Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng trang 6, 7 | Giải Tiếng Việt lớp 4 tập 1

2.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng trang 6, 7 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng trang 6, 7

I. Nhận xét

1. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Gợi ý:

Con đếm số tiếng trong câu tục ngữ rồi trả lời.

Trả lời:

 (Bầu / ơi / thương / lấy / bí / cùng / Tuy / rằng / khác / giống / nhưng / chung / một/ giàn ⟶ 14 tiếng).

2. Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó?

Gợi ý:

Con đánh vần theo cách bình thường được học. 

Trả lời:  

(bờ - âu - bâu - huyền - bầu).

3. Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?

Gợi ý:

Con quan sát kĩ xem tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành rồi trả lời.

Trả lời:

(âm đầu: b, vần: âu và thanh: huyền).

4. Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng khác trong câu tục ngữ trên. Rút ra nhận xét:

a) Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

b) Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

Gợi ý:

Con đọc kĩ rồi làm theo yêu cầu của đề bài.

Trả lời:

* Xem bảng phân tích dưới đây:

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Bầu

b (bờ)

âu

huyền

ơi

-

ơi

ngang

thương

th (thờ)

ương

ngang

lấy

l (lờ)

ây

sắc

b (bờ)

i

sắc

cùng

c (cờ)

ung

huyền

tuy

t (tờ)

uy

ngang

rằng

r (rờ)

ăng

huyền

khác

kh (khờ)

ac

sắc

giống

gi (gi)

ông

sắc

nhưng

nh(nhờ)

ưng

ngang

chung

ch(chờ)

ung

ngang

một

m (mờ)

ôt

nặng

giàn

gi (gi)

an

huyền

Nhận xét:

-   Những tiếng có đủ các bộ phận như tiếng bầu: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.

-  Tiếng không có đủ các bộ phận: ơi (không có âm đầu).

II. Luyện tập

Câu 1 trang 7 Tiếng Việt lớp 4: Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Gợi ý:

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

nhiễu

nh

iêu

ngã

* Các con kẻ bảng theo mẫu, phân tích chính xác các bộ phận cấu tạo của từng tiếng. Sau đó ghi kết quả vào bảng.

Trả lời:

*  Phân tích như sau là đúng:

Tiếng

Âm đầu

vần

Thanh

nhiễu

nh

iêu

ngã

điều

đ

iêu

huyền

phủ

ph

u

hỏi

lấy

l

ây

sắc

giá

gi

a

sắc

gương

g

ương

ngang

người

ng

ươi

huyền

trong

tr

ong

ngang

một

m

ôt

nặng

nước

n

ươc

sắc

phải

ph

ai

hỏi

thương

th

ương

ngang

nhau

nh

au

ngang

cùng

c

ung

huyền

 Câu 2 trang 7 Tiếng Việt lớp 4: Giải câu đố sau:

Để nguyên, lấp lánh trên trời

Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày.

(Là chữ gì ?)

Gợi ý:

Con đọc kĩ rồi giải câu đố.

Trả lời:

Để nguyên là sao, bớt âm đầu thành ao. Vậy chữ đó là chữ sao.

Ghi nhớ

-  Tiếng do ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh tạo thành.

-  Tiếng nào cũng bắt buộc phải có vần và thanh. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt.

-  Thanh ngang không đánh dấu khi viết, còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên. Riêng dấu nặng đặt phía dưới.

Đánh giá

0

0 đánh giá