Giải Vật Lí 12 Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

2.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật Lí lớp 12 Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến lớp 12.

Giải bài tập Vật Lí Lớp 12 Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu C1 trang 117 SGK Vật Lí 12: Hãy giải thích tại sao phải dùng các sóng điện từ cao tần.

Lời giải:

Sóng điện từ cao tần thường được gọi là sóng ngắn. Trong thông tin liên lạc vô tuyến thường dùng sóng ngắn vì:

+ Sóng ngắn có năng lượng rất lớn

+ Sóng ngắn ít bị không khí hấp thụ.

+ Sóng ngắn có thể truyền đi rất xa nhờ sự phản xạ tốt ở tầng điện li và mặt đất.

Trả lời câu C2 trang 117 SGK Vật Lí 12: Hãy nêu tên của các sóng mang này và cho biết khoảng tần số của chúng.

Lời giải:

Sóng vô tuyến được phân loại gồm: sóng dài, sóng trung, sóng ngắn và sóng cực ngắn.

- Sóng dài: có bước sóng khoảng 103m, tần số khoảng 3.105 Hz

- Sóng trung: có bước sóng khoảng 102 m, tần số khoảng 3.106 Hz

- Sóng ngắn: có bước sóng khoảng 10m, tần số khoảng 3.107 Hz

- Sóng cực ngắn: có bước sóng khoảng vài mét, tần số khoảng 3.108 Hz.

Trả lời câu C3 trang 118 SGK Vật Lí 12: Hãy trình bày tác dụng của mỗi bộ phận trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản.

Lời giải:

Giải Vật Lí 12 Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến (ảnh 1)

1 - Micro: Tạo ra dao động điện từ âm tần.

2 - Mạch phát sóng điện từ cao tần: Phát sóng điện từ có tần số cao.

3 - Mạch biến điệu: Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần.

4 - Mạch khuếch đại: Khuếch đại dao động điện từ cao tần đã được biến điệu.

5 - Anten phát: Tạo ra điện từ trường cao tần lan truyền trong không gian.

Trả lời câu C4 trang 118 SGK Vật Lí 12: Hãy trình bày tác dụng của mỗi bộ phận trong sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản.

Lời giải:

Giải Vật Lí 12 Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến (ảnh 2)

1 - Anten thu: Thu sóng điện từ cao tần biến điệu.

2 - Mạch khuyếch đại dao động điện từ cao tần: Khuếch đại dao động điện từ cao tần.

3 - Mạch tách sóng: Tách dao động điện từ âm tần ra khỏi dao động điện từ cao tần.

4 - Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần: Khuếch đại dao động điện từ âm tần  từ mạch tách sóng gửi đến.

5 - Loa: Biến dao động điện thành dao động âm

Câu hỏi và bài tập (trang 119 SGK Vật Lí 12)

Bài 1 trang 119 SGK Vật Lí 12: Hãy nêu bốn nguyên tắc cở bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

Lời giải:

Bốn nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến là:

- Phải dùng các sóng điện từ cao tần.

- Phải biến điệu các sóng mang.

- Ở nơi thu phải tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa. Bộ phận làm việc này gọi là mạch tách sóng. Loa sẽ biến dao động điện thành dao động âm có cùng tần số.

-Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuếch đại chúng bằng các mạch khuếch đại.

Bài 2 trang 119 SGK Vật Lí 12: Sóng mang là gì? thế nào là biến điệu một sóng điện từ cao tần?

Lời giải:

- Sóng mang là sóng điện từ tần số cao (cao tần)

- Biến điệu một sóng điện từ cao tần là trộn dao động âm tần và dao động cao tần.

Bài 3 trang 119 SGK Vật Lí 12: Vẽ sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản và giải thích tác dụng của từng bộ phận trong sơ đồ.

Lời giải:

+ Sơ đồ khối của một khối phát thanh đơn giản gồm 5 bộ phận cơ bản sau: micro (1); mạch phát sóng điện từ cao tần (2); mạch biến điệu (3); mạch khuếch đại (4) và anten phát (5).

 

+ Tác dụng của từng bộ phận:

- Micro (1): biến âm thanh thành dao động điện âm tần

- Mạch phát sóng điện từ cao tần (2): Tạo ra sóng mang có tần số cao (500 kHz đến 900 MHz)

- Mạch biến điệu (3): trộn dao động âm tần và dao động cao tần thành dao động cao tần biến điệu.

- Mạch khuếch đại (4): khuếch đại dao động cao tần biến điệu để đưa ra anten phát.

- Anten phát (5): Phát xạ sóng cao tần biến điệu ra không gian.

Bài 4 trang 119 SGK Vật Lí 12: Vẽ sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản và giải thích tác dụng của từng bộ phận trong sơ đồ.

Lời giải:

+ Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản gồm 5 bộ phận cơ bản sau: anten thu (1); mạch chọn sóng (2); mạch tách sóng (3); mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần (4) và loa (5).

 

+ Tác dụng của từng bộ phận:

- Anten thu (1): cảm ứng với nhiều sóng điện từ.

- Mạch chọn sóng (2): chọn lọc sóng muốn thu nhờ mạch cộng hưởng.

- Mạch tách sóng (3): lấy ra dao động âm tần từ dao động cao tần biến điệu đã thu được.

- Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần (4): làm cho dao động âm tần mạnh lên.

- Loa (5): biến dao động điện âm tần thành âm thanh (tái lập âm thanh).

Bài 5 trang 119 SGK Vật Lí 12: Trong dụng cụ nào dưới đây có cả một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến? 

A. Máy thu thanh.

B. Máy thu hình.

C. Chiếc điện thoại di động

D. Cái điều khiển ti vi

Lời giải:

Đáp án: C

Chiếc điện thoại di động có cả một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến

Bài 6 trang 119 SGK Vật Lí 12: Chọn câu đúng.

Trong " máy bắn tốc độ" xe cộ trên đường

A. Chỉ có máy phát sóng vô tuyến.

B. Chỉ có máy thu sóng vô tuyến.

C. Có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.

D. Không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến

Lời giải:

Trong “máy bắn tốc độ” xe cộ trên đường có cả máy phát và máy thu vô tuyến.

Chú ý rằng, máy này hoạt động dựa trên hiệu ứng Đôp-le nên nó vừa phát ra sóng điện từ vừa phải thu sóng điện từ phản xạ trở lại.

Chọn C

Bài 7 trang 119 SGK Vật Lí 12: Biến điệu sóng điện từ là:

A. Biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ.

B. Trộn  sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao.

C. Làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên.

D. Tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao.

Phương pháp giải:

Biến điệu sóng điện từ là trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao

Lời giải:

Đáp án: B

Biến điệu sóng điện từ là trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao.

Lý thuyết Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

A. Trọng tâm kiến thức

1. Nguyên tắc chung

- Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, ta phải dùng các sóng điện từ cao tần.

- Muốn cho các sóng mang cao tần tải được các tín hiệu âm tầm thì phải biến điệu chúng.

  • Phát sóng: Kết hợp máy phát dao động điều hòa và anten. Mạch hoạt động gây ra điện từ trường biến thiên, anten phát sóng điện từ cùng tần số f.
  • Thu sóng: Kết hợp anten với mạch dao động có tụ điện điện dung thay đổi. Điều chỉnh C để mạch cộng hưởng tần số f cần có - gọi là chọn sóng.
  • Bước sóng điện từ mà mạch phát ra hay thu được: λ=c.T=cf=2πcLC với c = 3.108 m/s

2. Sơ đồ khối đơn giản của một máy thu - phát sóng điện từ

Giải Vật Lí 12 Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến (ảnh 1)

B. Sơ đồ tư duy về nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

Giải Vật Lí 12 Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến (ảnh 2)
Đánh giá

0

0 đánh giá