Tài liệu tác giả tác phẩm Cái roi tre Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Cái roi tre lớp 9.
Tác giả tác phẩm: Cái roi tre - Ngữ văn 9
I. Tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến
1. Tiểu sử
- Nguyễn Vĩnh Tiến (1974) quê ở tỉnh Phú Thọ.
- Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 1996 và cao học Pháp ngữ chuyên ngành “Thiết kế Đô thị với Di sản và Phát triển bền vững”. Học bổng Bộ Văn hóa Pháp 2003 và thực tập tại SDAP Toulouse 2003. Nghiên cứu sinh về "Đô thị đa cực" tại Ecole Dotoral TESC Toulouse 2010-2016. Hiện anh là Chủ tịch HĐQT- Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng Hạ Tầng Việt-Pháp.
2. Sự nghiệp
- Là kiến trúc sư, nhà văn, nhà thơ; về âm nhạc, ông cũng là nhạc sĩ được biết đến với các bài hát như Bà tôi, Giọt sương bay lên…
- Nguyễn Vĩnh Tiến từng đoạt nhiều giải thưởng văn học ở Việt Nam như giải "Tác Phẩm Tuổi Xanh"- Báo Tiền Phong; Giải Thơ Hay 93- Báo Văn nghệ TpHCM...
- Về chuyên ngành Kiến Trúc, anh nguyên là trưởng khoa Kiến trúc Đại học Chu Văn An, là thành viên ban giám khảo Hoa hậu Việt Nam 2012.
- Hiện nay Nguyễn Vĩnh Tiến vẫn đang tham gia các hoạt động về Kiến trúc và Quy hoạch đô thị với đề tài liên quan đến đô thị đa cực và mô hình thành phố trong tương lai.
1. Thể loại
- Tác phẩm Mục đích của việc học thuộc thể loại: thơ lục bát
2. Xuất xứ
- In trong Những bình minh khác, tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2001.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến …ngớt mồm): lí giải sự xuất hiện của cái roi tre.
- Phần 2 (đoạn còn lại): cái roi tre gắn liền với tuổi thơ “tôi”.
5. Giá trị nội dung
- Văn bản thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm của nhân vật "tôi" đối với ông nội và giúp người đọc cảm nhận được sự ảm đạm, u buồn trong gia đình khi có người bị bệnh.
6. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật quan sát, miêu tả tỉ mỉ, khả năng cảm nhận sự vật tinh tế.
1. Hình ảnh “cái roi tre”
- Hình ảnh “cái roi tre” được nhắc đến 3 lần, trong các dòng thơ:
+ Bố tôi với cái roi tre
+ Nỗi đau đâu cứ phải là roi tre?
+ Bố tôi quăng cái roi tre lên trời.
- Tác dụng:
+ Cho thấy sự gần gũi, thân quen cua chiếc roi tre.
+ Sự tha thứ, nỗi đau khi người thân mất qua hình ảnh người cha quăng đi.
2. Thông điệp bài thơ
- Tác giả muốn gửi thông điệp về sự đau khổ và nỗi đau không nhất thiết phải đến từ những phương pháp trừng phạt. Bởi nỗi đau đâu chỉ có thể do chiếc roi gây nên, mà thậm chí đến từ chính những người thân trong nhà, đó là khi ông mất. Bởi vậy hãy trân trọng khoảnh khắc bên những người thân yêu trong gia đình vì chẳng biết bao giờ họ rời xa chúng ta.
IV. Đọc tác phẩm: Cái roi tre
CÁI ROI TRE
- Nguyễn Vĩnh Tiến -
Bố tôi với cái roi tre
Khi tôi bỏ học, chạy về thăm học
Nhà tôi người đứng, người trông
Bà ngồi than thở, trời không ngớt nồm…
Ông tôi ốm được mười hôm
Rễ tre, rễ mít đã chồm ra sân
Đàn gà vẫn đứng một chân
Con bên thành giếng, con gần đống rơm
Hoa nhài nở chẳng còn thơm
Ấm trà nguội ngắt, bữa cơm vội vàng ...
Ông tôi mê tỉnh ngổn ngang
Cầm tay tôi lại đặt sang tay bà
Tôi nhìn ông, muốn khóc oà
Nỗi đau đâu cứ phải là roi tre?
Chiều nay bỏ học tôi về
Bố tôi quăng cái roi tre lên trời.
V. Văn mẫu