Lời giải bài tập Vật Lí lớp 10 Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Vật Lí 10 Bài 2 từ đó học tốt môn Lí 10.
Giải bài tập Vật Lí lớp 10 Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Giải vật lí 10 trang 86 Cánh diều
Trả lời:
Búa máy có khối lượng càng lớn và ở độ cao càng cao thì năng lượng dự trữ ban đầu càng lớn (thế năng trọng trường).
Khi búa chạm vào cọc, thế năng trọng trường chuyển hóa thành động năng, động năng lúc này gần bằng với thế năng trọng trường ban đầu (có một phần nhỏ chuyển hóa thành nhiệt năng, năng lượng âm,…) nên động năng búa máy truyền sang cọc rất lớn, sẽ giúp cọc lún càng sâu.
Giải vật lí 10 trang 87 Cánh diều
I. Thế năng và động năng
Câu hỏi 1 trang 87 Vật Lí 10: Tìm từ thích hợp với chỗ trong suy luận dưới đây:
Thế năng của búa máy càng thì lực của máy đóng cọc thực hiện công càng , cọc lún xuống càng sâu.
Trả lời:
Thế năng của búa máy càng lớn thì lực của máy đóng cọc thực hiện công càng lớn, cọc lún càng sâu.
Trả lời:
+ Thế năng trọng trường của vật ở độ cao h:
+ Công của người tác dụng lực nâng (lực này có độ lớn bằng trọng lực, hướng từ dưới lên trên) đưa vật lên độ cao h:
Vậy công của lực nâng bằng với thế năng trọng trường.
Giải vật lí 10 trang 88 Cánh diều
Tính thế năng của người leo núi có khối lượng 70 kg khi leo đến đỉnh núi Phan – xi – Păng.
Trả lời:
Chọn mốc tính thế năng tại chân đỉnh núi.
Thế năng của người ở đỉnh núi:
Trả lời:
Từ liên hệ (i) và (ii) trong phần lí thuyết ta có: và F = ma nên
Kết luận: Động năng Wđ của vật có giá trị bằng công A của lực tác dụng lên nó.
Trả lời:
Động năng của ô tô:
Động năng của xe máy:
Động năng của xe máy lớn hơn động năng của ô tô.
Giải vật lí 10 trang 89 Cánh diều
II. Cơ năng
Trả lời:
Năng lượng hao phí trong quá trình toa tàu chuyển động tồn tại dưới dạng:
- Năng lượng nhiệt được sinh ra khi: bánh xe tàu hỏa ma sát với đường ray, tàu hỏa ma sát với không khí xung quanh lúc chuyển động.
- Năng lượng âm: tàu chạy phát ra tiếng ồn.
Trả lời:
Bạn chà xát hai bàn tay vào nhau liên tục cho đến khi lòng bàn tay ấm lên. Năng lượng nhiệt mà bạn cảm nhận được chuyển hóa từ động năng của hai bàn tay. Động năng của hai bàn tay lại được chuyển hóa từ năng lượng hóa học dự trữ trong cơ thể thông qua việc ăn uống.
Bạn có thể sử dụng các trường hợp ở hình 2.4 hoặc tự đưa ra các tình huống khác.
Trả lời:
a) Chơi xích đu ở công viên: người chơi cần phải tác dụng 1 lực để xích đu có thể chuyển động được, khi đó xích đu có động năng. Khi xích đu lên cao dần, động năng chuyển hóa dần thành thế năng và ở một độ cao xác định, xích đu có thế năng lớn nhất. Khi xích đu đi xuống, thế năng chuyển hóa dần thành động năng, rồi lại đi lên nhưng không tới được độ cao như ban đầu, quá trình xích đu lên rồi lại xuống như vậy cho tới khi toàn bộ cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng thì xích đu dừng hẳn.
Trong trường hợp này có sự hao phí năng lượng:
+ Năng lượng âm: xích đu ma sát với trục quay phát ra âm thanh.
+ Năng lượng nhiệt: xích đu ma sát với trục quay làm nóng trục quay và dây xích.
b) Nhảy tự do trên bạt nhún: người chơi tác dụng lực của chân vào bạt nhún để nhảy lên tới một độ cao rồi rơi xuống bạt nhún. Trong quá trình nhảy lên có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng. Khi rơi xuống, thế năng biến đổi thành động năng. Và người chơi dừng lại khi cảm thấy mệt và người nóng lên, do hóa năng trong thức ăn mà cơ thể nạp vào chuyển hóa thành cơ năng và cơ năng đã biến đổi thành dạng năng lượng khác.
Trong trường hợp này có sự hao phí năng lượng:
+ Năng lượng âm: người va chạm với bạt nhún phát ra âm thanh.
+ Năng lượng nhiệt: người va chạm với bạt nhún, ma sát với không khí làm cơ thể và bạt nhún.
c) Thủ môn phát bóng bổng: thủ môn tác dụng lực của chân vào quả bóng làm quả bóng chuyển động, tức là quả bóng có động năng. Trong trường hợp này, hóa năng dự trữ trong thức ăn do con người nạp vào cơ thể chuyển hóa thành động năng của quả bóng.
Trong trường hợp này có sự hao phí năng lượng:
+ Năng lượng âm: chân thủ môn tiếp xúc với bóng phát ra âm thanh
+ Năng lượng nhiệt: chân thủ môn ma sát với bóng làm chân và bóng nóng lên.
Giải vật lí 10 trang 90 Cánh diều
Câu hỏi 7 trang 90 Vật Lí 10: Cơ năng là gì?
Trả lời:
Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó: W = Wt + Wđ
Câu hỏi 8 trang 90 Vật Lí 10: Điều kiện để cơ năng của vật được bảo toàn là gì?
Trả lời:
Điều kiện để cơ năng của vật được bảo toàn là trong quá trình chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại, ma sát rất nhỏ và có thể bỏ qua sự hao phí năng lượng.
Trả lời:
Tốc độ của quả lắc lớn nhất dẫn đến động năng lớn nhất:
Theo định luật bảo toàn cơ năng, khi động năng lớn nhất thì thế năng nhỏ nhất (bằng 0) và ngược lại: Wđmax = W = Wtmax
Vậy tốc độ lớn nhất của quả lắc không phụ thuộc vào khối lượng mà chỉ phụ thuộc vào độ cao cực đại và gia tốc trọng trường.
Giải vật lí 10 trang 91 Cánh diều
nh thế năng ở mặt nước.
Trả lời:
- Chọn mốc tíKhi vận động viên ở điểm cao nhất thì thế năng lớn nhất: Wtmax = mghmax
Coi như cơ năng trong quá trình nhảy đến khi chạm nước được bảo toàn, nên khi vận động viên chạm nước thì thế năng lúc này bằng 0 và động năng đạt giá trị lớn nhất:
Wđmax =
Suy ra vận tốc khi vận động viên chạm mặt nước là lớn nhất và bằng:
- Nước trong bể có vai trò cản trở sự chuyển động của người ở trong nó, giúp chuyển hóa động năng của người thành các dạng năng lượng khác như động năng của nước (vận động viên chuyển động sâu vào trong nước), năng lượng âm, năng lượng nhiệt để giảm vận tốc của người, tránh gây thương tích.
Trả lời:
Chọn mốc tính thế năng tại chân cầu trượt.
Thế năng tại đỉnh cầu trượt (v = 0, em bé chỉ có thể năng):
Wtmax = mgh = 20.9,8.2 = 392 J = W1.
Động năng tại chân cầu trượt (h = 0, em bé chỉ có động năng):
Wđmax = = W2.
Từ đó ta thấy cơ năng tại đỉnh cầu trượt và cơ năng tại chân cầu trượt khác nhau.
Cơ năng trong trường hợp này không bảo toàn do trong quá trình trượt từ đỉnh xuống chân cầu trượt có sự ma sát giữa cơ thể người và bề mặt cầu trượt sinh ra nhiệt, đồng thời phát ra âm thanh. Chứng tỏ cơ năng (thế năng ban đầu ở đỉnh cầu trượt) đã bị chuyển hóa một phần thành nhiệt năng và năng lượng âm.
III. Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Hiệu suất
Trả lời:
Ví dụ 1: hàng ngày khi ta ăn uống các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong thức ăn được nạp vào cơ thể, năng lượng đó được chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng (làm ấm cơ thể vào mùa đông hoặc khi chúng ta vận động); động năng (khi chúng ta vận động hàng ngày), thế năng trọng trường (khi chúng ta đi leo núi hoặc di chuyển lên một độ cao nào đó), năng lượng âm (khi chúng ta nói chuyện, hát hò), ….
Ví dụ 2: máy cày là thiết bị trong nông nghiệp, sau một khoảng thời gian chúng ta phải đổ xăng hoặc dầu, năng lượng hóa học dự trữ trong nhiên liệu (xăng, dầu) được nạp vào cho máy cày. Năng lượng này chuyển hóa thành động năng để vận hành động cơ, năng lượng nhiệt (làm nóng động cơ), năng lượng âm thanh (gây ra tiếng ồn), …
- Kể cả ở những nhà máy điện có hiệu suất cao nhất, chỉ có 40% năng lượng từ nhiên liệu được chuyển hóa thành điện năng hòa vào lưới điện. Bạn hãy tìm hiểu về các dạng năng lượng hao phí trong quá trình sản xuất và truyền tải điện năng đi xa.
Trả lời:
- Thức ăn dự trữ năng lượng hóa học, khi được đưa vào cơ thể thông qua việc ăn uống, các chất trong thức ăn tham gia các phản ứng hóa học, chuyển hóa thành năng lượng dự trữ cho cơ thể, năng lượng đó có thể chuyển hóa thành động năng (giúp con người hoạt động) và năng lượng nhiệt (làm ấm cơ thể), …
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chuyển hóa:
+ Cơ thể chứa ít các vi khuẩn có lợi, không chuyển hóa hoàn toàn các chất dinh dưỡng.
+ Hiệu suất chuyển hóa có liên quan đến gene và hormon chuyển hóa. Ví dụ những người có chức năng tuyến giáp bình thường sẽ sản sinh ra nhiều nhiệt chuyển hóa hơn và hiệu suất chuyển hóa sẽ thấp hơn. Những người có chức năng tuyến giáp kém hơn sản sinh ít nhiệt và có sự chuyển hóa hiệu suất cao hơn. Đó là một lí do vì sao những người có chức năng tuyến giáp kém thường phản ứng chậm hơn với chế độ ăn kiêng.
+ Ngoài ra còn do trong thức ăn có một số chất khó chuyển hóa, hoặc chứa các chất độc làm giảm hiệu suất chuyển hóa.
- Năng lượng hao phí trong quá trình sản xuất điện năng:
+ Năng lượng nhiệt: năng lượng từ nhiên liệu chuyển hóa 1 phần thành nhiệt năng tỏa ra môi trường xung quanh và làm nóng các thiết bị sản xuất.
+ Năng lượng âm thanh: nhiên liệu bị đốt cháy hoặc tham gia các phản ứng phát ra âm thanh.
- Năng lượng hao phí trong quá trình truyền tải điện năng đi xa là năng lượng nhiệt: do dây dẫn bao giờ cũng có điện trở nên sẽ có sự tỏa nhiệt làm nóng đường dây và các thiết bị.
Giải vật lí 10 trang 92 Cánh diều
Trả lời:
Năng lượng có ích của máy tời:
Lực phát động F của động cơ bằng với trọng lực của trái đất tác dụng lên vật:
F = P = mg
Hướng của lực phát động cùng hướng với độ dịch chuyển:
Thay số ta được:
Năng lượng cung cấp:
Hiệu suất:
Trả lời:
Trả lời:
Cần tắt điều hòa, tắt đài, tắt đèn trong ô tô khi ô tô đang đi trên đường mà gần hết xăng để giảm thiểu sự tiêu tốn năng lượng. Vì hầu hết hoạt động của các thiết bị trên xe đều được cung cấp từ năng lượng xăng.
Giải vật lí 10 trang 93 Cánh diều
Trả lời:
Dụng cụ: một viên bi, hai thanh kim loại nhẵn, hai giá đỡ có vít điều chỉnh độ cao.
Chế tạo: Dùng hai thanh kim loại uốn thành đường ray và gắn lên giá đỡ để tạo được mô hình như hình bên.
Thí nghiệm:
+ Thả viên bi từ điểm A trên đường ray.
+ Kiểm chứng xem viên bi có lên được điểm D không?
Kết quả:
+ Viên bi lên gần tới điểm D, vì:
+ Do trong quá trình viên bi di chuyển từ điểm A trên đường ray, có sự ma sát giữa viên bi và đường ray làm cho cả viên bi và đường ray nóng lên, đồng thời phát ra âm thanh.
+ Năng lượng dự trữ (thế năng trọng trường của viên bi tại điểm A) được chuyển hóa thành động năng để viên bi di chuyển lên gần tới điểm D và một phần năng lượng chuyển hóa thành nhiệt năng và năng lượng âm thanh.
Chứng tỏ năng lượng được bảo toàn, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Xem thêm các bài giải SGK Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm
Lý thuyết Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
I. Thế năng và động năng
1. Thế năng
- Trường hấp dẫn do Trái Đất gây ra xung quanh nó gọi là trọng lực.
- Biểu hiện của trường trọng lực là sự xuất hiện của trọng lực P tác dụng lên một vật có khối lượng m đặt tại một vị trí bất kì trong khoảng không gian có trường trọng lực:
g: là giá trị gia tốc rơi tự do hay còn gọi là gia tốc trọng trường.
- Xét một khoảng không gian không quá rộng thì gia tốc trọng trường tại mọi điểm có phương song song, cùng chiều và cùng độ lớn.
- Thế năng trong trường trọng lực đều được xác định bằng biểu thức:
(h là độ cao so với mốc thế năng được chọn)
- Thế năng là năng lượng nên được đo bằng Jun (J).
- Nhận xét: Khi vật ở trên mặt đất (h = 0) thì vật không có thế năng (). Ta nói mặt đất được chọn làm mốc (hay gốc) thế năng.
Quả bóng có thế năng so với mặt đất
2. Động năng
- Động năng là năng lượng một vật có được do chuyển động và được xác định bằng biểu thức:
- Động năng là năng lượng nên được đo bằng Jun (J)
Cánh quạt đang quay có động năng
Quả bóng bay đi có động năng
II. Cơ năng
1. Sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật
- Xung quanh có rất nhiều tình huống mà có sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng.
Động năng và thế năng của tàu chuyển hóa qua lại lẫn nhau
Động năng và thế năng của em bé chuyển hóa qua lại
2. Định luật bảo toàn cơ năng
- Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng W của một vật bằng tổng thế năng Wt và động năng Wđ của nó:
- Trong quá trình chuyển động, động năng có thể giảm do chuyển hóa thành thế năng hoặc thế năng giảm do chuyển hóa thành động năng. Quá trình chuyển hóa này thường kèm theo sự hao phí năng lượng.
- Động năng giảm đi bao nhiêu thì thế năng tăng lên bấy nhiêu và ngược lại. Hay nói cách khác tổng thế năng và động năng là không đổi. Đó là định luật bảo toàn cơ năng.
Bỏ qua ma sát thì cơ năng của con lắc đơn được bảo toàn
III. Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Hiệu suất
1. Sự chuyển hóa năng lượng
- Năng lượng có thể được dự trữ và chuyển từ dạng này sang dạng khác (chuyển hóa năng lượng), từ vật này sang vật khác (truyền năng lượng) khi có lực tác dụng hoặc các tác động vật lý khác.
Chuyển hóa năng lượng Mặt Trời thành điện năng
2. Hiệu suất
- Trong khoa học, người ta sử dụng khái niệm hiệu suất H để mô tả tỉ lệ (có thể tính theo phần trăm) giữa năng lượng có ích được tạo ra Wcó ích và tổng năng lượng cung cấp Wcung cấp:
3. Minh họa định luật bảo toàn năng lượng
- Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi; năng lượng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. Nói cách khác, năng lượng được bảo toàn.