Văn bản Bức thư tưởng tượng - Lý Lan - Nội dung, tác giả, tác phẩm

399

Tài liệu tác giả tác phẩm Bức thư tưởng tượng Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Bức thư tưởng tượng lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Bức thư tưởng tượng - Ngữ văn 9

I. Tác giả Lý Lan

Văn bản  -  - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

1. Tiểu sử

- Lý Lan (1957), sinh ra tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

- 8 năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.

- Lý Lan học khoảng 1 năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Hoa Kỳ)
- Từ năm 1980, Lý Lan bắt đầu dạy học ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Trường Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy

- Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hòa Kỳ và Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học

- Bà là nhà văn, nhà thơ, dịch giả, bà được đông đảo bạn đọc thiếu nhi biết đến với tư cách dịch giả của bộ truyện Ha-ry Pốt-tơ (Harry Potter), của J. K. Rao-linh (J. K. Rowling), do NXB Trẻ phát hành ở Việt Nam từ năm 2001.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Cỏ Hát (1983), Ngôi nhà trong cỏ (1984), Là Mình (2005), Cổng trường mở ra…

II. Tìm hiểu văn bản Bức thư tưởng tượng

1. Thể loại

- Tác phẩm Bức thư tưởng tượng thuộc thể loại: tùy bút.

2. Xuất xứ

- Trích từ Miên man tùy bút, NXB Văn nghệ, 2007.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự

4. Tóm tắt

Câu chuyện kể về nhân vật tôi viết một bức thư nhưng bức thư ấy được giấu kín. Qua đó thể hiện niềm tự hào, mong muốn khao khát, yêu thương, được sống trong một gia đình hạnh phúc.

5. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến…khó khăn): giới thiệu về hoàn cảnh của nhân vật tôi.

- Phần 2 (đoạn còn lại): nội dung bức thư.

6. Giá trị nội dung

- Bức thư tưởng tượng thể hiện sự phức tạp trong tâm lý của nhân vật “tôi”. Đó là sự pha trộn giữa niềm tự hào, mong muốn được quan tâm, thấu hiểu, và nỗi niềm của một đứa trẻ thiếu thốn tình cảm cha. Bức thư cũng cho thấy khao khát được yêu thương, được sống trong một gia đình hạnh phúc của “tôi”. 

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp các sự việc được kể lại thật chi tiết, dễ dàng bộc lộ cảm xúc nhân vật.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Bức thư tưởng tượng

1. Yếu tố quyết định đường đời của nhân vật “tôi”

- Quyển sách: Quyển sách ấy là phần thưởng tôi nhận được hồi học lớp Nhì trường Tiểu học Chợ Quán. Quyển sách tựa là Lê Grăng Cơ (Les Grands Coeurs), tác giả là Ét-mông-đô Đơ A-mi-xi (Edmondo De Amicis), được Hà Mai Anh dịch là Tâm hồn cao thượng.

- Nỗi niềm của nhân vật tôi:

+ Niềm tự hào, mong muốn được quan tâm, thấu hiểu.

+ Khao khát được yêu thương, được sống trong một gia đình hạnh phúc.

Bức thư tưởng tượng - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

IV. Đọc tác phẩm: Bức thư tưởng tượng

BỨC THƯ TƯỞNG TƯỢNG

- LÝ LAN -

Tuổi thơ tôi bị văng ra vỉa hè đô thị, tôi không có nhiều bạn bè cùng chơi đùa, chỉ có sách để làm bạn. Một trong những yếu tố quyết định đường đời của tôi là một quyển sách. Quyển sách ấy là phần thưởng tôi nhận được hồi học lớp Nhì trường Tiểu học Chợ Quán. Quyển sách tựa là Lê Grăng Cơ (Les Grands Coeurs), tác giả là Ét-mông-đô Đơ A-mi-xi (Edmondo De Amicis), được Hà Mai Anh dịch là Tâm hồn cao thượng. Tôi đọc nó không phải đến thuộc nằm lòng từng chữ, mà đến mức từng câu chuyện trong đó in sâu vào tâm khảm tôi, biến thành một thứ năng lượng, một nguồn ánh sáng, một kim chỉ nam làm người.

Và tôi viết nhật kí như đứa bé trong sách: kể những câu chuyện hằng ngày, ghi lại những suy ngẫm của mình. Ngoài những trang kể chuyện ấy, trong sách còn có những bài viết dưới hình thức bức thư của mẹ hay cha đứa bé gửi cho con. Tôi càng đọc càng ao ước có được người cha và người mẹ như vậy, những người hiểu thấu tình cảm và hành vi của tôi, nói hay viết cho tôi những điều khôn ngoan và cao cả, để hướng dẫn tôi qua tuổi dậy thì khó khăn.

Khi ao ước quá, người ta tưởng tượng. Tôi tưởng tượng ra một người mẹ xinh đẹp và tao nhã, viết cho tôi những bức thư văn chương như những bài thơ. Vì mẹ tôi đã mất, nên tôi tự do tưởng tượng, và thánh hoá bà. Nhưng khi đặt mình vào vị trí người cha để viết cho con, sao mà khó khăn. Tôi không thể tưởng tượng ra một người cha khi mà tôi đã có một người cha thật sự. Tôi viết rồi xoá, bôi đen hết bao nhiêu hàng chữ, cuối cùng tôi nhái theo bức thư trong quyển sách mà viết:

"Lan con oi,

Hôm nay cơn tan học về, cắm cúi đi ngang ba mà làm như không nhìn thấy ba. Lúc đó ba đứng bán ở cổng trường của con. Đứng ở đó thì bán đắt hơn đẩy xe rong trên đường, vì nhiều học trò trường con có sẵn tiền mua quà bánh ăn chơi1. Ba gói sẵn cái bánh để khi cơn ra khỏi cổng thì đưa cơn, để con cũng có bánh mà ăn như bạn bè. Nhưng con lầm lũi đi, thậm chí ba kêu cơn cũng không ngoảnh lại. Ba thoạt đầu không hiểu là con ngượng với bạn bè về ba. Ba không trộm cắp hay ăn xin, cũng không mua gian bán dối, không hề làm điều gì hại ai, chỉ cần cù, lương thiện mà nuôi con ăn học. Ba không hề xấu hổ về mình, nên ba đã không nghĩ con có thể xấu hổ về ba. Nhưng mai mốt ba sẽ không làm như vậy nữa. Chẳng qua ba rất tự hào về con, nghèo khó mà học giỏi, và tưởng cơn cũng tự hào về ba, dù nghèo khó vẫn lương thiện".

Dĩ nhiên, ba tôi không hề viết bức thư này. Tôi viết nó và giấu kín, để chỉ một mình tôi đọc.

V. Văn mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá