một tình huống vi phạm pháp luật mà em biết hoặc chứng kiến và nêu nhân xét của em về tình huống đó...

Câu hỏi trang 71, 72 KTPL 10: Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 72, 73 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 73, 74 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi...

Luyện tập 1 trang 74 KTPL 10: Em hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật. Vì sao?...

Luyện tập 2 trang 74, 75 KTPL 10: Em hãy chỉ ra các đặc điểm của pháp luật thể hiện trong các quy định sau:...

Luyện tập 3 trang 75 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?...

Luyện tập 4 trang 75 KTPL 10: Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong các trường hợp sau:...

Luyện tập 5 trang 75 KTPL 10: Theo em, xe cứu thương, xe cứu hỏa trong trường hợp trên có vi phạm Luật Giao thông đường bộ không? Vì sao?...

Vận dụng 1 trang 75 KTPL 10: Hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà em biết. Em rút ra bài học gì từ trường hợp đó?...

Vận dụng 2 trang 75 KTPL 10: Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9 – 11, em hãy viết bài tuyên truyền về vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội...

Đánh giá

0

0 đánh giá