Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Địa lí 10 Chuyên đề 1: Biến đổi khí hậu sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề Địa lí 10 Chuyên đề 1: Biến đổi khí hậu
I. Khái niệm và biểu hiện của biến đổi khí hậu
Trả lời:
* Biến đổi khí hậu là: sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn cực đoan.
* Những việc em có thể làm để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu:
- Hạn chế sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng một lần.
- Phân loại rác sinh hoạt và không xả thải nước thải sinh hoạt bừa bãi ra môi trường.
- Trồng nhiều cây xanh, tham gia các hoạt động tình nguyện về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu.
- Tích cực sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng ô tô, xe máy cá nhân.
- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, điện và ga.
1. Khái niệm
Câu hỏi trang 5 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin mục 1, hãy trình bày khái niệm biến đổi khí hậu.
Trả lời:
- Khái niệm biến đổi khí hậu: là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn cực đoan.
2. Biểu hiện
Trả lời:
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu:
* Tăng nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 1°C trong giai đoạn 1901 - 2020. Trong đó, có chiều hướng tăng nhanh đáng kể từ giữa thế kỉ XX với mức tăng khoảng 0.120C/ thập kỉ trong giai đoạn 1951 – 2020.
- Nhiệt độ có xu thế tăng nhanh hơn ở các vùng vĩ độ cao và các vùng nằm sâu trong lục địa.
* Thay đổi lượng mưa
- Trong giai đoạn 1901 – 2020, lượng mưa có xu thế tăng ở phần lớn các khu vực trên toàn cầu:
+ Xu thế tăng rõ ràng nhất là ở các vùng vĩ độ trung bình và vĩ độ cao;
+ Xu thế giảm ở nhiều khu vực nhiệt đới, rõ nhất ở các khu vực châu Phi, Trung Quốc.
- Lượng mưa trên toàn cầu cũng có xu hướng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô, những đợt mưa rất lớn ngày càng nhiều hơn.
* Gia tăng các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn cực đoan
- Các hiện tượng khí tượng, thủy văn cực đoan có xu thế diễn ra ngày càng nhiều với tần suất cao và cường độ lớn:
+ Nhiều kỉ lục thời tiết và khí hậu cực đoan đã được xác lập trong vài thập kỉ qua.
+ Số đợt nắng nóng có xu thế tăng trên quy mô toàn cầu.
+ Các đợt hạn xảy ra ngày càng khắc nghiệt và kéo dài hơn.
+ Số lượng cũng như cường độ của các cơn bão mạnh tăng lên.
* Mực nước biển dâng
- Tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu ngày càng tăng (khoảng 2.2mm/ năm trong giai đoạn 1951 – 2020)
- Sự gia tăng mực nước biển không đồng nhất giữa các khu vực; tại một số trạm quan trắc mực nước biển có xu thế giảm.
II. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
1. Nguyên nhân tự nhiên
Trả lời:
* Một số nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu toàn cầu:
- Sự thay đổi độ nghiêng của trục Trái Đất.
- Dao động quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Sự trôi dạt lục địa, núi lửa phun trào, chu kì hoạt động của Mặt Trời...
2. Nguyên nhân con người
Trả lời:
* Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu:
- Biến đổi khí hậu có thể do một số nguyên nhân tự nhiên, như: sự thay đổi độ
nghiêng của trục Trái Đất; dao động quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh
Mặt Trời; sự trôi dạt lục địa, núi lửa phun trào, chu kì hoạt động của Mặt Trời...
- Bên cạnh những nguyên nhân tự nhiên, thì các hoạt động kinh tế - xã hội của
con người chính là tác nhân chủ yếu làm gia tăng biến đổi khí hậu, vì: trong quá
trình sinh hoạt và sản xuất, con người phát thải ra môi trường các chất khí nhà
kính, làm không khí gần bề mặt đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu.
III. Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu
1. Đối với tự nhiên và hệ sinh thái
Trả lời:
* Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến tự nhiên:
- Tác động:
+ Sự mở rộng của vành đai nóng về phía hai cực và vành đai nhiệt đới lên cao hơn ở các vùng núi cao và khu vực đới nóng.
+ Gia tăng phần đất trên các khu vực băng tan và tuyết lở ở các vùng núi.
+ Mất một diện tích lớn các vùng đất thấp và các đồng bằng châu thổ do mực nước biển tăng.
+ Gia tăng dòng chảy trên các dòng sông băng vào mùa xuân.
+ Các sông, hồ nóng lên do đó thay đổi cơ chế nhiệt và cả chất lượng nước.
+ Gia tăng đáng kể các thiên tai và cường độ các cơn bão đều tăng lên.
- Hậu quả:
+ Làm thay đổi các quá trình tự nhiên, môi trường các đới và các đai cao tự nhiên.
+ Nhiều vùng đất bị biến đổi tính chất (trở thành đất nhiễm mặn, hoang mạc hoá,...) dẫn đến phải đầu tư nghiên cứu để cải tạo đất
+ Nhiều thiên tai trở thành thảm hoạ thiên nhiên,…
* Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái:
- Tác động:
+ Sự gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa làm ranh giới các hệ sinh thái thay đổi. Nhiều loài cây, côn trùng, chim, cá chuyển dịch lên các vĩ độ cao hơn.
+ Nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn. Các loài côn trùng, chim, cá di cư sớm hơn.
+ Gia tăng các quần cư sinh vật trôi nổi trên các biển ở vĩ độ cao và ở các hồ trên cao.
+ Quá trình a-xít hoá đại dương làm suy giảm độ phủ và tính đa dạng sinh học.
- Hậu quả:
+ Biến đổi môi trường sống của các loài sinh vật, suy giảm đa dạng sinh học,...
+ Gia tăng suy thoái môi trường: ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên rừng,…
2. Đối với kinh tế - xã hội
Trả lời:
a. Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến các ngành kinh tế:
* Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
- Tác động:
+ Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do nước biển dâng.
+ Gia tăng thiên tai, dịch bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
+ Biến đổi khí hậu làm suy thoái rừng, gia tăng nguy cơ cháy rừng.
+ Giảm hàm lượng oxy trong nước, gây bất lợi đối với các loài sinh vật thuỷ sinh.
+ Sự biến động lượng mưa, tăng nhiệt độ làm tăng diện tích nhiễm mặn, hoang mạc hoá.
+ Năng suất một số cây lương thực có khả năng tăng hoặc giảm ở từng khu vực.
- Hậu quả:
+ Mất đất canh tác, thu hẹp không gian sản xuất.
+ Thiếu nước cho sản xuất, tăng chi phí cho công tác thuỷ lợi.
+ Giảm năng suất, chất lượng của nông sản, thuỷ sản.
* Công nghiệp
- Tác động:
+ Gia tăng chi phí cho năng lượng làm mát trong sản xuất công nghiệp.
+ Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm bị ảnh hưởng do nguồn nguyên liệu không ổn định.
+ Hoạt động công nghiệp bị ảnh hưởng do gia tăng các thiên tai.
- Hậu quả: gia tăng chi phí đầu tư sản xuất, giảm hiệu quả sản xuất.
c) Dịch vụ
- Tác động:
+ Thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu làm thiệt hại cơ sở hạ tầng giao thông.
+ Giảm số ngày có thể khai thác các hoạt động du lịch.
+ Mực nước biển dâng khiến nhiều khu du lịch biển không còn tồn tại.
- Hậu quả:
+ Tăng chi phí xây dựng, bảo trì hệ thống giao thông.
+ Giảm doanh thu từ các hoạt động dịch vụ như du lịch, giao thông vận tải.
b. Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến đời sống, sức khoẻ con người
- Tác động:
+ Mực nước biển dâng và gia tăng thiên tai, ảnh hưởng đời sống người dân.
+ Nhiệt độ ấm hơn làm cho nhiều loài côn trùng gây bệnh (muối) phát triển mạnh hơn.
+ Tăng nguy cơ các bệnh đường tiêu hoá, bệnh về da do chất lượng môi trường giảm.
+ Nắng nóng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người mắc bệnh nền.
+ Nguy cơ nạn đói cũng gia tăng do mất mùa bởi hạn hán, lũ lụt,...
- Hậu quả:
+ Cuộc sống của con người trở nên khắc nghiệt và bấp bênh hơn.
+ Làm suy giảm sức khoẻ con người, dẫn đến tăng nguồn chi cho hệ thống y tế.
IV. Ứng phó với biến đổi khí hậu
1. Tầm quan trọng và sự cấp bách của việc ứng phó với biến đổi khí hậu
Trả lời:
- Tầm quan trọng của việc ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Để ứng phó với biến đổi khí hậu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc thực hiện đồng thời sẽ tăng thêm hiệu quả trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Có như vậy con người mới chủ động chung sống hòa hợp với những biến đổi của thiên nhiên.
+ Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là sự can thiệp của con người nhằm giảm thiểu các nguồn phát thải hoặc tăng cường sự hấp thụ các khí nhà kính.
+ Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh các hoạt động của con người để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu của con người trước các tác động của biến đổi khí hậu trong hiện tại và tương lai.
- Sự cấp bách của việc ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu. Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, tác động nặng nề đến tự nhiên và hệ sinh thái, đến kinh tế, xã hội, sức khoẻ con người. Nếu các quốc gia trên thế giới không chung tay có các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thì có thể những thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra sẽ đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của xã hội con người.
+ Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, vào cuối thế kỉ XXI, nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 10 - 12% dân số bị ảnh hưởng và GDP có thể tổn thất khoảng 10%.
2. Các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
2. Nêu các giải pháp mà bản thân và gia đình có thể thực hiện để giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Hệ thống hóa các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Yêu cầu số 2: Các giải pháp mà bản thân và gia đình có thể thực hiện để giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
- Sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời để tạo nguồn điện sử dụng cho sinh hoạt trong gia đình.
- Sử dụng xe điện thay cho xe chạy bằng dầu, bằng xăng để giảm khí thải ra môi trường.
- Không đốt các loại chất thải như túi ni lông, các sản phẩm nhựa, cao su,…
- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước, nước sinh hoạt có thể tận dụng để tưới rau, tưới vườn, tránh lãng phí nước.
- Sử dụng tiết kiệm điện, tắt và ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng đến.
- Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên nhà.
Trả lời:
- Hệ thống hóa các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Trả lời:
Sơ đồ khái quát tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đối với các hoạt động kinh tế.
Trả lời:
Báo cáo về thực trạng và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Cà Mau
a) Thực trạng biến đổi khí hậu ở Cà Mau
- Với 3 mặt giáp biển và hệ thống sông ngòi chằng chịt ăn thông ra biển, Cà Mau là một trong những tỉnh, thành phố của Việt Nam bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu làm mực nước biển dâng.
- Tác động của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã làm thay đổi nhiều quy luật tự nhiên của vùng đất ven biển này như: mưa nắng thất thường, thuỷ triều lên xuống không theo chu kỳ.
+ Vào mùa mưa làm sạt lở đất nghiêm trọng ở các cửa sông, ven biển, mất hàng trăm ha rừng phòng hộ.
+ Sóng biển trực tiếp uy hiếp, đe doạ vỡ đê biển Tây, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của hàng trăm nghìn hộ dân trong khu vực.
- Phía biển Ðông tỉnh Cà Mau, tình trạng xói lở xảy ra với cường độ rất mạnh kéo dài từ cửa sông Gành Hào đến tận mũi Cà Mau, có nơi bờ biển bị xâm thực đến gần 40 m/năm.
- Ở phía đê biển Tây sạt lở đê biển đoạn chạy qua huyện U Minh giáp ranh với tỉnh Kiên Giang có nơi đã vào đến tận chân đê, sạt lở hơn 1/2 thân đê và nguy cơ vỡ đê rất cao. Nguyên nhân chính do rừng phòng hộ ven biển những khu vực này bị mất hoàn toàn, không còn khả năng chắn sóng.
- Rừng phòng hộ ven biển của Cà Mau mất khoảng trên 4 nghìn ha, trung bình mỗi năm mất khoảng 400 ha. Hiện tình hình sạt lở bờ biển gây mất rừng phòng hộ xung yếu ven biển ngày càng gia tăng.
- Dự tính đến năm 2040, nếu mực nước biển dâng 25 cm, toàn tỉnh Cà Mau sẽ có hơn 4.600 km2 đất bị ngập từ 1-1,2 m, chiếm 85,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Với mực nước biển dâng 50 cm, ứng với năm 2060-2070 toàn tỉnh sẽ có khoảng 4.476 km2 diện tích bị ngập sâu từ 1,2-1,4 m trở lên.
b) Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Cà Mau
- Xây dựng mới và nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển.
- Xây dựng các khu dân cư có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh môi trường phù hợp với phong tục tập quán và văn hóa của nhân dân.
- Xây dựng chiến lược và chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu vả giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.
- Xây dựng Quy hoạch thủy lợi chi tiết cho tỉnh, xem xét đến tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng.
- Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, chú ý đến loại rừng thích hợp với điều kiện biến đổi khí hậu trong tương lai để giảm thiếu tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đa dạng hóa phát triển nông nghiệp và thủy sản, đổi lịch thời vụ để thích ứng biến đổi khí hậu.
- Giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu , nước biển dâng để tất cả mọi người ý thức được tầm quan trọng và cùng nỗ lực hợp tác.