Bài thơ Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải - Nội dung, tác giả, tác phẩm

723

Tài liệu tác giả tác phẩm Hai chữ nước nhà Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Hai chữ nước nhà lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Hai chữ nước nhà - Ngữ văn 9

I. Tác giả Trần Tuấn Khải

Văn bản  -  - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Trần Tuấn Khải (1895 – 1983), bút hiệu Á Nam, quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.

- Là người yêu nước tha thiết thể hiện qua việc ông thường mượn đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng bóng gió để bộc lộ tình yêu nước trong văn chương.

- Tác phẩm chính: Các tập thơ Duyên nợ phú sinh I, II; Bút quan hoài I, II; Với sơn hà I, II …

- Phong cách nghệ thuật: Thơ ông vào nổi tiếng, nhất là các bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo thể loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát… thường thể hiện sâu sắc nỗi đau mất nước, nỗi căm giận bọn cướp nước và bè lũ tay sai, nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng tự do của mình.

II. Tìm hiểu văn bản Hai chữ nước nhà

1. Thể loại

- Tác phẩm Hai chữ nước nhà thuộc thể loại: thơ song thất lục bát

2. Xuất xứ

Đây là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924), lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Á Nam đã mượn lời người cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. Đoạn trích trên là phần mở đầu của bài thơ.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ dòng 29 đến dòng 32): Nỗi đau xót khắc khoải của người cha khi bị bắt đi, không thể làm gì khác được, đành nhờ con thay mình làm tròn bổn phận với nước nhà.

- Phần 2 (từ dòng 33 đến dòng 48): Niềm tự hào của người cha khi nhắc con nhớ lại những chiến công hào hùng đánh giặc giữ nước trong lịch sử và bổn phận giữ gìn giang sơn của mỗi thế hệ.

- Phần 3 (từ dòng 49 đến dòng 64): Cảm xúc tha thiết, mãnh liệt khi nhấn mạnh trách nhiệm của con là trang nam nhi đầu đội trời chân đạp đất, phải sống sao cho không hổ thẹn với lịch sử, với tổ tiên, với đấng sinh thành.

5. Giá trị nội dung

- Qua đoạn trích Hai chữ nước nhà tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc.

6. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát.

- Giọng điệu da diết thông thiết và có sức gợi cảm mạnh mẽ.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Hai chữ nước nhà

1. Tâm trạng của người cha khi phải từ biệt con

- Từ ngữ hình ảnh ước lệ: mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu ⇒ Gợi cuộc chia tay diễn ra ở biên giới- nơi tận cùng của Tổ quốc.

⇒ Hoàn cảnh đau đớn, éo le: cha bị bắt giải sang Trung Quốc không mong ngày trở về- nước mất nhà tan, cha con li biệt.

- Hình ảnh: “hạt máu nóng”, “hồn nước”,” tầm tã châu rơi”: Tận cùng đau đớn, tận cùng xót xa.

- Khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nước đền nợ nhà.

⇒ Lời khuyên có ý nghĩa như lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm hơn bao giờ hết khiến người đọc khắc cốt ghi xương.

Hai chữ nước nhà - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

2. Tình đất nước và nỗi lòng người ra đi

- Hình ảnh ước lệ tượng trưng: bốn phương máu lửa, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con : Hiện lên tình hình đất nước tang tóc, đau thương nhằm kể tội ác của giặc ngoại xâm

- Hình ảnh ước lệ tượng trưng; giọng lâm li, thống thiết: xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than thương tâm, khối uất, vật cơn sầu, càng nói càng đau.

⇒ Nỗi đau vò xé trong lòng. Nỗi đau thương nước mất nhà tan thiêng liêng, cao cả, vượt lên số phận cá nhân trỏ thành nôi đau non nước, kinh động đất trời.

⇒ Đó còn là tâm trạng của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV, vừa là tâm trạng của tác giả và nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX.

3. Lời trao gửi sau cùng của người cha cho con

- Hình ảnh người cha : “Thân tàn”, “tuổi già sức yếu”, “sa cơ”, “đành bó tay” ⇒ Khích lệ ý chí gánh vác giang sơn sau này của con.

- Nhấn mạnh nhiệm vụ gánh vác non sông đất nước là nhiệm vụ trọng đại, khó khăn, thiêng liêng vô cùng.

- Hoàn toàn tin tưởng và tin cậy vào con trai sẽ thay mình rửa nhục cho nhà, cho nước ⇒ Tinh thần, ý chí, lòng yêu nước

IV. Đọc tác phẩm: Hai chữ nước nhà

HAI CHỮ NƯỚC NHÀ

- Trần Tuấn Khải -

Cha xót phận tuổi già sức yếu,

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,

Thân lươn bao quản vũng lầy,

Giang san gánh vác sau này cậy con.

Con nên nhớ tổ tôn khi trước:

Đã từng phen vì nước gian lao.

Bắc Nam bờ cõi phân mao

Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây.

Kìa Trưng Nữ ra tay buồm lái,

Phận liễu bồ xoay với cuồng phong,

Giết giặc nước, trả thù chồng,

Nghìn thu tiếng nữ anh hùng còn ghi.

Kìa Hưng Đạo gặp khi quốc biến;

Vì giống nòi huyết chiến bao phen.

Sông Bạch Đằng phá quân Nguyên.

Gươm reo chính khí, nước rền dư uy.

Giở lịch sử gươm kia còn tỏ,

Mở dư đồi đất nọ chưa tan

Giang san này vẫn giang san,

Mà nay sẻ nghé tan đàn vì ai?

Sao cho khỏi để ô danh với đời.

Con nay cũng một người trong nước,

Phải nhắc câu “Gia, Quốc” đôi đường,

Làm trai hồ thỉ bốn phương,

Sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng.

Thời thế có anh hùng là thế,

Chữ vinh hoa sá kể làm chi!

Mấy trang hào kiệt xưa kia,

Hi sinh thân thế cũng vì nước non,

Con đương độ đầu son tuổi trẻ,

Bước cạnh tranh há để nhường ai?

Phải nên thương lấy giống nòi,

Đừng tham phú quý mà nguôi tấc lòng,

Kiếp luồn cúi, đỉnh chung cũng nhục,

Thân tự do, chiên chúc mà vinh.

Con ơi! Nhớ đức sinh thành,

V. Văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà

Với những áng thơ của thế kỷ XX lấy hướng sáng tác chủ đạo về lịch sử đáng tự hào dân tộc, tình yêu nước và tìm kiếm những hơi hướng mới mẻ để phát triển đất nước. Các nhà thơ đem lòng nhiệt huyết của mình gửi gắm vào mỗi tác phẩm, Hai Chữ Nước Nhà là một trong những tác phẩm hay,tác giả Trần Tuấn Khải đã hóa thân đắm chìm với nhân vật, khai thác thể thơ hay cùng dòng tâm sự chân thực để nói lên cuộc sống của thế hệ chí sĩ yêu nước, truyền tiếp tâm huyết của mình đến những thế hệ trẻ của một dân tộc anh hùng.

Cả bài thơ chính là đoạn trích dài 36 câu được, là bài thơ nổi tiếng được viết trong tập Bút quan hoài I, sáng tác năm 1924, từng suy nghĩ rành mạch của tác giả dường như gửi gắm trọn vẹn, hoàn hảo hơn nhờ thể thơ song thất lục bát rất điêu luyện và mang được nhiều cảm xúc đến độc giả.

Nội dung của bài thơ vô cùng quen thuộc nhưng lại đầy ấn tượng khi đề tài yêu nước ấy lại được thể hiện qua những lời tâm sự rất chân thực, mong mỏi của người cha- nhà chí sĩ, nhà anh hùng, vị quan tài giỏi lại sắp phải ly biệt tổ quốc vì bọn giặc Minh đương thời quá tàn ác với nước ta với người con trai đầy hiếu thảo, có ý chí, giúp con hình dung được hoàn cảnh đất nước với quy luật thịnh suy của các triều đại.

Những tội ác mà bọn giặc gây ra đau khổ lên người dân nhẫn nhục, đắng cay, vô tội và cố gắng gạt tình riêng mà mơ tưởng về một tương lai đầy trách nhiệm với tổ quốc nối tiếp sự nghiệp của người cha với tổ quốc, đánh đuổi giặc, giải phóng đất nước, giúp đất nước đi lên.

Cả bài thơ có thể chia làm 3 phần rõ rệt. Phần 1(8 câu đầu) với nội dung: Tâm trạng của người cha trong khi sắp phải rời xa đất nước. Phần 2( 20 câu tiếp theo) là thể hiện rõ được cảnh ngộ của người cha trong cảnh nước mất nhà tan. Bên cạnh đó phần thứ 3 (còn lại) đưa đến lời dặn làm người và trao con lời tâm nguyện cứu nước. Nội dung của bài thơ có thể thấy đã ngay từ đầu ấn tượng với ta rõ nét qua Nhan đề của bài thơ “Hai chữ nước nhà”.

Nước có nghĩa chỉ chung dân tộc, nhà chỉ những nơi nhỏ rất thân thiết. Trong hoàn cảnh lịch sử hay thời kì hiện đại thì hai từ này vẫn được dùng chung vói nhau để tăng thêm ý nghĩa quan trọng và gần gũi với mỗi con người, nhưng ở thời kì lịch sử của nhân vật- thời kỳ lầm than, phong kiến thống trị, lũ giặc bán nước cướp nước ngang nhiên lộng hành, thì có lẽ hai từ này đi kèm dường như không tách rời được và sâu sắc đến mức được rất nhiều nhà yêu nước đã sớm nhận ra, làm ta hình dung được câu nói “ Nước mất nhà tan”.

Tình yêu gia đình phải được nâng lên thành tình yêu nước, thù nhà được giải quyết chỉ khi nợ nước được giải quyết. Bởi vậy Nhà yêu nước Nguyễn Phi Khanh đã giúp con hiểu được tình cảm cá nhân, tình hiếu thảo với cha mẹ, nên được quện trong tình yêu nước lớn lao mới có ý nghĩa.

Chẳng thể ngừng suy nghĩ, liên tưởng khung cảnh xúc động về cuộc chia ly không hẹn gặp lại giữa người cha, người con biến nơi vùng biên giới trở nên là một nơi ảm đạm, buồn đau nó là nơi ra đi của hàng vạn chiến sĩ yêu nước,chỉ kịp nói lời vĩnh biệt tổ quốc trong lặng lẽ, với nỗi đau nhà chí sĩ phải dồn nén đáy lòng gợi mở ra được sự gửi gắm những niềm tin quý báu cho con những phút giây gặp gỡ cuối cùng ngắn ngủi thể hiện rõ trong từng chữ vần thơ ngắn nhưng lại rất giàu hình ảnh, cảm xúc lắng đọng ở phần đầu

Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,

Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu.

Bốn bề hổ thét chim kêu,

Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.

Và ở ta thấy được qua lời thơ không chỉ là lời trò chuyện chân thành của giữa 2 người đàn ông trưởng thành rất thân thiết đơn thuần mà trong đó là cả những lời dường như là lời trăng trối thiêng liêng nặng ân tình mang nhiều ý nghĩa lớn lao, cuộc chia li diễn ra trong buồn bã đầy căm tức quân giặc nhưng bất lực trong lời than như tiếng khóc ai oán khiến người con phải khắc cốt ghi tâm.

Trước hoàn cảnh Con trai duy nhất luôn mong muốn được đi theo để báo hiếu lại tình phụ tử, nhưng Người cha mẫu mực, đầy khí chất đã gạt đi tình riêng, mang theo nợ nước thù nhà thiêng liêng sâu đậm nhưng còn dang dở đặt lên vai người con như một khẩn nguyện cuối cùng.

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước

Chút thân tàn lần bước dậm khơi

Trông con tầm tã châu rơi

Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:

Phần một đã giúp mở ra những nội dung cụ thể sâu sắc của phần 2 là tình cảm của người cha với đất nước, từ hoàn cảnh thực tế nước nhà vẫn lầm than nô lệ,tội ác tày trời của giặc đã tiếp nối những dòng nhấn mạnh ở đó là xuất thân của dân tộc, khí phách quật cường thời nào cũng có và quan trọng là lời dặn dò về lòng tự hào dân tộc đã khởi tác dụng.

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định

Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay

Trời Nam riêng một cõi này

Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!

Một lời nhắc đầy tự hào về lịch sử quê hương “giống hồng lạc” đã trở thành chủ của đất nước riêng, được “Trời định đoạt sẵn”. Ông hào hứng phân tích cho con qua các thời kì triều đại có quy luật “ Thịnh suy” là giai đoạn tất yếu lúc lên hưng thịnh r cũng đến lúc phải đối diện với sự suy tàn, thay thế nhưng trong mỗi thời, đều có những anh hùng vĩ đại làm nên những chiến công hiển hách đáng tự hào cho dân tộc, nơi ấy những người đàn bà vốn chỉ được ví “chân yếu tay mềm” giờ cũng đã trở thành những “nữ hiệp cứu nước”.

Tiếp đó những lời than thở đầy hận thù nhưng có chút bế tắc khi nói đến tội ác của quân Minh xâm lược chúng dễ nhằm vào sơ hở và luôn có mưu đồ hòng cướp nước ta, gây bao đau khổ mất mát cho người dân vô tội.

Than vận nước gặp khi biến đổi

Ðể quân Minh thừa hội xâm lăng

Bốn phương khói lửa bừng bừng

Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông! …

Tác giả có lẽ sử dụng hết được ý nghĩa của thể thơ mình chọn để gửi gắm tâm sự, thành công lớn trong việc sử dụng lối nghệ thuật riêng của thể thơ những vần trắc (yên vận) xô xát giữa câu, réo rắt, da diết, rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngợi, nỗi u sầu.

“Càng nói thì lại càng đau”, suy xét về thời thế triều đại sau, bật tiếng khóc nghẹn ngào cho hoàn cảnh của chính mình “lực bất tòng tâm”, người cha ấy vốn rất mẫu mực suy tính và đầy chí khí anh hùng luôn biết lấy giang sơn làm trọng gạt nước mắt cố khuyên con những điều tâm huyết nhất biết lấy giang sơn làm trọng vì vậy mà Nguyễn Trãi là người có học, sống tình cảm đã dặn lòng, ghi tạc trong lòng để rồi tiếp nối thế hệ, được ghi danh trong bảng vàng những người tài, có công lao to lớn cho dân tộc.

Cha xót phận tuổi già sức yếu

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay

Thân lươn bao quản vũng lầy

Giang sơn gánh vác sau này cậy con

Tác giả bài thơ như đắm hồn mình vào cảm xúc của nhân vật để cùng tự hào với người đời về những chiến tích lịch sử rạng ngời không thể quên được của đất nước ngàn đời.

Con nên nhớ tổ tông khi trước

Ðã từng phen vì nước gian lao

Bắc Nam bờ cõi phân mao

Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây ….

Những câu thơ đậm tình yêu nước từ thể thơ cổ điển ước lệ công thức nhưng đã biến thành những hình ảnh truyền tải thêm sắc nét, chân thực khắc họa sâu đậm vấn đề tầm vóc thời đại. Với những hình ảnh mạnh mẽ, tự cường cao của dân tộc, ngọn cờ nước Đại Cồ Việt ấy như luôn bay phấp phới trong trái tim đầy tự hào của mỗi người con khi nhắc về tổ quốc thiêng liêng.

Đây cũng là sự khuyến khích đến người con để hoàn thành trách nhiệm to lớn nhưng không hề trở thành gánh nặng áp lực vì nơi ấy có tình yêu đất nước, sẵn sàng noi gương như nhiều vị anh hùng để củng cố cho nền độc lập, sự phát triển của đất nước.

Bước sang khổ 3 đậm ý nghĩa qua những dòng thơ còn lại lời ông dặn con chính là luôn phải là chính mình- một con người có học thức, sống hiên ngang với “Chí làm trai” vẫn còn thật đúng đắn và là mẫu mực tiêu chuẩn lưu lại cho người đời sau. Và đặc biệt xoáy sâu vào sự kích thích lòng yêu nước nơi người con, phải nuôi một mối thù truyền kiếp của dân tộc,luôn trong thế chủ động tìm cơ hội để đánh đuổi giặc cướp nước, chớ dại dột để mất nước dễ dàng, mù quáng.

Hơn hết thảy vẫn là niềm tin vào thế hệ trẻ và tương lai của đất nước mãnh mẽ có thể làm nên những điều to lớn cho sự vững bền của dân tộc, làm dù có ít những vẫn suy xét hành động quyết liệt để cho thế hệ cha ông dù có nằm xuống vẫn cảm thấy không nuối tiếc.

Hai chữ nước nhà là một trong những bài thơ hay nhất của tác giả,sự mượn lời thông minh trước dòng suy nghĩ đúc kết thống thiết, đau đáu của nhà yêu nước Nguyễn Phi Khanh trong dòng xúc cảm khi đứng trước hoàn cảnh li biệt với Tổ Quốc, thực trạng mất nước hiện thời, để gieo vào đó lòng yêu nước bất diệt, tạo nên sức sống vĩnh cửu cho đất nước là trách nhiệm của các thế hệ trẻ.

Có thể nói đây là một Bài thơ tuyên truyền yêu nước, không khác gì những bài thơ về cách mạng trong phong trào thơ Mới hiện nay.

Đánh giá

0

0 đánh giá