Văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man - Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ - Nội dung, tác giả, tác phẩm

355

Tài liệu tác giả tác phẩm Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man - Ngữ văn 9

I. Tác giả Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ

- Lưu Quang Thuận (1921 - 1981) là nhà soạn kịch, nhà thơ Việt Nam. Ông có đóng góp cho sân khấu kịch Việt Nam (kịch tho, kịch nói, chèo) qua hai thời kì: trước năm 1945 và sau năm 1945.

Tác phẩm tiêu biểu: Lê Lai đổi áo (kịch thơ, 1943); Kiều Công Tiễn (kịch thơ, 1945); Mối tình Điện Biên (chèo, 1959); Cành đào ra trận (chèo, 1968); Nàng Si-ta (viết chung với con trai ông - Lưu Quang Vũ, 1978) ;...

Văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man - Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 2)

- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà văn Việt Nam, con trai nhà soạn kịch Lưu Quang Thuận. Ông có nhiểu tập thơ đặc sắc như: Hương cây - Bếp lừa (in chung với Bằng Việt, 1968), Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (1989). Vế kịch, với hơn 50 vở kịch đặc sắc, ông đã có những đóng góp quan trọng cho nến sân khấu kịch Việt Nam hiện đại.

Tác phẩm tiêu biểu: Nàng Si-ta (viết chung với Lưu Quang Thuận); Hẹn ngày trở lại (1984); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1984); Tôi và chúng ta (1985); Hoa cúc xanh trên đầm lầy; Lời nói dối cuối cùng (1985); Lời thề thứ chín (1986); Tin ở hoa hồng (1986); Bệnh sĩ (1988) ;...

Văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man - Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

II. Tìm hiểu văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

1. Thể loại

- Tác phẩm Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man thuộc thể loại: bi kịch

2. Xuất xứ

- In trong Nàng Si-ta, Lưu Quang Vũ, NXB Trẻ, 2018.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm

4. Tóm tắt

Đoạn trích Pơ-liêm, Quỷ Riếp và Ha-nu-man nằm ở phần cuối của truyện, xoay quanh những diễn biến tâm lý của những nhân vật chính sau khi tấm màn bí mật đã được hé mở. Qua đó, tác phẩm đề cao tình yêu chung thủy, lòng dũng cảm và sự nghi ngờ luôn được chôn chặt phía sau mỗi người.

5. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (VII): Sita nói chuyện với Ha-nu-man.

- Phần 2 (VIII): Vua Pơ-liêm nói chuyện với vợ thông qua Thần Khỉ Ha-nu-man.

6. Giá trị nội dung

- Văn bản khắc họa mâu thuẫn giữa tình yêu và nghi ngờ: Si-ta yêu Pơ-lem nhưng lại bị anh nghi ngờ, không tin tưởng. Si-ta là nhân vật bi kịch nàng là một người phụ nữ tốt đẹp, yêu thương chồng nhưng lại phải chịu đựng sự nghi ngờ và oan ức.

- Tác phẩm đem lại giá trị nội dung to lớn, lay động trái tim của nhiều thế hệ người đọc, người xem, khẳng định sức sống mãnh liệt của những giá trị nhân văn cao đẹp.

7. Giá trị nghệ thuật

- Mâu thuẫn bi kịch gay gắt, không thể giải quyết.

- Tình huống truyện cao trào.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

1. Mâu thuẫn, xung đột chính giữa các nhân vật

- Si-ta nhân hậu nhưng lại đến một không gian khác, không được đoàn tụ với con trai

- Pơ - liêm - kẻ luôn nghi ngờ Sita, làm tổn thương Sita nhưng kết quả vẫn sống hạnh phúc.

Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

2. Nhân vật Pơ-liêm và Sita

a. Nhân vật Pơ-liêm

- Sau 10 năm xa cách, Pơ-liêm luôn nhớ nhung về người vợ yêu quý của mình.

- Ngài ngày đêm hối hận vì những nghi ngờ và lời nói làm tổn thương Si-ta, hành động dung túng Su-pa-kha ban cái chết cho người vợ yêu quý của mình.

- Nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh của Si-ta, Pơ-liêm và sự chia lìa giữa hai người ở phần cuối văn bản: sự nghi ngờ trong lòng nhà vua.

b. Nhân vật Sita

- Lời thoại:

Ha-nu-man, người còn chần chừ gì nữa, hãy thi hành lệnh của bà hoàng hậu Su-pa-kha đi.

Ha-nu-man. Muộn rồi. Khi tình yêu không thắng nỗi nghi ngờ thì mọi sự giải thoát cho giữa ta và chàng. Ha-nu-man, hãy giết ta đi…

Ha-nu-man, lòng chú trung hậu quá! Nhưng chú làm sao hiểu hết được những điều ngang trái của con người. 

Thôi vĩnh biệt rồi. Đừng than khóc nữa. 

Ha-nu-man ơi, người giết ta đi để ta sống làm gì. Ôi tình sao mà oan nghiệt. Hỡi thần Lửa thiêng liêng, hãy nói vì sao ta phải chết. Hỡi ngọn lửa thiêng liêng, hãy nói vì sao ta phải chết. Hỡi ngọn gió thiêng liêng hãy đưa ta về nơi cát bụi, nơi đã sinh ra ta từ luống cày đất mẹ yêu thương. [...]

→  Si-ta là một người phụ nữ mạnh mẽ và quyết đoán, nàng thà chết chứ không muốn sống trong cảnh bị nghi ngờ và oan ức. Đồng thời cũng cho thấy, Si-ta là một người phụ nữ hiểu biết và thông cảm, nàng thương cảm cho Ha-nu-man vì buộc phải thực hiện nhiệm vụ khó khăn này.

3. Nhân vật Ha-nu-man và Quỷ Riếp

- Ha-nu-man là vị thần hiểu rõ thiện ác đúng sai, không khuyên được vua nên mới phải nhận lệnh. Nhưng chàng không giết Sita, dù Sita liên tục cầu chết nhưng chàng vẫn không ra tay.

- Quỷ Riếp là người độc ác, đại diện cho nhân cách khác của con người.

IV. Đọc tác phẩm: Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

PƠ-LIÊM, QUỶ RIẾP VÀ HA-NU-MAN

Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ

VII

Tại khu rừng sâu

Ha-nu-man: - Ôi thần Vi-xnu (Vishnu)1 thiêng liêng, thành kính. Sao người lại nỡ ra một cái lệnh độc ác này? Tôi phải giết bà Si-ta ư, tôi phải giết một con người đẹp đẽ ngay thẳng này u? Ôi tôi muốn làm một con người. Nhưng sao làm một con người khó khăn thế, mà cái lệnh của con người lại kinh khủng thế? Trời ơi!

Si-ta: - Ha-nu-man, người còn chần chừ gì nữa, hãy thi hành lệnh của bà hoàng hậu Su-pa-kha đi.

Ha-nu-man: - Không. Tôi phải đi gặp đức vua, đức vua sẽ nghĩ lại. Chỉ một sự nghi ngờ nhỏ mọn mà bà phải chết. Phải rồi, phải rồi ...

Si-ta: - Ha-nu-man. Muộn rồi. Khi tình yêu không thắng nổi nghi ngờ thì mọi sự giải thoát cho giữa ta và chàng. Ha-nu-man, hãy giết ta đi ...

Ha-nu-man: - Bà Si-ta. Sao những lúc đói khổ trong rừng sâu, con người ta lại đối với nhau tốt thế. Còn bây giờ. Tôi không hiểu nổi. Tôi không hiểu nổi.

Si-ta: - Ha-nu-man, lòng chú trung hậu quá! Nhưng chú làm sao hiểu hết được những điều ngang trái của con người.

Thôi vĩnh biệt rồi. Đừng than khóc nữa.

Ha-nu-man ơi, người giết ta đi để ta sống làm gì. Ôi tình sao mà oan nghiệt. Hỡi thần Lửa thiêng liêng, hãy nói vì sao ta phải chết. Hỡi ngọn lửa thiêng liêng, hãy nói vì sao ta phải chết. Hỡi ngọn gió thiêng liêng hãy đưa ta về nơi cát bụi, nơi đã sinh ra ta từ luống cày đất mẹ1 yêu thương. [ ... ]

Ha-nu-man: - Không, không…

Thị nữ: -Si-ta ... Si-ta ... Ôi bà Si-ta, Ha-nu-man, tôi van ông, tôi van ông đừng giết Si-ta.

Si-ta: - Em đến đây làm gì? Em gặp ta làm gì?

Thị nữ: - Ha-nu-man, tôi xin ông đừng giết Si-ta vì trong bụng Si-ta còn một đứa nhỏ mà ...

Ha-nu-man: - Sao? Một đứa nhỏ.

Thị nữ: - Ha-nu-man ơi. Tôi xin đừng giết, bà Si-ta có tội tình chi. Tôi xin ông đừng giết một con người sắp làm mẹ, và đừng giết đi một đứa trẻ sắp ra đời ... Tôi xin ông hãy làm điều nhân đức. Ông đừng nghe theo những lời ác độc, mà giết đi một con người, mà giết đi một giọt máu sắp làm người. Tôi xin ông. Ông hay tha cho ba Si-ta [ ... ].

Ha-nu-man: - Một đứa nhỏ, con của Pơ-liêm. Đúng rồi. Ta phải đi báo cho đức vua biết. Nhất định bà Si-ta sẽ không phải chết, phải rồi…

Si-ta: - Ha-nu-man. Không cứu vãn nổi đâu, chàng đã bị quỷ Riếp ám ảnh. Nỗi hoài nghi đang vò xé trái tim chàng. Vả lại nàng Su-pa-kha, ta biết lắm, nếu người không giết ta thì người sẽ bị chết,…

Ha-nu-man: - Trời ơi, tôi biết làm sao bây giờ?

[…]

Thị nữ: - Ha-nu-man. Hãy tìm cách cứu lấy bà Si-ta, cứu lấy đứa nhỏ ở trong bụng bà Si-ta…

Ha-nu-man: - Ừ! Nhưng bằng cách nào?

Thị nữ: - Hãy lấy trái tim tôi để thay thế…

Si-ta: - Không… không dược. Ta không muốn con ta khi sinh ra phải sống trên cõi đời đau thương này.

Ha-nu-man - Trời ơi. Kìa ...

Si-ta: - Ha-nu-man, làm sao bây giờ ... Kìa em.

Thị nữ: - Bà Si-ta phải sống, đứa nhỏ phải sống ..

Si-ta: - Kìa em ... Trời ơi ... vì ta mà em phải chết ...

Ha-nu-man: - Pơ-liêm. Sao lại thế này. Không ...

(Hết cảnh)

VIII

Hoàng cung Pơ-liêm

Pơ-liêm: - Sao lại im lặng thế này? Sao lại vắng lặng thế này? Không còn có ai ở quanh ta nữa ư?

Hoạn quan: - Dạ! Tâu bệ hạ, có kẻ hạ thần đây ạ!

Pơ-liêm: - Lại là ngươi à?

Hoạn quan: - Dạ.

Pơ-liêm: - Thì ra lúc nào ngươi cũng ở quanh ta.

Hoạn quan: - Dạ! Lúc nào thần cũng ở bên cạnh bệ hạ đây ạ.

Pơ-liêm: - Hoạn quan, gọi ngay Ha-nu-man đến đây cho ta.

Hoạn quan: - Tâu bệ hạ! Đã mấy lần theo lệnh bệ hạ, thần đã đi triệu Ha-nu-man về. Nhưng hắn cứ kiếm cớ nọ, cớ kia để lẩn tránh. Hừ! Cái con khỉ ấy thật là vô lễ.

Pơ-liêm: - Thôi đi! Hãy bỏ ngay những trò dèm pha, nịnh hót ấy đi, ta đã chán lắm rồi. Hoạn quan, những người thân yêu của ta đâu rồi?

Hoạn quan: - Dạ! Thần không biết ạ.

Pơ-liêm: - Hoạn quan. Thế năm nay ông bao nhiêu tuổi rồi?

Hoạn quan: - Dạ! Thần không nhớ ạ.

Pơ-liêm: - Bao năm tháng trôi qua mà ngươi chẳng có thay đổi gì.

Hoạn quan: - Dạ! Bởi vì thần chẳng suy nghĩ gì. Chẳng có khát vọng gì. Chẳng đau khổ, chẳng dằn vặt cũng chẳng thích gì. Thần là kẻ tôi tớ. Chỉ biết tuân lệnh bề trên, thấy bề trên đẹp ý là thần mừng lắm rồi ạ!

Pơ-liêm: - Vậy những lẽ dở hay, cả sở thích riêng, ý nguyện riêng nhà ngươi cũng không có ư?

Hoạn quan: - Dạ, không ạ!

Pơ-liêm: - Sống thế mà cũng sống được sao?

Hoạn quan: - Bệ hạ lại buồn rồi ... Để hạ thần gọi bọn vũ nữ ra múa hát cho bệ hạ giải khuây ạ. Thị nữ đâu! Vào ... vào ...

Pơ-liêm: - (nới trong mơ) Si-ta, đã hơn mười năm qua, em bỏ ta, em đi đâu, hỡi Si-ta. Ôi! Không phải u? Thế Si-ta của ta đâu?

Hoạn quan: - Dęp ... dęp ... lui ...

Pơ-liêm: - Hoạn quan. Ngươi cũng bước đi.

Hoạn quan: - Dạ! Thần xin bước ạ!

Pơ-liêm: - Si-ta! Nàng ở đâu Si-ta, Si-ta.

Hỡi! Sao nàng không trở lại.

Ta đã giết nàng.

Ta đã hại nàng

và ta đã gây nên tội lỗi.

Hỡi bóng dáng nàng như luẩn quất đâu đây và tiếng nàng như văng vắng quanh ta.

Vì sao? Vì sao, ta không có hạnh phúc trong tay mà tình yêu trong lòng ta đang bốc cháy ... Hỡi hồn nàng ở đâu. Nàng có linh thiêng hãy xin hiện về báo mộng cho ta và tha thứ cho ta. Ôi! Si-ta.

Su-pa-kha: - Hoàng thượng, người làm sao thế?

Pơ-liêm: - Si-ta!

Su-pa-kha: - Không phải Si-ta. Mà là Su-pa-kha.

Pơ-liêm: - Thế Si-ta của ta đâu?

Su-pa-kha: - Nàng đã chết!

Pơ-liêm: - Nàng đã chết rồi! Nhưng tại sao nhà ngươi lại ra lệnh giết nàng.

Su-pa-kha: - Vì nó đã phản bội hoàng thượng, đã lừa dối hoàng thượng. Sự phản bội phải bị trừng phạt theo pháp luật.

Pơ-liêm: - Nhưng ta đã không ra lệnh giết nàng.

Su-pa-kha: - Em đã thay mặt bệ hạ trừng trị nó.

Pơ-liêm: - Đã hơn mười năm qua, hơn mười năm trôi qua, ta luôn nghĩ về nàng. Ta không thể nào quên được nàng. Ta linh cảm như nàng bị oan uổng. Đó là ta đã mắc phải mưu của quỷ Riếp. Ta đã hành hạ nàng. Ta đã nghi ngờ nàng. Ta cảm giác như mỗi bước đi của ta đều thấy hắn theo sát ta để hại ta, để phá ta! Su-pa-kha, hay ... nàng cũng là hiện thân của quỷ Riếp để lừa dối ta.

Su-pa-kha: - Pơ-liêm! Nói cái gì thế. Hãy quay lại, quay lại Pơ-liêm, em vẫn là Su-pa-kha của chàng kia mà.

Ha-nu-man: - Su-pa-kha.

Su-pa-kha: - Ha-nu-man! Ngươi tới đây làm gì?

Ha-nu-man: - Ta tới đây để vạch mặt nàng.

Su-pa-kha: - Hả ... cái con khỉ ngu ngốc, hèn mọn, dại dột kia, ngươi không biết ta là ai sao?

Ha-nu-man: - Chính vì ta chất phác, hồn nhiên cho nên mắt ta trong trẻo. Ta đã nhìn rõ nàng, Riếp.

Pơ-liêm: - Trời ơi! Thật vậy sao Ha-nu-man?

Ha-nu-man: - Pơ-liêm. Bao lâu nay tôi đã theo sát nó. Chính nó là hiện thân của quỷ Riếp. Hiện trong người nó còn mang một viên ngọc. Riếp hãy bỏ viên ngọc ra và hiện nguyên hình của mày đi.

Su-pa-kha: - Ha-nu-man! Ngươi hãy câm đi: Các ngươi biết sự thật thì đã muộn rồi. Nàng Si-ta của mày đã chết. Triều đình này đang nghiêng ngả và tan nát hết rồi.

Ha-nu-man: - Không, cái ác sẽ bị trừng trị

Pơ-liêm: - Riếp!

Riếp: - Riếp đây. Pơ-liêm, đã hơn mười năm rồi, ta luôn luôn có mặt ở trong ngươi. Trong từng bữa ăn và giấc ngủ của ngươi. Trong máu ngươi, trong sự hoài nghi và giận dữ của nhà ngươi.

Pơ-liêm: - Nhưng bây giờ thì ngươi không thể lừa được ta nữa đâu.

Riếp: - Pơ-liên. Thế nàng Si-ta của mày đâu rồi? Ha-nu-man, cái đồ con khỉ. Sao lúc nào nhà ngươi cũng luẩn quẩn quanh ta, quấy rầy ta. Ngăn cản ta. Hở cái con khỉ đang muốn học làm người kia.

Ha-nu-man: - Riếp. Đúng là ta đang muốn vươn dậy làm một con người, ta muốn làm những điều tốt đẹp của một con người. Còn mày, mày chỉ sống trong bóng đêm ma quỷ và mưu mô độc ác của mày. Riếp, mày nên nhớ rằng cái tốt sẽ sống mãi.

Riếp: - Và cái ác của ta cũng sẽ sống mãi.

Pơ-liêm: - Không, cái ác sẽ bị trừng trị. Ha-nu-man, hãy đưa cung cho ta (bắn Riếp). Ha-nu-man. Riếp chết hẳn chưa. Hắn chết chưa?

Ha-nu-man: - Bệ hạ! Bình tâm lại, cái ác trước sau sẽ bị trừng trị.

Pơ-liêm: - Ha-nu-man! Sao bấy lâu nay ngươi lại bỏ ta mà đi?

Ha-nu-man: - Tâu bệ hạ. Bởi vì kẻ hạ thần mặt mũi xấu xí, không hợp với cảnh trang nghiêm, tráng lệ của triều đình. Vậy còn một chút tâm hồn của con người hạ thần muốn gìn giữ nhưng hạ thần e rằng ở nơi triều chính này, hạ thần không giữ nổi.

Pơ-liêm: - Sao? Nơi triều chính này lại hủy hoại tâm hồn con người đến nỗi ngươi phải sợ thế ư?

Ha-nu-man: - Bệ hạ! Bệ hạ vẫn không biết gì ư? Lìa bỏ rừng sâu, hạ thần theo bệ hạ để cùng gánh chịu những nỗi cơ cực của kiếp người. Hạ thần chỉ mong một ngày gần đây, từ trong trái tim và khoé mắt của hạ thần có được những giọt nước mắt của con người. Hạ thần đã theo bệ hạ về kinh thành A-ốt-đia (Aotdia) để trừ diệt cái ác. Nhưng hạ thần không hiểu nổi cái ác vẫn còn đó.

Pơ-liêm: - Ha-nu-man, nếu đúng như vậy thì đó là lỗi tại ta. Ta mang lốt của con người mà sao trong tâm ta vẫn còn những điều tối tăm của kiếp thú. Ta như con cá bơi trong nước mà sao vẫn chịu khát. Bởi vì ta đã để mất đi những gì tốt đẹp nhất của đời ta. Khi ta bắt đầu thắng thì ta bắt đầu bại. Khi ta có trong tay tất cả thì lại là lúc ta mất dần tất cả.

Ha-nu-man: - Pơ-liêm, vậy ta phải làm thế nào chứ? Chả lẽ ta cứ để mãi thế này sao? Bệ hạ, bệ hạ có tin rằng bà Si-ta còn sống không?

Pơ-liêm: - Sao? Không! Ngươi đã tuân lệnh Su-pa-kha giết nàng rồi kia mà.

Ha-nu-man: - Bệ hạ lại có thể nghĩ rằng Ha-nu-man này giết bà Si-ta ư?

Pơ-liêm: - Vậy nhà ngươi không giết. Thế trái tim người mang về nộp cho Su-pa-kha?

Ha-nu-man: - Bệ hạ ơi! Đó là trái tim của một thị nữ đã chết thay cho bà Si-ta.

Pơ-liêm: - Sao? À thế nàng Si-ta của ta, thế nàng Si-ta của ta còn sống ư? Nàng ở đâu, hỡi Ha-nu-man?

Ha-nu-man: - Đã hơn mười năm qua, thần không được biết tin gì. Nhưng thần vẫn tin rằng bà Si-ta vẫn còn sống.

Pơ-liêm: - Nàng còn sống thật ư Ha-nu-man?

Ha-nu-man: - Pơ-liêm. Hãy chờ tôi một chút. Vào đây em, vào đây! Nào vào đây. (Si-la vào)

Si-la: - Kìa! Sao ông nhìn tôi kĩ thế ...

Pơ-liêm: - Chàng trai này ở đâu?

Ha-nu-man: - Ở hội thi võ có rất nhiều chàng trai ở khắp các nơi về. Tôi đã gặp chàng trai này và đưa đến đây để gặp bệ hạ.

Pơ-liêm: - Gặp ta có việc gì?

Ha-nu-man: - Kìa! Bệ hạ không nhận ra điều gì ở chàng trai này ư?

Pơ-liêm: - Điều gì Ha-nu-man?

Ha-nu-man: - Bệ hạ cứ hỏi thử xem.

Pơ-liêm: - Hỡi chàng trai hãy lại đây nào. Em hãy ngồi xuống đây. Em tên gì?

Si-la: -Si-la.

Pơ-liêm: - Si-la ... Em ở đâu?

Si-la: - Xa lắm. Ớ tận trong rừng sâu, ông không biết được đâu.

Pơ-liêm: - Thế ... em sống với ai?

Si-la: - Mẹ em.

Pơ-liêm: - Mẹ em ... Mẹ em tên gì?

Si-la: - Em không biết! À có, em có nghe dân làng gọi mẹ em là mẹ của Si-la, thế thôi ạ.

Pơ-liêm: - À! Thế em vào kinh thành em dự hội. Em thấy kinh thành có vui và đẹp không?

Si-la: - Lần đầu tiên em được bước chân tới kinh thành, ở đâu em thấy cảnh cũng đẹp. Sức người bền bỉ, dẻo dai xây lên nhiều nhà cửa, đền đài. Nhưng chính nơi đó, em thấy con người sống không được vui, mà em còn nghe người ta đồn nhiều chuyện đáng buồn.

Pơ-liêm: - Người ta đồn sao?

Si-la: - Em nghe người ta nói rằng bóng tối buồn thảm đã tỏa ra từ chính cung điện của đức vua, đức vua luôn luôn sống trong sự nghi ngờ, không muốn tin ai, không muốn gần ai. Ngay cả người vợ hiền của đức vua mà đức vua cũng còn nghi ngờ để rồi nàng phải chết.

Pơ-liêm: - Trời ơi! Đến hôm nay ta mới được nghe một lời nói, lời nói của chàng trai trẻ. Hỡi chàng trai, em hãy nói nữa đi, nói cho ta nghe nhiều nữa đi.

Si-la: - Thôi, em phải về chứ, em phải về kẻo mẹ mong, đường xa trời lại tối.

Ha-nu-ma: - Hỡi chàng trai trẻ, ta sẽ có ngựa tốt đưa em về nhà. Em hãy ở lại đây và hát bài hát mà em hát trong hội thi võ, hát cho ngài nghe xem nào.

Si-la: - Cái ông này, ai lại hát ở đây!

Ha-nu-ma: - Hát ở đây, ta hứa là ta sẽ có ngựa tốt đưa em về mà.

Si-la: - Được nhớ. Ông phải đưa em về thật nhớ. Em hát nhớ ...

- Một bông hoa trắng. Một bông hoa trong dòng nước xanh bên hồ. Một bông hoa thơm hoa huệ ngát hương, bay giữa trời em. Một bông hoa trắng, một tia nắng cũng tươi màu hoa. Nào ai biết hoa cười với trăng sáng ngời. Với tình yêu trong lòng ta cùng thơm ngát bông hoa cuộc đời. Người yêu hoa mối tình trắng trong tuyệt vời.

Pơ-liêm: - Trời ơi! Bài hát ngày xưa. Tại sao chàng trai này lại biết. Si-ta ơi hay là ... Đúng rồi, đúng bài hát ngày xưa? Ai? Ai dạy em bài hát này.

Si-ta: - Mẹ em!

Pơ-liêm: - Mẹ em là ai?

Si-ta: - Cái ông này chóng quên thế, em đã nói rồi, em không biết mà em chỉ thấy dân làng gọi mẹ em là mẹ của Si-la. Có thế thôi ạ!

Ha-nu-ma: - Bệ hạ, vẫn chưa biết gì ư?... Chàng trai trẻ này chính là con của bài Si-ta, và là con của bệ hạ.

Pơ-liêm: - Con của ta thật đấy ư?

Si-la: - Các ông nói gì em không hiểu?

Ha-nu-man: - Hỡi chàng trai, đây là đức vua Pơ-liêm và là cha đẻ của em đấy.

Si-la: - Cha đẻ của em! Không, các ông nói sai rồi. Mẹ em bảo cha em chết lâu rồi, chết từ khi em còn nằm trong bụng mẹ em cơ.

Pơ-liêm: - Si-la ... hỡi chàng trai, có phải mẹ em có một nốt ruồi son ở má bên trái, phải không?

Si-la: - Đúng rồi ... Sao ông lại biết mẹ em?

Pơ-liêm: - Trời ơi, Ha-nu-man ơi! Đúng con ta đây rồi, con ta thật đây rồi ... Con hãy tha thứ cho cha ... Con hãy đưa cha về gặp mẹ con ngay nào ...

Si-la: - Không! Mẹ em không muốn gặp ai ở chốn kinh thành này đâu!

Ha-nu-man: - Pơ-liêm! Hấy để tôi ...

Pơ-liêm: - Ha-nu-man, ta biết làm sao bây giờ?

Ha-nu-man: - Để tôi đi trước và tôi sẽ đưa bằng được bà Si-ta về đây ...

Pơ-liêm: - Ôi! Ha-nu-man, ngờ đâu chỉ có nhà ngươi là cứu vớt ta, cải tử hoàn sinh cho ta. Ta nghe nhà ngươi, ta đợi ở đây, hãy đi tìm nàng Si-ta về đây cho ta, hãy mang nàng về đây cho ta đi. Mau lên, Ha-nu-man.

Ha-nu-man: - Chờ tôi nhớ ... Nào ta đi chàng trai trẻ.

(Chuyển cảnh)

[Lược thuật Cảnh IX – X (hai cảnh cuối): Không may cho Pơ-liêm, nàng Si-ta giờ đây đã thuộc về một thế giới khác. Ha-nu-man phải làm người trung gian kết nối hai không gian cách biệt – không gian của Pơ-liêm và không gian của Si-ta, giúp hai người trò chuyện với nhau. Nhờ đó, Pơ-liêm biết rằng: Si-la là con trai của mình để cha con nhận nhau; còn nàng Si-ta, do một lời nguyền nghiệt ngã, không thể trở về để chung sống cùng Pơ-liêm như trước.]

V. Văn mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá