Giải Lịch Sử 9 Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

1.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) lớp 9.

Giải bài tập Lịch Sử Lớp 9 Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 110 SGK Lịch Sử 9: Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?

Phương pháp giải:

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 111 để lí giải.

Trả lời:

- Tháng 6 - 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm:

+ Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch.

+ Khai thông con đường liên lạc quốc tế giữa nước ta và Trung Quốc với các nước dân chủ trên thế giới.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến tiến lên.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 112 SGK Lịch Sử 9: Dựa vào lược đồ (Hình 47), trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

Phương pháp giải:

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 111, 112 để trả lời.

Trả lời:

Giải Lịch Sử 9 Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) (ảnh 1)

* Diễn biến chiến dịch Biên giới thu đông (1950)

- Sáng 16 - 9 - 1950, ta tấn công vào căn cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch.

- Sáng 18 - 9, quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập. Hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Pháp một mặt cho quân đánh lên Thái Nguyên nhằm giảm bớt sự chú ý của ta. Thất Khê cũng được lệnh đánh Đông Khê để đón quân từ Cao Bằng xuống (cuộc “hành quân kép”).

- Quân ta mai phục chặn đánh địch trên Đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Thất Khê cũng bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22 - 10 thì rút khỏi Đường số 4.

- Sau hơn một tháng chiến đấu quân ta đã giành được nhiều kết quả to lớn, kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 113 SGK Lịch Sử 9: Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì ở Đông Dương?

Phương pháp giải:

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 112 để trả lời.

Trả lời:

* Âm mưu của Pháp:

- Pháp thực hiện âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương.

- Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (12-1950), gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng.

* Âm mưa của Mĩ:

- Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp để đẩy mạnh chiến tranh ở Đông Dương, từng bước thay chân Pháp.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 114 SGK Lịch Sử 9: Nêu những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.

Phương pháp giải:

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 113, 114 để trả lời.

Trả lời:

Nội dung cơ bản của đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) bao gồm:

- Thảo luận và thông qua hai báo cáo quan trọng:

+ Báo cáo chính trị do Hồ Chủ tịch trình bày nêu nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là: “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”.

+ Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày, nêu nhiệm vụ chống phong kiến phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ chống đế quốc, nhưng làm từng bước, có kế hoạch...

- Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai.

- Tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng riêng. Ở Việt Nam lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

- Thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ mới, xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng.

- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

Ý nghĩa:

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng. Có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đại hội được gọi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi“.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 115 SGK Lịch Sử 9: Hãy nêu những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển hậu phương từ sau Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.

Phương pháp giải:

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 114, 115 để trả lời.

Trả lời:

Những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội đại biểu lần thứ II bao gồm:

1. Về chính trị:

- Ngày 3-3-1951, thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).

- Ngày 11-3-1951, thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.

2. Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Năm 1952, Chính phủ vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, lôi cuốn mọi giới tham gia.

+ Tháng 12-1953, thông qua “Luật cải cách ruộng đất”.

+ Bồi dưỡng sức dân và phát động giảm tô, cải cách ruộng đất: Thực hiện tất cả 5 đợt giảm tô và đợt 1 cải cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do.

- Thủ công nghiệp và công nghiệp:

+ Đáp ứng yêu cầu về công cụ sản xuất và thiết yếu của đời sống.

+ Năm 1953, sản xuất được 3.500 tấn vũ khí đạn dược, cung cấp tạm đủ thuốc men, quân trang, quân dụng.

- Đưa ra nhiều chính sách xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.

3. Về văn hóa, giáo dục, y tế:

- Văn hóa: thực hiện “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.

- Giáo dục: Tiếp tục cải cách giáo dục theo ba phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh và phục vụ sản xuất”.

- Y tế: chăm lo sức khỏe, vận động phòng bệnh, xây dựng bệnh viện, bệnh xá, thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.

=> Ý nghĩa:

Những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục đã làm tăng thêm sức mạnh của hậu phương kháng chiến. Đây là nhân tố cơ bản nhưng có tính quyết định thắng lợi của quân đội ta trên mặt trận quân sự.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 6 trang 118 SGK Lịch Sử 9: Hãy nêu những thắng lợi về quân sự của ta tiếp sau thắng lợi Biên giới thu - đông 1950.

Phương pháp giải:

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 114, 115 để trả lời.

Trả lời:

Những thắng lợi về quân sự của ta tiếp sau thắng lợi Biên giới thu - đông 1950, bao gồm:

- Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ: đông - xuân năm 1950 - 1951 quân ta mở ba chiến dịch, diệt hơn 1 vạn tên địch:

+ Chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo).

+ Chiến dịch Đường số 18 (Hoàng Hoa Thám).

+ Chiến dịch Hà - Nam - Ninh (Quang Trung).

- Chiến dịch Hòa Bình: đông - xuân năm 1951 – 1952

- Chiến dịch Tây Bắc: thu - đông năm 1952

- Chiến dịch Thượng Lào: xuân hè năm 1953

Câu hỏi và bài tập (trang 118 SGK Lịch Sử 9)

Bài 1 trang 118 SGK Lịch Sử 9: Những sự kiện nào chứng tỏ từ chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới?

Phương pháp giải:

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 113 - 117 để phân tích, chứng minh. 

Trả lời:

- Với chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950, quân đội ta giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Sau thất bại ở chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh, đồng thời Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn.

- Giai đoạn này lực lượng kháng chiến của ta không ngừng trưởng thành về mọi mặt, quân dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường. Biểu hiện:

* Thứ nhất, về chính trị:

- Từ ngày 11 đến 19-2-1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang. Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp vì thế được gọi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

- Ngày 3-3-1951, thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).

- Ngày 11-3-1951, Liên minh nhân dân  Việt - Miên - Lào được thành lập để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.

* Thứ hai, về kinh tế:

- Năm 1952, Cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm đã lôi cuốn toàn dân tham gia tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn.

- Để bồi dưỡng sức dân, từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, đã thực hiện được 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách rộng đất.

* Thứ ba, về văn hóa, giáo dục, y tế: có những thành tích đáng kể, có tính quần chúng rộng lớn, góp phần tạo thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.

* Thứ tư, về quân sự:

- Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, ta liên tiếp mở các chiến dịch:

+ Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ bao gồm các chiến dịch nhỏ:

   ● Chiến dịch Trần Hưng Đạo (Chiến dịch trung du).

   ● Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch Đường số 18).

   ● Chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà - Nam - Ninh).

+ Trong đông xuân 1951 - 1952, ta mở chiến dịch phản công và tiến công địch ở Hòa Bình.

+ Chiến dịch Tây Bắc thu - đông năm 1952.

+ Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953.

- Các chiến dịch quân sự trong giai đoạn 1951 - 1953 đã đẩy địch lùi sâu và thế bị động đối phó, giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, tạo thế và lực mới cho những thắng lợi quyết định của cuộc kháng chiến.

=> Những sự kiện trên chứng tỏ từ chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới.

Bài 2 trang 118 SGK Lịch Sử 9: Lập bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu - đông 1950 đến trước đông - xuân 1953 - 1954.

Phương pháp giải:

Dựa vào sgk trang 114, 116, 117 để trả lời.

Trả lời:

* Bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu - đông 1950 đến trước đông - xuân 1953 - 1954

Giải Lịch Sử 9 Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) (ảnh 2)

Lý thuyết Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

Giải Lịch Sử 9 Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) (ảnh 3)

I. Chiến dịch biên giới Thu – Đông năm 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử mới

- Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

- Cách mạng Trung Quốc thành công (l-l 0-1949).

- 1-1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.

- Tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta.

- Thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

- Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương

2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc

* Âm mưu của Pháp:

- Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ-Ve, thực hiện âm mưu mới nhằm:

+ Khoá chặt biên giới Việt-Trung bằng cách lập hệ thống phòng thủ trên Đường sổ 4.

+ Thiết lập "Hành lang Đông- Tây" (Hải Phòng-Hà Nội-Hoà Bình-Sơn La).

+ Chuẩn bị kế hoạch có qui mô nhằm tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

* Chủ trương, kế hoạch của ta:

- Tháng 6-1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm ba mục đích:

+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

+ Khai thông biên giới để mở rộng đường liên lạc của ta đối với các nước xà hội chủ nghĩa.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

* Diễn biến:

- Ngày 16-9-1950, chiến dịch bất đầu.

- Ngày 18-9. quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.

- Địch buộc rút khỏi Cao Bằng, cho quân từ Thất Khê lên đón, yểm trợ cho cuộc rút lui.

- Ta đoán được ý định của địch nên bố trí quân mai phục chặn địch trên Đường số 4 làm cho hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng, không liên lạc được với nhau.

- Ngày 22-10-1950, chiến dịch biên giới kết thúc, quân Pháp phải rút lui khỏi Đường số 4.

- Tại các chiến trường khác, quân ta hoạt động mạnh, buộc Pháp phải rút lui khỏi thị xã Hoà Bình, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình-Trị- Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

* Kết quả

- Giải phóng vùng biên giới Việt-Trung dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.

- Hành lang Đông-Tây bị chọc thủng ở Hoà Bình.

- Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản.

* Ý nghĩa:

- Quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ) về tay ta. Lực lượng kháng chiến đã trưởng thành về mọi mặt.

II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược đông dương của thực dân Pháp

 - Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp lâm vào thế bị động, càng suy yếu. So sánh lực lượng giữa ta và Pháp đã thay đổi có lợi cho ta. Nhưng không chịu thất bại, Pháp âm mưu đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đă mất, vì vậy phải dựa nhiều hơn vào Mĩ.  

- Lợi dụng sự suy yếu của thực dâp Pháp và để thực hiện âm mưu can thiệp sâu vào Đông Dương, đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh, qua đó làm cho Pháp lệ thuộc vào mình, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

- Sự cấu kết giữa Pháp và Mĩ gây thêm khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta “kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi” (tháng 12-1950) là kết quả của sự cấu kết đó, đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951)

- Hoàn cảnh: Để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi, tháng 2-1951 Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.

- Nội dung:

+ Thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày.

+ Thảo luận và thông qua Báo cáo "Bàn về cách mạng Việt Nam” do đồng chí Trường Chinh trình bày.

+ Thảo luận và quyết định nhiều chính sách cơ bản trên mọi lĩnh vực củng cố chính quyền, xây dựng quân đội, củng cố mặt trận...

+ Đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam (hai nước Lào, Campuchia xây dựng đảng cách mạng riêng cho thích hợp...)

+ Bầu Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị do Hồ Chi Minh làm chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng bí thư.

- Ý nghĩa:

+ Đánh dấu bước trưởng thành cùa Đảng.

+ Mối quan hệ Đảng - quần chúng được tăng cường.

+ Thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên giành thắng lợi ngày càng to lớn.

IV. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt

- Về chính trị:

+ Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (11-3-1951) để tăng cường hơn nữa khối đoàn kết toàn đân.

+ Ngày 1-5-1952, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất chọn được 7 anh hùng.

- Về kinh tế:

+ Cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm được phát động từ năm 1952 phát triển mạnh, lôi cuốn mọi ngành mọi giới tham gia. Phong trào chống thiên tai, dịch hoạ để bảo vệ sản xuất cũng phát triển.

+ Năm 1953, phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất.

- Về văn hoá- giáo dục-y tế:

+ Đến năm 1954, số học sinh các cấp đã tăng lên

+ Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng dịch, thực hiện đời sống mới.

Đánh giá

0

0 đánh giá