SBT Lịch sử 11 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại | Giải SBT Lịch sử lớp 11

2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại trang 35, 37, 38, 39 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 11 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Bài 1 trang 35 SBT Lịch sử 11: Khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng

1. Vai trò nổi bật của văn học, nghệ thuật, tư tưởng ở buổi đầu thời cận đại là:

A. Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến

B. Hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản.

C. Góp phần vào sự thắng lợi của giai cấp tư sản.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

2. Các nhà Triết học Ánh sáng ở thế kỉ XVII - XVIII có vai trò gì?

A. Tư tưởng của họ là cơ sở để sáng lập ra triết học duy vật biện chứng.

B. Là những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII giành được thắng lợi.

C. Là những nhà cách mạng triệt để trong cuộc đấu tranh chống thế lực phong kiến.

D. Là lớp người đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất ở châu Âu thời bấy giờ.

3. Đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII - XVIII là:

A. Mông-te-xki-ơ, Vích-to-huy-go, Rút-xô.

B. Mông-te-xki-ơ, Rút-xô, Ô-oen.

C. Vôn-te, Rút-xô, Xanh-xi-mông.            

D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

4. Đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp là

A. Ban-dắc (1799 - 1850).                    

B. La Phông-ten (1621 - 1695).

C. Coóc-nây (1606 - 1684).                    

D. Mô-li-e (1622 - 1673).

5. Nhà soạn nhạc thiên tài của nước Đức và cả thế giới thời cận đại là

A. Rem-bran (1606- 1669).

B. Bach (1685 - 1750).

C. Mô-da (1756- 1791).

D. Bét-tô-ven (1770- 1827).

6. Nhà văn có các tác phẩm được Lê-nin đánh giá là "tấm gương phản chiếu cách mạng Nga" là:

A. Vích-to Huy-gô (1802 - 1885).

B. Lep Tôn-xtôi (1828 - 1910).

C. Pu-skin (1799 - 1837).

D. Sê-khốp (1860 - 1904).

7. "Nhật ki người điên", "AQ chính truyện"... là tác phẩm văn học nổi tiếng của:

A.  Mác Tuên (1835- 1910, người Mĩ.

B. Ta-go (1861 - 1941), người Ấn Độ.

C. Lỗ Tấn (1881 - 1936), người Trung Quốc.

D. Hô-xê Ri-dan (1861 - 1896), người Phi-líp-pin.

8. Chọn ý đúng nhất để hoàn thiện tư liệu về các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nước Pháp buổi đầu thời cận đại:

“Coóc nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền ... cổ điển Pháp. Laphôngten (1621 – 1695) là nhà ngụ ngôn và ... cổ điển Pháp. Môlie (1622- 1673) là tác giả nổi tiếng của nền ... cổ điển Pháp ...”

A. Chính kịch ... bi kịch ... hài kịch

B. Bi kịch ... nhà văn ... hài kịch

C. Bi kịch ... nhà văn ... chính kịch

D. Bi kịch ... nhà thơ ... hài kịch

9. Hãy sắp xếp tên tác giả cho phù hợp với tên các tác phẩm sau: 1. Những người khốn khổ; 2. Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ; 3. Chiến tranh và hòa bình.

A. Vích-to Huygô, Mác Tuên, Lép Tôn-xtôi

B. Lép Tôn-xtôi, Mác Tuên, Vích-to Huy-gô

C. Vích-to Huy-gô, Lép Tôn-xtôi, , Mác Tuên

D. Mác Tuên, Vích-to Huy-gô, Lép Tôn-xtôi

10. Đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng nửa đầu thế kỉ XIX là

A. Phoi-ơ-bách và Hê-ghen

B. Xmít và Ri-các-đô

C. Xanh Xi-mông và Phu-ri-ê

D. Mác và Ăng-ghen

11. Chủ nghĩa xã hội khoa học được sáng lập bởi ai?

A. Các nhà xã hội không tưởng

B. Phoi-ơ-bách và Hê-Ghen

C. Mác và Ăng-ghen

D. Lê-nin

Lời giải:

Câu 1

Trả lời:

Vào buổi đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản.

Chọn D

Câu 2

Trả lời:

Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII-XVIII đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng lớn - các nhà khai sáng, có vai trò quan trọng trong sự thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và sự phát triển tư tưởng của châu Âu.

Chọn B

Câu 3

Trả lời:

Đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII - XVIII là Mông-te-xki-ơ (1689-1755), Vôn-te (1694-1778), Rút-xô (1712-1778).

Chọn D

Câu 4

Trả lời:

Ở phương Tây, tiêu biểu là ở Pháp, trong thế kỉ XVII đã xuất hiện các nhà văn, nhà thơ lớn. Cooc-nây (1606-1684) là đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp.

Chọn C

Câu 5

Trả lời:

Bét-tô-ven nhà soạn nhạc thiên tài người Đức. Sáng tác của ông đượm tinh thần dân chủ, cách mạng, trong đó nổi tiếng là những bản giao hưởng số 3, số 5, số 9.

Chọn D

Câu 6

Trả lời: 

- Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh.- Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, Tôn-xtôi đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.

Chọn B

Câu 7

Trả lời:

Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc, với các tác phẩm lớn như: Nhật kí người điên, AQ chính truyện,...

Chọn C

Câu 8

Trả lời:

Cooc-nây (1606-1684) là đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp. La Phông-ten (1621-1695) là nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển Pháp; các tác phẩm của ông có tác dụng giáo dục đối với mọi lứa tuổi, mọi thời đại. Mô-li-e (1622-1673) là tác giả nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp; các tác phẩm của ông thể hiện khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của loài người.

Chọn B

Câu 9

Trả lời:

- Vích-to Huy gô (1802-1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch Pháp. Các tác phẩm của ông, đặc biệt xuất sắc là tiểu thuyết những người khốn khổ.

- Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh.

- Mác Tuên (1835-1910) là nhà văn lớn của Mĩ vào thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, với các tác phẩm nổi tiếng như: Những người I-nô-xăng đi du lịch, những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ.

Chọn A

Câu 10

Trả lời:

Đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng nửa đầu thế kỉ XIX là Mác và Ăng-ghen

Chọn D

Câu 11

Trả lời:

Cùng với sự phát sinh và phát triển của giai cấp cấp vô sản, phong trào công nhân, học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được Lê-nin phát triển trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ.

Chọn C

Bài 2 trang 37 SBT Lịch sử 11: Hãy nối ý ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp

Trả lời:

Bài 3 trang 37 SBT Lịch sử 11: Hãy điền các nội dung thích hợp vào bảng sau:

Trả lời: 

Bài 4 trang 38 SBT Lịch sử 11: Hãy điền tiếp vào bảng sau những đại diện gắn liền các công trình tiêu biểu về văn học giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

Phương Tây

Phương Đông

- Vích-to Huy-gô (1802 - 1885): 

- LỗTấn (1881 - 1936):

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Phương Tây

Phương Đông

Vích-to Huy-gô (1802 - 1885): là nhà thơ, nhà viết kịch người Pháp:Những người khốn khổ…

Lỗ Tấn (1881 - 1936): Là nhà văn cách mạng

củaTrung Quốc:A.Q. Chính chuyện; Nhật kí

người điên, Thuốc,...

Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910): Là nhà văn Nga: Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka rê ni na, Phục sinh…

Ra-bin-đra-nát Ta-go: nhà thơ, kịch, tiểu

thuyết, truyện ngắn... tập Thơ Dâng...

Mác-Tuên (1835 - 1910): là nhà văn người Mĩ: Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay .…

Hô-xê Mác-ti (1823 - 1893): nhà thơ nổi tiếng của Cuba:“Một cuộc dạo chơi trên mảnh đất

của người An Nam”

Pu-skin (1799 – 1837): Là nhà thơ người Nga: Tôi yêu em, Chân dung của tôi…

Hô-xê Ri-dan: Nhà thơ lớn của Philippin với

tác phẩm Đừng động vào tôi

Ban dắc (1799 – 1850): là nhà văn Pháp bậc thầy của tiểu

thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn trò đời

 

An-đéc-xen (1805 - 1875): là nhà văn người Đan Mạch

chuyên viết thơ, tiểu thuyết: Sự thử cố gắng của Tuổi trẻ, Hiện hữu hay không hiện hữu

 

Sêkhốp (1860 – 1904) là nhà viết kịch người Nga nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trên thế giới với thể loại truyện ngắn: Hải

âu

 

Giắc Lơn- đơn (1876 -  1916) là nhà văn nổi tiếng người Mỹ,

tác giả Tiếng gọi nơi hoang dã, Gót sắt, Martin Eden, Tình yêu cuộc sống, Nanh trắng…

 

Béc-tơn Brếch (1898 – 1956): là một nhà thơ, nhà soạn kịch, và đạo diễn sân khấu người Đức: Người tốt Tứ Xuyên

 

Mô-pát-xăng (1850 – 1893) là nhà văn viết truyện ngắn nổi

tiếng người Pháp: Viên mỡ bò

 

Bài 5 trang 38 SBT Lịch sử 11: Kể tên các công trình và danh nhân tiêu biểu trong các lĩnh vực: kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

a) Kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ:

b) Âm nhạc:

Trả lời:

a) Kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ:

- Kiến trúc: Cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới.

- Hội hoạ: họa sĩ Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương, Phu-gita (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)... Lê-vi-tan (Nga)

b) Âm nhạc: Trai-cốp-ki với Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng.

Bài 6 trang 39 SBT Lịch sử 11: Hãy nêu một vài tác giả và tác phẩm tiêu biểu thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật thời cận đại mà em đã được đọc, được xem hoặc được biết.

Trả lời:

* Văn học:

- Vích-to Huy-gô (1802 - 1885) nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch Pháp có tác phẩm tiểu thuyết Những người khốn khổ.

- Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910) nhà văn Nga có tác phẩm chiến tranh và hòa bình, An-na Ka-re-ni-na, Phục sinh.

- Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn cách mạng Trung Quốc có tác phẩm Nhật kí người điên, AQ chính truyện,…

* Nghệ thuật:

- Trai-cốp-xki (1840 - 1893) có vở opera Con đầm pích, vở bale hồ thiên nga, người đẹp ngủ trong rừng.

- Họa sĩ: Van Gốc (Hà Lan), Phu-gi-ta (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha), Lê-vi-tan (Nga).

=> Phản ánh hiện thực xã hội (nghèo đói, khốn khổ, cơ cực, chiến tranh xâm lược phi nghĩa ...), sử dụng ngòi bút để đấu tranh với quân xâm lược và chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên, mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, góp phần làm giàu cho tri thức của nhân loại.

Bài 7 trang 39 SBT Lịch sử 11: Hãy trình bày những thành tựu nổi bật về văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những thành tựu nổi bật về văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

a. Văn học

* Ở phương Tây

- Vích to Huy-gô (1802 - 1885): Những người khốn khổ, thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những người đau khổ, mong tìm hạnh phúc cho họ.

- Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910): Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka rê ni na, Phục sinh … chống lại phong kiến Nga Hoàng.

- Mác-Tuên (1935 - 1910): Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay ơ, trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc …

- Pu-skin - Nga; Bandắc - Pháp....

* Ở phương Đông: 

Nền văn học phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân phong kiến, lòng khát khao và ý chí anh hùng quật khởi  trong đấu tranh cho độc lập tự do. Tiêu biểu:

- Lỗ Tấn (1881 - 1936): A.Q. Chính chuyện; Nhật kí người điên, Thuốc,...

- Ra-bin-đra-nát Ta-go - Ấn Độ, thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn... tập Thơ Dâng... thể hiện lòng yêu nước, yêu hoà bình và tình nhân đạo...

- Hô-xê Mác-ti (1823 - 1893): nhà thơ nổi tiếng của Cu ba.

b. Nghệ thuật

- Kiến trúc: Cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới.

- Hội hoạ: họa sĩ Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương, Phu-gita (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)... Lê-vi-tan (Nga)

- Âm nhạc: Trai-cốp-ki với Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng.

* Tác dụng: phản ánh hiện thực xã hội, mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá