Chính tả: Đất nước trang 109, 110 | Giải Tiếng Việt lớp 5 tập 2

2.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chính tả: Đất nước trang 109, 110 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 Tập 2. Mời các bạn đón xem:

Chính tả: Đất nước trang 109, 110

Câu 1 trang 109 Tiếng Việt lớp 5: Nhớ - viết: Đất nước (từ Mùa thu nay... đến hết)

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.

           

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

 

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Trả lời:

Lưu ý:

-  Viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước.

- Chú ý những từ dễ viết sai (rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất, vọng về...)

Câu 2 trang 109 Tiếng Việt lớp 5: Tìm những cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài văn sau. Nhận xét về cách viết các cụm từ đó.

Gắn bó với miền Nam

          Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch quê ở Quảng Nam, nhưng cả cuộc đời ông gắn bó với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông đã góp công xây dựng nhiều cơ sở cách mạng ở Sài Gòn, thành lập Đoàn Thanh niên Tiền phong Nam Bộ. Cách mạng thành công, ông phụ trách công tác ngoại giao của Uỷ ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ và làm Bí thư Thanh niên Tiền phong, rồi trở thành Chủ tịch uỷ ban Kháng chiến - Hành chính khu Sài Gòn - Gia Định. Hoà bình lập lại, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Y tế, ông đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực chống bệnh lao. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông đã 4 lẩn đi bộ từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc để chỉ đạo công tác y tế chiến trường, rồi lặng lẽ qua đời ngày 7-11-1968 vì sốt rét trong một ngôi nhà tranh giữa chiến khu miền Đông Nam Bộ.

            Sinh thời, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và các phần thưởng cao quý : Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động. Sau khi mất, ông được truy tặng Giải thưởng Hổ Chí Minh.

Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ đoạn văn và tìm những từ viết hoa chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng. Sau đó quan sát và nhận xét cách viết hoa các cụm từ đó.

Trả lời:

- Các cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài văn:

Chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động

Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động

Chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh

- Nhận xét về cách viết hoa các cụm từ:

Mỗi cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trên đều có 2 bộ phận.

Huân chương/Kháng chiến

Huân chương/Lao động

Anh hùng/Lao động

Giải thưởng/Hồ Chí Minh

Chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người (Hồ Chí Minh) thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người. 

Câu 3 trang 110 Tiếng Việt lớp 5: Viết lại tên các danh hiệu trong đoạn văn dưới đây cho đúng :

Với các thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã được Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Toàn huyện có 2 xã được tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhàn dân, có 28 bà mẹ được tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Theo VIỆT NAM KÌ TÍCH

Phương pháp giải:

- Con tìm tên các danh hiệu có trong đoạn văn.

- Viết lại theo đúng quy tắc viết hoa tên các danh hiệu: Chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người (Hồ Chí Minh) thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người. 

Trả lời:

-  Anh hùng/Lực lượng vũ trang nhân dân.

-  Bà mẹ/Việt Nam/Anh hùng.

Đánh giá

0

0 đánh giá