Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

16.3 K

Lời giải bài tập Giáo dục pháp luật lớp 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Pháp luật 10 Bài 18 từ đó học tốt môn KTPL 10.

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Mở đầu trang 115 KTPL lớp 10: Em hãy kể một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Trả lời:

- Ví dụ: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị với các chủ đề, như:

+ “Con đường cách mạng của thanh niên thời kỳ mới”,

+ “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”

+ “Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn”

+  Thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với chủ đề: “Ánh sáng soi đường”, v.v.

1. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam

Câu hỏi trang 116 KTPL lớp 10: Em hãy quan sát sơ đồ để trả lời câu hỏi:

Em hãy quan sát sơ đồ để trả lời Câu hỏi trang 116

Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những cơ quan nào? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vị trí của cơ quan đó trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Trả lời:

- Hệ thống chính trị Việt Nam gồm:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị- xã hội khác, như: Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…

- Vị trí của cơ quan đó:

+ Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đảng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.

2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Câu hỏi 1 trang 117 KTPL lớp 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

-  Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định tại khoản 1 Điều 4 trong Hiến pháp 2013. Theo đó: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc; lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Câu hỏi 2 trang 117 KTPL lớp 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở xã A thể hiện qua những việc làm cụ thể nào?

Trả lời:

-  Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở xã A thể hiện ở việc:

+ Đảng bộ xã lãnh đạo toàn diện các hoạt động trong xã.

+ Đảng bộ xã chỉ đạo các cấp chính quyền và các đoàn thể trong xã phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu giống cây tròng, vật nuôi.

+ Đảng bộ xã không chỉ thể hiện vai trò lãnh đạo trong công tác tổ chức cán bộ mà còn kiểm tra, giám sát sự hoạt động của hệ thống chính trị thông qua việc quản lí đội ngũ lãnh đạo của các tổ chức này.

Câu hỏi 3 trang 117 KTPL lớp 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Em hiểu nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị như thế nào?

Trả lời:

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị

- Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội.

- Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng.

- Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động.

- Sự lãnh đạo của Đảng được biểu hiện qua nhiều phương thức như:

+ Lãnh đạo bằng chủ trương nghị quyết:

+ Lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng;

+ Lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ

+ Lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát.

Câu hỏi 1 trang 118 KTPL lớp 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện: Người dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu bầu, trực tiếp lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân vào cơ quan quyền lực nhà nước các cấp.

Câu hỏi 2 trang 118 KTPL lớp 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Khi thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan, tổ chức đó cần phải làm gì để thực hiện nguyện vọng của nhân dân?

Trả lời:

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân

- Khi thực hiện quyền lực nhà nước, Quốc hội và Hội đồng nhân dân cần:

+ Thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân

+ Chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân.

+ Lấy ý kiến của nhân dân trước  khi quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.

Câu hỏi 3 trang 118 KTPL lớp 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Em hiểu nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị như thế nào?

Trả lời:

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị được hiểu là: Tất cả quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về nhân dân.

+ Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chiu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bi bãi nhiệm.

+ Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.

Câu hỏi 1 trang 118 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Vì sao khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải hợp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể?

Trả lời:

-  Khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải hợp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể, vì: những vấn đề quan trọng của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số

Câu hỏi 2 trang 118 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi

Quy định Luật, Nghị quyết của Quốc hội cần phải được quá nửa số đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ như thế nào?

Trả lời:

- Quy định Luật, Nghị quyết của Quốc hội cần phải được quá nửa số đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là: thiểu số phục tùng đa số.

Câu hỏi 3 trang 118 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi

Em hiểu thế nào là nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị:

- Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp, thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố: tập trung và dân chủ.

+ Yếu tố tập trung được thể hiện ở chỗ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kì họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên.

+ Yếu tố dân chủ được thể hiện ở chỗ các Cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

- Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước thường được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.

Câu hỏi 1 trang 119 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh sau để trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết các văn bản luật trong hình ảnh trên quy định việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Điều đó thể hiện nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị như thế nào?

Trả lời:

- Các văn bản luật trong hình ảnh trên quy định việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức Chính phủ trong hệ thống chính trị Việt Nam.

- Điều đó thể hiện: sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân.

Câu hỏi 2 trang 119 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh sau để trả lời câu hỏi:

Em hiểu nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam được hiểu là:

+ Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều có địa vị pháp lí vững chắc và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

+ Vị trí, chức năng, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật quan trọng của đất nước như: Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tồ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

+ Trong quá trình hoạt động, các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

3. Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam

Câu hỏi 1 trang 120 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Em hiểu như thế nào là nhất nguyên chính trị?

Trả lời:

- Nhất nguyên chính trị được hiểu là: sự khẳng định, thừa nhận một hệ tư tưởng, một đường lối của một đảng phái đại diện cho một giai cấp về thể chế chính trị. Thông qua nhà nước, đường lối của đảng đó được cụ thể hóa, thể hiện tập trung ý chí, quyền lực của giai cấp giữ vai trò lãnh đạo.

Câu hỏi 2 trang 120 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tính nhất nguyên chính trị được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Tính nhất nguyên chính trị ở Việt Nam:

+ Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị.

Câu hỏi 1 trang 120 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Em hiểu thế nào là tính thống nhất?

Trả lời:

- Tính thống nhất thể hiện sự phù hợp, nhất quán, gắn kết thành một khối, không có sự mâu thuẫn của một tổng thể chung.

Câu hỏi 2 trang 120 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Tính thống nhất được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời:

- Hệ thống chính trị Việt Nam do duy nhất một đảng nắm quyền và lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đều hoạt động vì mục tiêu chung: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất;

- Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động chặt chẽ, nhất quán từ trung ương xuống địa phương.

Câu hỏi 1 trang 121 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Em hiểu thế nào là tính nhân dân?

Trả lời:

- Tính nhân dân là khái niệm chỉ mỗi liên hệ sâu xa, lâu bên của một lĩnh vực nào đó với lợi ích, tư tưởng, tình cảm, vai trò… của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Câu hỏi 2 trang 121 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi

Tính nhân dân được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời:

- Tính nhân dân được thể hiện trong hệ thống chính trị Việt Nam: tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được nhân dân lập ra, gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 121 KTPL lớp 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?

Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

a. Sai, vì hệ thống chính trị Việt Nam gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

b. Sai, vì hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Những vấn đề quan trọng của đất nước phải được thông qua ý kiến của tập thể (trong đó có những vấn đề phải lấy ý kiến của nhân dân như việc sửa đổi Hiến pháp,...).

c. Đúng, vì thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, nhân dân có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, kịp thời phát hiện những sai phạm và khiếu nại, yêu cầu các tổ chức, cơ quan điều chỉnh, sửa chữa.

d. Đúng, vì hệ thống chính trị hoạt động để phục vụ cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nên mọi người đều phải có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ hệ thống.

Luyện tập 2 trang 121 KTPL lớp 10:Em có nhận xét gì hành vi của mỗi nhân vật trong tình huống sau?

Em có nhận xét gì hành vi của mỗi nhân vật trong tình huống sau?

Trả lời:

- Trường hợp a. Việc ông K tự ý quyết định cho phép khai thác đất đá mà không thông qua ý kiến tập thể, không tiếp thu ý kiến đóng góp, khiếu nại của nhân dân là hoàn toàn sai. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các cán bộ nhà nước là đại diện để nhân dân thực thi quyền lực của mình. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, lãnh đạo chính quyển phải lấy ý kiến tập thể, ý kiến của nhân dân.

- Trường hợp b. Việc làm của ông D là đúng, đảm bảo nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Đồng thời, thông qua những việc làm đó, xã B sẽ đánh giá được hiệu quả các hoạt động của chính quyền địa phương, kịp thời điều chỉnh, khắc phục những hoạt động chưa tốt, chưa phù hợp với nhân dân và xây dựng những hoạt động có hiệu quả hơn.

- Trường hợp c. Việc làm của giáo viên H là đúng, vì đã giúp HS nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị Việt Nam cũng như giúp các em tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

- Trường hợp d. Hành vi của bà X là sai trái, đáng bị phê phán. Bà X đã không hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân, lợi dụng chức vụ để vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân và đất nước.

Luyện tập 3 trang 122 KTPL lớp 10: Xử lí tình huống

a. Nếu là N, em sẽ nói gì với bạn?

b. Nếu là lớp trưởng, em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Xử lí tình huống a.

+ Nếu là N, em sẽ không chia sẻ những thông tin xấu đó; đồng thời khuyên người bạn: nên xem xét kĩ càng các thông tin, không chia sẻ những tin xấu đó tới người khác.

+ Nếu bạn ấy không nhận thức được hành vi sai trái của bản thân, tiếp tục chia sẻ các thông tin xấu, em sẽ báo với chính quyền địa phương để kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lí.

- Xử lí tình huống b. Nếu là lớp trưởng, em sẽ tham gia và vận động cả lớp tham gia cuộc thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam vì đây là hoạt động bổ ích giúp các bạn có những thông tin, kiến thức về Đảng.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 122 KTPL lớp 10: Em hãy viết một bài luận về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về việc xây dựng và phát triển thống trị nước ta hiện nay.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo: Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về việc xây dựng và phát triển thống trị nước ta hiện nay:

- Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên.

- Đối với Đảng: Đoàn là hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng.

- Đối với nhà nước:

+ Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

+ Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi.

- Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên: Đoàn giữ vai trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam và các thành viên khác của Hội.

- Đối với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người phụ trách Đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội.

Vận dụng 2 trang 122 KTPL lớp 10:Em hãy tìm hiểu và viết bài chia sẻ về hoạt động ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương em.

Trả lời:

(*) Ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc ở phương Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Tối 9-11/2020, Liên khu dân cư số 1-2 (phường Nam Đồng, quận Đống Đa) tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020).

- Tại Ngày hội, các đại biểu cùng nhân dân Liên khu dân cư số 1-2 đã ôn lại 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020) và đánh giá tình hình hoạt động của các khu dân cư trong thời gian qua.

- Trong năm 2021, Liên khu dân cư số 1-2 quyết tâm thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với 98% hộ gia đình trở lên đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; tích cực tham gia cuộc vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và các hoạt động từ thiện nhân đạo…; qua đó, thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của phường Nam Đồng, quận Đống Đa và thành phố Hà Nội.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Đánh giá

0

0 đánh giá