Với giải Hoạt động 1 trang 55 Tin học lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Tin học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền
Hoạt động 1 trang 55 Tin học 10: Xem xét tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Do mâu thuẫn ở một diễn đàn trên mạng, một nhóm nữ sinh đánh một bạn nữ khác. Các bạn xung quanh đã không can ngăn mà còn quay phim rồi đưa lên mạng xã hội. Do có nhiều bình luận thiếu thiện ý trên mạng xã hội dẫn đến xấu hổ với bạn bè, nạn nhân đã bỏ nhà ra đi không để lại lời nhắn.
Câu hỏi:
1. Trong tình huống trên, hành vi nào vi phạm pháp luật, hành vi nào vi phạm đạo đức?
2. Theo em, yếu tố nào của Internet đã khiến sự việc trở nên trầm trọng?
Phương pháp giải:
Việc đánh bạn ít nhất là vi phạm đạo đức. Nếu người đánh bạn đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và gây thương tích nặng thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Việc đưa video có nội dung bạo lực học đường là hành vi vi phạm đạo đức.
Trả lời:
1. Trong tình huống trên:
- Hành vi vi phạm đạo đức: Đánh bạn, đưa video lên mạng gián tiếp cổ vũ bạo lực học đường, bình luận thiếu thiện ý
- Hành vi vi phạm pháp luật: Đánh bạn nếu đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (16 tuổi trở nên) và gây thương tích nặng.
2. Yếu tố khiến sự việc trầm trọng: đưa video lên mạng và những lời bình luận thiếu thiện ý.
Xem thêm lời giải bài tập Tin học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Hoạt động 2 trang 57 Tin học 10: 1. Em hãy đưa ra một số ví dụ đưa tin lên mạng không đúng...
Hoạt động 4 trang 60 Tin học 10: Ai vi phạm bản quyền trong những tình huống sau?...
Câu hỏi 1 trang 62 Tin học 10: Trong các hành vi sau, những hành vi nào là vi phạm bản quyền?...
Xem thêm các bài giải SGK Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet
Bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền
Bài 12: Phần mềm thiết kế đồ họa
Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa
Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản