SBT Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh | Giải SBT Lịch sử lớp 12

1.2 K

 

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 1:   chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

Bài 1 trang 23 SBT sử 12:

1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những quốc gia giành được độc lập sớm nhất ở châu Phi là

A. Ai Cập và Angiêri. 

B. Ai Cập và Libi.  

C. Ai Cập và Tuynidi.

D. Ai Cập và Marốc.

2. Lịch sử thế giới ghi nhận năm 1960 là năm "Châu Phi" vì: 

A. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ bị hoàn toàn sụp đổ

B. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi đã bị xóa bỏ hoàn toàn

C. Hệ thống thuộc địa của Pháp bị sụp đổ hoàn toàn.

D. Có 17 nước Châu Phi được trao trả độc lập

3. Năm 1975 là mốc đánh dấu sự thất bại về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ với sự kiện giành độc lập của

A. Môdămbích và Ănggôla.                                   

B. Angiêri và Môdămbích.  

C. Êtiôpia và Ănggôla.                                  

D. Êtiôpia và Angiêri.

4. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã chấm dứt vào năm

A. 1990.                          

B. 1993.                               

C. 1994.                                

D. 1995.

5. Phong trào được coi là "lá cờ đầu" của cách mạng Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Cách mạng Mêhicô.                                       

B. Cách mạng Cuba

C. Cách mạng Panama.           

D. Cách mạng Vênêxuêla.

6. Hình thức đấu tranh chủ yếu của các nuớc Mĩ Latinh sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 là

A. đấu tranh vũ trang.

B. đấu tranh nghị trường.

C. đấu tranh ngoại giao. 

D. bất hợp tác.

7. Ý nào không phản ánh đúng những khó khăn, thách thức mà các nước Châu Phi phải đối mặt trong công cuộc xây dựng xây dựng đất nước hiện nay

A. Tàn dư của chế độ thực dân cũ, trình độ dân trí thấp, dịch bệnh hoành hành

B. Xung đột sắc tộc và tôn giáo, sự bùng nổ về dân số

C. Liên minh Châu Phi không phát huy được vai trò hoạt động của mình ở châu lục

D. Nội chiến, đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc vào nước ngoài

8. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau

Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ qyền, các nước Mĩ latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ... đã trở thành nững nước công nghiệp mới. Tuy nhiên, nhiều nước gặp nhiều khó khăn: Mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi cộm và ... trở thành quốc nạn.

A. Braxin, Áchentina, Mêhicô .... tham nhũng

B. Braxin, Vênêxuêla, Mêhicô .... tội phạm

C. Braxin, Áchentina, Mêhicô .... xung đột sắc tộc

B. Braxin, Cuba, Urugoay .... tham nhũng

Trả lời: 

Câu 1

Lời giải: Mở đầu cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) lật đổ vương triều Pharuc lập nên nước cộng hòa Ai Cập (18-6-1953). Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập.

Chọn B

Câu 2

Lời giải: Đặc biệt, lịch sử ghi nhận năm 1960 là "Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập.

Chọn D

Câu 3

Lời giải: Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

Chọn A

Câu 4

Lời giải: Tại Nam Phi, Hiến pháp tháng 11-1993 chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai).

Chọn B

Câu 5

Lời giải: Phong trào đấu tranh lật đổ các chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là cách mạng Cuba. Cách mạng Cuba được coi là "lá cờ đầu" ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn B

Câu 6

Lời giải: Hình thức đấu tranh chủ yếu của các nuớc Mĩ Latinh sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 là đấu tranh vũ trang.

Chọn A

Câu 7

Lời giải: Nhiều nước vẫn còn tình trạng lạc hậu, không ổn định: xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên; bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ về dân số; đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài,...

Chọn C

Câu 8

Lời giải: 

Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ qyền, các nước Mĩ latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế xã hội Braxin, Áchentina, Mêhicô đã trở thành nững nước công nghiệp mới. Tuy nhiên, nhiều nước gặp khó khăn: Mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi cộm và tham nhũng trở thành quốc nạn.

Chọn A

Bài 2 trang 24 SBT sử 12:

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ s vào ô ☐ trước câu sai:

1. ☐ Trong cuộc xâm lược châu Phi, Anh và Pháp là những nước chiếm được nhiều thuộc địa nhất.

2. ☐ Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.

3. ☐ Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa của Pháp tại châu Phi.

4. ☐ Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của khu vực Mĩ Latinh là lật đổ chính quyền tay sai của Mĩ.

5. ☐ Sau khi giành được độc lập, tất cả các nước ở khu vực Mĩ Latinh đều xây dựng đất nước theo con đường TBCN.

Trả lời: 

Đúng: 1, 2, 3, 4;

Sai: 5.

Bài 3 trang 24 SBT sử 12:

Hãy điền nội dung sự kiện cho phù hợp với thời gian của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong bảng sau:

Thời gian

          Nội dung sự kiện 

Ngày 18 - 6 - 1953

 

Năm 1956

 

Năm 1960

 

Năm 1975

 

Ngày 21 - 3 - 1990

 

Trả lời: 

Thời gian

          Nội dung sự kiện 

Ngày 18 - 6 - 1953

Nước Cộng hòa Ai Cập được thành lập

Năm 1956

Tuy-ni-di, Ma-rốc, Xu-đăng giành độc lập

Năm 1960

"Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập.

Năm 1975

Thắng lợi của cách mạng Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã. 

Ngày 21 - 3 - 1990

Namibia tuyên bố độc lập

Bài 4 trang 24 SBT sử 12:

Hãy ghép thời gian với nội dung lịch sử trong bảng cho đúng với phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thời gian

Nội dung lịch sử

1. Từ năm 1945 đến thắng lợi của cách mạng Cuba (1959),

2. Từ năm 1959 đến giữa      những năm 80 của thế kỉ XX,

3. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến năm 2000,

a) hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công, đấu tranh nghị trường, mít tinh...

b) hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.

c) nhiều nước Mĩ Latinh chuyển sang thời kì dân sự    hoá chính quyền và đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế.

Trả lời: 

1- a: Từ năm 1945 đến thắng lợi của cách mạng Cuba (1959), hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công, đấu tranh nghị trường, mít tinh...

2- b: Từ năm 1959 đến giữa những năm 80 của thế kỉ XX, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.

3- c: Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến năm 2000, nhiều nước Mĩ Latinh chuyển sang thời kì dân sự hoá chính quyền và đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế.

Bài 5 trang 26 SBT sử 12:

Hoàn thành bảng so sánh giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và phong trào đấu tranh của nhân dân khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nội dung so sánh

Châu Phi

Khu vực Mĩ Latinh

Thời gian giành độc lập

 

 

Đối tượng đấu tranh

 

 

Mục tiêu đấu tranh

 

 

Nội dung đấu tranh

 

 

Phương pháp đấu tranh

 

 

Trả lời: 

Nội dung so sánh

Châu Phi

Khu vực Mĩ Latinh

Thời gian giành độc lập

Những năm 70 của thế kỉ XX

Đầu thế kỉ XIX

Đối tượng đấu tranh

Chống chủ nghĩa thực dân cũ

Chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới

Mục tiêu đấu tranh

Đấu tranh giành độc lập

Đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ

Nội dung đấu tranh

- Mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập (1952), lật đổ vương triều Pharuc, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập (18/6/1953).

- Tiếp theo là Libi (1952), An-giê-ri (1954-1962)

- Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập: Tuy-ni-di, Ma-rốc, Xu-đăng (1956); Gana (1957); Ghi nê (1958),...

- 1960 là "Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập.

- Năm 1975, thắng lợi của Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích đã cơ bản chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.

- Từ 1975 đến nay: Hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc với sự ra đời của nước Cộng hòa Dim-ba-bu-ê (1980) và Namibia (03-1990).

- Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp 11-1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apartheid) bị xóa bỏ.

- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên, ông Ne-xơn Man-đê-la (Nelson Mandela) trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi (1994).

* Tại Cuba:

+ Tháng 3-1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước…

+ Nhân dân Cuba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô.

+ Ngày1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cuba thành lập.

+ Sau khi cách mạng thành công, Cuba tiến hành cải cách dân chủ. Năm 1961, tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

* Các nước khác:

- Tháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cuba.

- Từ thập niên 60-70, phong trào đấu tranh ở các nước Mỹ Latinh phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi:

+ 1964 - 1999, Panama đấu tranh và thu hồi chủ quyền kênh đào Panama.

+ 1962, Ha-mai-ca, Tri-ni-đát, Tô-ba-gô.

+ 1966, Guy-a-na, Bác-ba-đốt.

+ 1983 có 13 nước độc lập ở Ca-ri-bê.

- Hình thức đấu tranh: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ tran,... biến Mỹ Latinh trở thành “lục địa bùng cháy”.

- Kết quả: chính quyền độc tài thân Mỹ bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.

Phương   pháp đấu tranh

Đấu tranh chính trị hợp pháp và thương lượng

Nhiều hình thức đấu tranh phong phú (bãi công, nổi dậy, đấu tranh vũ trang)

 
Bài 6 trang 27 SBT sử 12:
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 có đặc điểm gì?
Trả lời: 

- Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập vào ngày 25 – 5 – 1963 (đến năm 2002, đổi tên thành Liên minh châu Phi – AU) giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi.

- Do giai cấp tư sản lãnh đạo cuộc đấu tranh vì giai cấp vô sản chưa trưởng thành, chưa có chính đảng lãnh đạo độc lập.

- Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị và thương lượng.

- Mức độ độc lập và sự phát triển không đồng đều (vùng châu Phi xích đạo chậm, vùng Bắc Phi phát triển nhanh chóng)

Bài 7 trang 27 SBT sử 12:

Hãy trình bày về phong trào cách mạng và sự ra đời của nước Cộng hoà Cuba. Cách mạng Cuba thắng lợi đã có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh?

Trả lời: 

* Phong trào cách mạng và sự ra đời của nước Cộng hòa Cuba: 

+ Tháng 3/1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước.

+ Nhân dân Cuba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô.

+ Ngày1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cuba thành lập.

+ Sau khi cách mạng thành công, Cuba tiến hành cải cách dân chủ.

+ 1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đạt nhiều thành tựu như xây dựng công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng, đạt thành tựu cao về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao,...

* Tác động của cách mạng Cuba

- Thắng lợi của Cách mạng Cuba năm 1959 cho ra đời nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Mĩ Latinh, đưa Cuba trở thành lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh.

- Thắng lợi đó đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh đưa các nước trong khu vực vào thời kì đấu tranh quyết liệt, giành nhiều thắng lợi. Khu vực Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” với hàng loạt các quốc gia tuyên bố độc lập: Vênêxuêna, Nicaragoa, Chilê, Cô lôm bia...

Bài 8 trang 28 SBT sử 12:

Nêu hiểu biết của em về mối quan hệ giữa hai nước Cuba và Việt Nam

Trả lời: 

- Quan hệ Việt Nam - Cuba là mối quan hệ song phương giữa hai nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Cuba, được thiết lập ngày 2/12/1960 giữa Chính phủ Cộng hòa Cuba và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Các điều ước kinh tế - thương mại đã ký:

+ Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Cuba về trao đổi thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế khác (1996).

+ Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Cuba (1995).

+ Hiệp định về hợp tác du lịch giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Cuba (1999).

+ Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ thực vật giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Cuba (1999).

+ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế thu nhập giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Cuba (2002),...

Đánh giá

0

0 đánh giá