Bài thơ Tì bà hành - Bạch Cư Dị - Nội dung, tác giả, tác phẩm

490

Tài liệu tác giả tác phẩm Tì bà hành Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Tì bà hành lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Tì bà hành - Ngữ văn 9

I. Tác giả Bạch Cư Dị

Văn bản Tì bà hành - Bạch Cư Dị - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

1. Tiểu sử

- Bạch Cư Dị (772 – 846), là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường.

- Tổ tien ông là người gốc Thái Nguyên, Sơn Tây, sau di cư tới huyện Vị Nam, Thiểm Tây.

- Năm 15 tuổi, ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà nghèo, ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động.

- Năm Trinh Nguyên thứ 16 (năm 800), ông thi đỗ tiến sĩ được bổ làm quan trong triều, giữ chức Tả thập di. Do mâu thuẫn với tể tướng Lý Lâm Phủ, ông chuyển sang làm Hộ Tào tham quân ở Kinh Triệu.

- Năm Nguyên Hòa thứ 10 (năm 815), do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, nhóm quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày làm Tư mã Giang Châu. Giai đoạn từ 822 tới năm 824 làm Thứ sử Hàng Châu, năm 825 tới năm 826 làm Thứ sử Tô Châu, sau được triệu về kinh làm Thái Tử Thiếu phó.

- Năm Hội Xương thứ 2 (842) về hưu với hàm Thượng thư bộ Hình, sau mất tại Hương Sơn, Lạc Dương.

2. Sự nghiệp

- Thơ ông mang đậm tính hiện thực, lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo.

- Thơ ông thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông hòa đồng cùng dân chúng, không coi việc làm quan của mình là gì, mà thấy mình cũng bị cuộc đời làm cho bảy nổi ba chìm chẳng khác gì người đời. Ông thông cảm với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và cảnh nghèo túng mặc dù sắc đẹp thì chẳng thua ai.

- Ông chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được. Không những thế, tình cảm, tư tưởng phải giàu tính nhân dân, nói được nỗi lòng của mọi người trước thế sự, phản ánh nỗi thống khổ của nhân dân Trung Quốc đương thời nên gây được cảm xúc mạnh.

- Ngoài ra ông còn làm một số bài thơ về thiên nhiên, nhàn tản. Lối nói u hoài, vương một nỗi buồn riêng kín đáo. Ông thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang, cũng như là biểu hiện trốn đời, sau khi đã quá ngán về nhân tình thế thái. Ông để lại khoảng trên 2800 bài thơ.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Trường hận ca, Tì bà hành, Trường tương tư, Hoa phi hoa, Đại Lâm tự đào hoa…

II. Tìm hiểu văn bản Tì bà hành

1. Thể loại

- Tác phẩm Tì bà hành thuộc thể loại: thơ song thất lục bát

2. Xuất xứ

- In trong Thơ Đường, tập 2, Phan Huy Vịnh dịch, NXB Văn học, 1987.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ dòng 1 đến dòng 12): Nỗi buồn man mác trong khung cảnh khuya trên bến Tầm Dương văng vẳng tiếng đàn.

 

- Phần 2 (từ dòng 13 đến dòng 40): Cảm xúc trào dâng theo tiếng đàn nhiều cung bậc như chính cuộc đời ba chìm bảy nổi của người ca nữ.

- Phần 3 (từ dòng 77 đến dòng 88) Cảm xúc lắng đọng của những người đồng điệu, tri âm.

5. Giá trị nội dung

- Bài thơ như một bản đàn đầy tính nhân văn, là tiếng lòng cảm thương đậm chất nhân văn của nhà thơ đối với tài năng bị cuộc đời vô tình lãng quên. Qua tiếng đàn tài hoa và số phận lận đận của người ca nữ, nhà thơ đã bộc lộ tâm sự về cuộc đời, về nhân sinh.

- Sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ đối với số phận người ca nữ đã thể hiện tấm lòng nhân ái bao la của người nghệ sĩ, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, đó là sự trân trọng tài năng.

6. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát.

- Giọng điệu da diết thông thiết và có sức gợi cảm mạnh mẽ.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Tì bà hành

1. Cuộc đưa tiễn bạn buồn lưu luyến giữa một đêm trăng thu hiu hắt trên bến Tầm Dương

- Khách và chủ đang bâng khuâng "ngại khi chia rẽ” lòng khao khát được nghe một tiếng sáo, tiếng đàn “nhớ chiều trúc, ti” thì bỗng đâu, lúc đó tiếng tỳ bà vẳng lại.

- Dòng sông như mênh mông hơn. Vầng trăng thu như trong và sáng hơn.Một hình ảnh nên thơ: "Nước mênh mông đượm vẻ gương trong”.

=> Cuộc tiễn đưa giữa đôi bạn tri âm lại là sự mở đầu cho cuộc gặp gỡ vô cùng cảm động giữa một giai nhân và một tài tử.

Tì bà hành - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

2. Gặp ca nữ và nghe nàng đàn

- Cảm xúc như nén chặt trong đáy sâu tâm hồn của một con người tài sắc bạc mệnh được “giãi bày” qua âm sắc, giai điệu tì bà với bao “buồn bực”, "tấm tức”, “nghe não nuột” như khóc như than.

- Tiếng đàn tì bà đã “thay mật thay lời” giao duyên:

+ Lần thứ nhất, khúc tiền tấu được tả từ xa, mơ hồ trong sương khói Tầm Dương.

 

+ Lần thứ hai, tiếng đàn được tả trong mọi cung bậc, giai điệu và cảm xúc, nỗi niềm của hai tâm hồn đa tài, đa cảm.

+ Tiếng đàn biến hóa kì ảo, lúc thì ào ào như mưa rào, lúc thì nỉ non thủ thỉ như lời tâm tình:

"Dây to nhường đổ mưa rào,

Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng”.

+ Tiếng đàn lúc cao thấp, lúc trầm bổng, trong vắt như hạt châu nảy trên mâm ngọc, như tiếng chim oanh ríu rít trong ngàn hoa:

“Tiếng cao thấp lựa chen lần gảy

Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu,

Trong hoa oanh ríu rít nhau… ”

+ Tiếng Tì bà đang như “nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh” thì bỗng “ngừng đứt”. Kĩ nữ diễn tấu "dấu lặng” trong bản đàn một cách thần tình. Người dự tiệc và ngồi nghe đàn đều “ngẩn ngơ" trước sự huyền diệu của suối âm thanh qua ngón diễn tấu điêu luyện tài hoa:

"Nước suối mạnh dây mành ngừng đứt

Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ

Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ,

Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay”.

+ Tiếng đàn như sầu thương, như giận dữ, làm mê say, đắm đuối lòng người. Bốn ẩn dụ cuối, là biến thái của giai điệu tì bà như nước tuôn trào ra khỏi bình bạc vỡ, rầm rập như đoàn quân thiết kị xung trận, như tiếng đao khua trên chiến địa, như tiếng xé lụa vang lên… Hình ảnh nào cũng thần tình, câu thơ nào cũng đẹp, cũng "thanh tao”.

3. Ca nữ đàn lần thứ hai, tiệc hoa đầy lệ

- Tiếng đàn tha thiết, não nuột làm cho “khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi”, trong đó chàng Tư mã cảm động nhất:

“Lệ ai chan chứa hơn người,

Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh”.

- Tiếng đàn kĩ nữ, chén rượu tiệc hoa, giọt lệ trên màu xanh lam – chiếc áo của quan Tư mã trong đêm thu Tầm Dương mang ý nghĩa sâu sắc, tượng trưng cho số phận bi kịch nhiều đắng cay và chim nổi của khách tài tử, giai nhân trong cuộc đời.

- Tiếng đàn tì bà của kĩ nữ, cuộc đời trôi nổi của một giai nhân, bước thăng trầm của ông quan Tư mã, tâm hồn một tài tử văn nhân… bấy nhiêu tình ý được Bạch Cư Dị tạo nên một bài thơ tuyệt tác. Khung cảnh buồn, cảnh ngộ buồn, tâm sự buồn… đã làm cho bài thơ thấm lệ. Tình cảm nhân đạo, giá trị nhân văn của bài thơ chính là ở chỗ đó.

=> Chủ đề số mệnh của tài tử giai nhân ta đã gặp nhiều trong thơ văn cổ, nhưng trong bài tỳ bà hành, nó được diễn tả dưới cái “tôi” trữ tình nên càng trở nên xúc động thấm thía, vì những lời tâm sự của kĩ nữ và thi nhân là chân thực, sâu sắc.

IV. Đọc tác phẩm: Tì bà hành

TÌ BÀ HÀNH

- Bạch Cư Dị -

Bến Tầm Dưong canh khuya đưa khách,

Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu.

Người xuống ngựa, khách dừng chèo,

Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti.

Say những luống ngại khi chia rẽ,

Nước mênh mông đượm vẻ gương trong.

Đàn ai nghe vắng ven sông,

Chủ khuây khoả lại, khách dùng dằng xuôi.

Tìm tiếng sẽ hỏi ai đàn tá?

Dừng dây tơ nấn ná làm thinh.

Dời thuyền ghé lại thăm tình,

Chong đèn, thêm rượu, còn dành tiệc vui.

Mời mọc mãi, thấy người bỡ ngỡ,

Tay ôm đàn che nửa mặt hoa.

Vặn đàn mấy tiếng dạo qua,

Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay.

Nghe não nuột mấy dây buồn bực,

Dường than niềm tấm tức bấy lâu.

Mày chau tay gảy khúc sầu,

Giãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn.

Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt,

Trước Nghê thường, sau thoắt Lục yêu.

Dây to dường đổ mưa rào,

Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng.

Tiếng cao thấp lựa chen lần gảy,

Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu.

Trong hoa oanh ríu rít nhau,

Nước tuôn róc rách, chảy mau xuống ghềnh.

Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt,

Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ.

Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ,

Tiếng tơ lặng ngắt, bấy giờ càng hay.

Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước,

Ngựa sắt giong, xô xát tiếng đao.

Cung đàn trọn khúc thanh tao,

Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây.

Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt,

Một vầng trăng trong vắt lòng sông.

Ngậm ngùi đàn bát xếp xong,

Áo xiêm khép nép hầu mong giãi lời.

[Người ca nữ tiếp tục kể về cuộc đời mình. Người nghe (Giang Châu Tư mã) bày tỏ

sự đồng cảm.]

“Há chẳng có ca rừng, địch nội?

Giọng líu lo buồn nỗi khó nghe.

Tì bà nghe dạo canh khuya,

Dường như tiên nhạc gần kề bên tai.

Hãy ngồi lại gảy chơi khúc nữa,

Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca”.

Đứng lên dường cảm lời ta,

Lại ngồi lựa phím đàn đà kíp dây.

Nghe não nuột khác tay đàn trước,

Khắp tiệc hoa sưót mưót lệ rơi.

Lệ ai chan chứa hơn người?

Giang Châu Tư ma đượm mùi áo xanh.

V. Văn mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá