Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu vào cuối thế kỉ XVIII ở nước Anh khi con người phát triển

794

Với giải Mở đầu trang 79 Vật lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Năng lượng và công giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 1: Năng lượng và công

Mở đầu trang 79 Vật Lí 10: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu vào cuối thế kỉ XVIII ở nước Anh khi con người phát triển các máy mới có khả năng thực hiện công gấp hàng trăm lần so với sức người.

Ở giai đoạn đầu, năng lượng gió và năng lượng nước được khai thác. Nước dự trữ trong các đập ở trên cao (thế năng) được sử dụng để làm quay các bánh xe lớn, nhờ đó làm quay các máy cơ (động năng). Ở thời kì tiếp theo, động cơ hơi nước được phát triển ở Vương quốc Anh sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá. Động cơ hơi nước sử dụng năng lượng từ than đá làm tăng đáng kể công suất hoạt động của các máy bơm nước và các khung dệt lớn trong công xưởng sản xuất sợi. Động cơ hơi nước được sử dụng trong đầu máy xe lửa (hình 1.1), tàu thủy hơi nước, xe tải, … trở thành nền tảng cho Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

Năng lượng làm cho các máy tác dụng lực lớn bắt nguồn từ đâu? Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng cách nào?

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu vào cuối thế kỉ XVIII ở nước Anh

Trả lời:

- Năng lượng làm cho các máy tác dụng lực lớn bắt nguồn từ việc nhận năng lượng từ hơi nước, hơi nước nhận năng lượng từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá.

- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng cách:

+ Thực hiện công: hơi nước tác dụng lực (truyền năng lượng) lên động cơ, làm động cơ chuyển động giúp xe lửa di chuyển.

+ Truyền nhiệt: than đá được đốt cháy tỏa ra nhiệt năng, làm sôi nước để tạo ra hơi nước giúp động cơ hoạt động.

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí 10 Cánh diểu hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 80 Vật Lí 10: Kể tên các dạng năng lượng xung quanh chúng ta. Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác....

Câu hỏi 2 trang 81 Vật Lí 10: Tìm từ thích hợp với chỗ ? trong các suy luận dưới đây....

Luyện tập trang 81 Vật Lí 10: 1. Tính công của trọng lực làm hòn đá khối lượng 5 kg rơi từ độ cao 10 m xuống đất....

Vận dụng 1 trang 82 Vật Lí 10: Bạn hãy phân tích lực tác dụng thành hai thành phần vuông góc với phương dịch chuyển và thành phần trùng với phương dịch chuyển để lập luận rút ra biểu thức tính công (2)....

Câu hỏi 3 trang 82 Vật Lí 10: Từ biểu thức (2), suy luận: Khi nào công sinh ra có giá trị âm?...

Câu hỏi 4 trang 82 Vật Lí 10: Chỉ ra và phân tích một số ví dụ chứng tỏ có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật khác bằng cách thực hiện công....

Câu hỏi 5 trang 83 Vật Lí 10: So sánh công của người và công của máy tời trong trường hợp ở hình 1.6...

Câu hỏi 6 trang 83 Vật Lí 10: So sánh công của người đạp xe và động cơ ô tô trong trường hợp ở hình 1.7....

Câu hỏi 7 trang 84 Vật Lí 10: 1W liên hệ với 1J và 1s như thế nào?...

Luyện tập 3 trang 84 Vật Lí 10: So sánh công suất của hai máy tời sau:...

Tìm hiểu thêm trang 84 Vật Lí 10: Năng lượng vào cơ thể người dưới dạng hóa năng của thức ăn và giúp con người sinh công trong sinh hoạt và lao động, sản xuất hàng ngày....

Tìm hiểu thêm trang 85 Vật Lí 10: Hộp số là thiết bị gồm các bánh răng truyền động có bán kính lớn, nhỏ khác nhau để chuyển số, giúp thay đổi mômen xoắn lên bánh xe, từ đó điều chỉnh tốc độ của xe máy....

Vận dụng 2 trang 85 Vật Lí 10: Vận dụng mối liên hệ công suất với lực và vận tốc (4) để đưa ra khuyến nghị cho người lái xe máy nên đi bằng số thấp hay số cao trong mỗi tình huống thực tế dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả vận hành động cơ:...

Xem thêm các bài giải SGK Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập chủ đề 2

Bài 1: Năng lượng và công

Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Bài tập chủ đề 3

Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

Đánh giá

0

0 đánh giá