Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nhận biết điểm khác nhau của các mô hình sản xuất kinh doanh

4.9 K

Với giải Luyện tập 2 trang 46 Kinh thế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Luyện tập 2 trang 46 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nhận biết điểm khác nhau của các mô hình sản xuất kinh doanh:

Kinh tế 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Kết nối tri thức (ảnh 10)

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và thảo luận cùng các bạn để hoàn thành bài tập

Trả lời:

a. Giữa mô hình hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.

- Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ doanh nghiệp.

- Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún.

b. Giữa mô hinh hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã.

- Hợp tác xã: Được phép góp vốn, mua bán cổ phần và thành lập doanh nghiệp với tư cách hợp tác xã nhưng không được vượt quá 50% vốn điều lệ (ghi trong báo cáo tài chính gần nhất). 

- Hộ kinh doanh: Chỉ được tham gia với tư cách pháp nhân trong các hoạt động mua, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp.

c. Giữa doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

- Doanh nghiệp tư nhân: không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn. 

- Công ty TNHH 1 thành viên: Để huy động vốn, công ty TNHH 1 thành viên có thể phát hành trái phiếu và được phát hành cổ phần trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần.

d. Giữa công ty tư nhân và công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp.

- Công ty hợp danh: Do ít nhất 2 cá nhân là đồng chủ sở hữu công ty và được gọi là thành viên hợp danh, cùng nhau chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty.

e. Giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, vốn điều lệ không chia thành cổ phần hay cổ phiếu, tỷ lệ vốn góp có thể là những phần không bằng nhau.

- Nhưng đến công ty cổ phần có sự khác biệt đó là: Vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được ghi nhận bằng cổ phiếu.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Đáp án đúng là: C

Thuế thu nhập cá nhân: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, khi chi trả phần thu nhập này cho người lao động, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế. Bởi vậy, doanh nghiệp phải kê khai và nộp số tiền thuế thu nhập cá nhân đó vào ngân sách nhà nước.

Câu 2. Thuế tính trên giá trị tăng thêm của ô tô phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng là thực hiện loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Đáp án đúng là: A

Thuế giá trị gia tăng: Thuế tính trên giá trị tăng thêm của ô tô phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Câu 3. Do doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô nên phải nộp thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế nhập khẩu.

Đáp án đúng là: D

Thuế nhập khẩu: Do doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô nên vẫn phải nộp thuế nhập khẩu.

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 39 KTPL 10: Em hãy kể một số hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình hoặc những cơ sở sản xuất kinh doanh nơi em sinh sống và cho biết hoạt động đó có đóng góp gì cho đời sống xã hội..

Câu hỏi trang 39, 40 KTPL 10: Em hãy đọc câu chuyện sau để trả lời câu hỏi:...

Câu hỏi trang 40 KTPL 10: Từ câu chuyện sản xuất kinh doanh của gia đình anh T, em hãy thảo luận với các bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi sau:...

Câu hỏi trang 41 KTPL 10: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của gia đình anh T để trả lời câu hỏi:...

Câu hỏi trang 42 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:...

Câu hỏi trang 42 KTPL 10: Từ thông tin về doanh nghiệp X do ông Q làm chủ ở trên, em hãy trả lời câu hỏi:...

Câu hỏi trang 43 KTPL 10: Em hãy đọc tiếp thông tin về doanh nghiệp của ông Q để trả lời câu hỏi:...

Câu hỏi trang 43, 44 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:...

Câu hỏi trang 44 KTPL 10: Em hãy đọc tiếp thông tin về hoạt động kinh doanh của anh N để trả lời câu hỏi:...

Câu hỏi trang 45 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:...

Câu hỏi trang 46 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:...

Luyện tập 1 trang 46 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?...

Luyện tập 3 trang 47 KTPL 10: Em hãy tìm hiểu các mô hình sản xuất kinh doanh ở địa phương theo gợi ý sau:...

Luyện tập 4 trang 47 KTPL 10: Em có lời khuyên gì cho các nhân vật trong những tình huống sau?...

Vận dụng 1 trang 47 KTPL 10: Em hãy viết bài giới thiệu dự định mô hình kinh doanh trong tương lai của bản thân hoặc gia đình và giới thiệu với các bạn...

Vận dụng 2 trang 47 KTPL 10: Em hãy viết bài và chuẩn bị tham gia cuộc thi thuyết trình về sự đóng góp của sản xuất kinh doanh đối với đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương....

Đánh giá

0

0 đánh giá