Văn bản Ngôi mộ cổ - Phạm Cao Củng - Nội dung, tác giả, tác phẩm

632

Tài liệu tác giả tác phẩm Ngôi mộ cổ Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Ngôi mộ cổ lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Ngôi mộ cổ - Ngữ văn 9

I. Tác giả Phạm Cao Củng

Văn bản Ngôi mộ cổ - Phạm Cao Củng - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Phạm Cao Củng (1913 – 2012), quê ở làng Lương Đường, Cẩm Giàng, Hải Dương.

- Là một trong những người viết truyện trinh thám đầu tiên và có thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, tác giả của gần 20 cuốn truyện trinh thám.

- Một số truyện tiêu biểu: Vết tay trên trần, Gia tài nhà họ Đặng (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Người một mắt (1940), Đám cưới Kỳ Phát (1942),… Ngoài ra, ông còn là tác giả của một số truyện võ hiệp và truyện thiếu nhi.

II. Tìm hiểu văn bản Ngôi mộ cổ

1. Thể loại

- Tác phẩm Ngôi mộ cổ thuộc thể loại: truyện trinh thám.

2. Xuất xứ

- In trong Chiếc tất nhuộm bùn, NXB Công an nhân dân, 2018.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Tóm tắt

Mẫu 1:

Tác giả kể về một chuyến phiêu lưu của nhóm Kỳ Phát trong việc tìm kiếm kho báu của ông cha xưa được giấu ở khu mộ của họ Đặng ở Văn Lú. Cuối cùng, việc tìm thấy kho báu không chỉ mang lại hạnh phúc và thành công cho nhóm mà còn tạo ra những biến cố và kết thúc hấp dẫn. Chuyến phiêu lưu không chỉ là cuộc tìm kiếm vật chất mà còn là hành trình trải nghiệm và thử thách bản thân, gắn kết tình cảm.

Mẫu 2:

Ông tổ họ Đặng (Đinh Củng Viên) để lại cho con cháu bốn ngành bốn chiếc đĩa gồm cổ, đáy mỗi chiếc có hai câu thơ Nôm và một dấu triện khắc. Kỳ Phát và ông Đặng Vũ Lượng (ông Cả) nghi đó là những chỉ dẫn của sơ dồ kho báu. Các ngành của ông Đặng Vũ Lượng, Đặng Thế Xương, Đặng Liên Ty mỗi ngành giữ một chiếc, chiếc còn lại nằm trong tay trưởng ngành Đặng Bá Vy thì được báo đã bị mất. Kỳ Phát tìm cách đột nhập vào nhà Bá Vy để tìm chiếc đĩa này nhưng bị bắt và bị tên Nghé canh giữ. Nhờ sự khéo léo, chàng trốn thoát, cầm theo chiếc đĩa thứ tư. Sau đó, Kỳ Phát giúp ba anh em họ Đặng giải mã những câu thơ trên đĩa bằng cách bày bốn chiếc đĩa theo thứ tự ngành và lần lượt ghép các câu thơ từ dòng thứ nhất của cả bốn chiếc, sau đó làm tương tự với dòng thứ hai cho đến dòng cuối. Kết quả là được một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường với những thông tin chỉ dẫn đến kho báu; còn dấu triện là tên của một cố đạo, người bày cho ông tổ họ Đặng cách vẽ bản đồ.

Văn bản trong SGK trích từ Chương VIII của tác phẩm.

5. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến trên mây): dụng ý của Kỳ Phát.

- Phần 2 (đoạn còn lại): chuyến đi phiêu lưu tìm kho báu của Kỳ Phát và ba anh em họ.

6. Giá trị nội dung

- Đoạn trích kể về một chuyến phiêu lưu của nhóm Kỳ Phát trong việc tìm kiếm kho báu của ông cha xưa được giấu ở khu mộ của họ Đặng ở Văn Lú. Cuối cùng, việc tìm thấy kho báu không chỉ mang lại hạnh phúc và thành công cho nhóm mà còn tạo ra những biến cố và kết thúc hấp dẫn. Chuyến phiêu lưu không chỉ là cuộc tìm kiếm vật chất mà còn là hành trình trải nghiệm và thử thách bản thân, gắn kết tình cảm.

7. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật trinh thám: thông minh, tinh tế, và sự sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề. 

- Tình huống truyện đặc sắc, kịch tính.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Ngôi mộ cổ

1. Những suy luận trong cuộc hành trình tìm kho báu của Kỳ Phát

- Kỳ Phát sử dụng chìa khoá để đánh dấu vị trí dưới cây trụ và dùng một sợi dây dài để nối liền hai điểm đánh dấu.

- Kỳ Phát quan sát cây trụ và nhận thức được hai cành cây quan trọng, nhấn mạnh đặc điểm này cho bọn anh em Đặng.

- Sự hiểu biết về văn chương và lịch sử khi giải thích ý nghĩa của bài thơ và nhắc nhở về Mác-cô Pô-lô.

Ngôi mộ cổ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

2. Đặc điểm nhân vật Kỳ Phát

- Nhân vật Kỳ Phát trong văn bản trình bày nhiều đặc điểm của một nhân vật trinh thám:

+ Sự thông minh

+ Tinh tế

+ Sự sáng tạo

+ Sự dũng cảm

- Dẫn chứng từ văn bản:

+ Kỳ Phát đề xuất uống rượu trông trăng và đọc một bài thơ với bốn dòng.

+ Kỳ Phát sử dụng kiến thức văn chương, đọc thơ để tìm hiểu vị trí của kho báu.

+ Kỳ Phát chỉ ra cây trụ có hai cành quan trọng để tìm ra vị trí chính xác của kho báu.

+ Kỳ Phát can đảm khi đối diện với những tình huống khó khăn, thử thách.

IV. Đọc tác phẩm: Ngôi mộ cổ

NGÔI MỘ CỔ

- Phạm Cao Củng -

[Trong một đêm trăng, Kỳ Phát cùng ba anh em họ Đặng đến khu mộ họ Đặng ở Văn Lý. Họ ngồi dưới gốc cây cổ thụ chờ đến đúng 12 giờ khuya.]

Bốn người ăn uống, chuyện trò vui vẻ; ba anh em nhà họ Đặng được ngắm vũ trụ bao la, gió mát trăng thanh hầu như đã quên mục đích của bọn bốn người là đi tìm cái kho tàng ông cha khi xưa để lại. Riêng một mình Kỳ Phát thì như có ý trông đợi một việc gì, chàng thỉnh thoảng lại vén tay áo xem giờ.

Chàng bỗng tự nhiên nói:

- Uống rượu trông trăng không có thơ không thú, để tôi xin đọc một bài các ông nghe.

Rồi chàng hắng giọng ngâm to bài thơ bát cứ:

Đến Văn Lý sự mấy ai tầy

Bẩy bước nên thơ đứng ngắm cây.

Nguyệt lão giấu mình xoay tả hữu

Công hầu mở mặt chạy đông tây.

Đông hai mươi bước thêm hai bước

Tây một trăm giây, thẳng một dây.

Nằm sấp chịu đòn trăm sáu trượng

Kho tàng đâu thấy, thấy trên mây!

- Tôi hiểu rồi "đến Văn Lý”, đây chẳng là bãi bể Văn Lý là gì?

Kỳ Phát cười bảo:

- Mà có cả chị "Nguyệt" và cây nữa!

Xem đồng hồ, chàng nói tiếp:

- 12 giờ đúng, thôi bây giờ ta làm việc. Các ông để tôi đóng vai Tào Tử Kiến bẩy bước nên thơ!

Vừa nói chàng vừa đứng dậy đi xa phía gốc cây bảy bước rồi chàng đứng lại. Ba anh em họ Đặng đều theo đến bên Kỳ Phát. Chàng trinh thám trẻ tuổi chỉ lên trên cây mà bảo ba người rằng:

- Các ông “đứng ngắm cây" xem có thấy gì không?

Liên Ty nói:

- Tôi để ý trăng bây giờ bị lấp sau thân cây.

Kỳ Phát nói:

- Đó là "nguyệt giấu mình". Ngay chỗ bóng trăng bị lấp có hai cành cây đâm ra hai bên, hai bên “tả hữu", các ông hiểu chưa? Các ông hãy nhận kĩ lấy hai cành cây ấy.

Kỳ Phát chạy lại gốc, cởi áo ngoài rồi leo lên thoăn thoắt. Đến chạc hai cành cây ấy thì chàng ngồi nghỉ rồi leo ra một cành.

Liên Ty ở dưới lẩm bẩm:

- Phải rồi, cành bên đông và cành bên tây.

Ra đến đầu cành, Kỳ Phát rút trong túi ra chùm chìa khoá buộc vào một sợi dây dài rồi dòng xuống. Kỳ Phát lúc bấy giờ trông có vẻ như một bác thợ nề đương so dây "quả dọi"2. Chùm chìa khoá gần chấm đất thì Liên Ty lấy một chiếc que cắm xuống đất làm đích đánh dấu. Kỳ Phát lại trèo sang cành cây thứ hai, rồi cũng dòng chùm chìa khoá xuống, Liên Ty lại lấy que đánh dấu. Ra dáng ngẫm nghĩ, Liên Ty đếm từ chỗ đích thứ nhất bước về phía đông hai mươi hai bưóc.

Lúc đó, Kỳ Phát đã xuống tới đất. Chàng nhìn theo Liên Ty và mỉm cười, Liên Ty bước đủ hai mươi hai bước thì dừng lại, lấy mũi giầy gạch xuống đất một dấu chữ thập rồi đứng thần người ra băn khoăn nghĩ ngợi.

Kỳ Phát cả cười hỏi:

- Còn về phía tây nữa chứ?

Liên Ty nói:

- "Đông hai mươi bước thêm hai bước" tôi hiểu, nhưng “tây một trăm giây thẳng một dây" thì tôi chịu. Một trăm giây là gì?

Kỳ Phát nói:

- Là một trăm giây đồng hồ, ông quên rằng chính Mác-cô Pô-lô (Marco Polo)- một người Âu đã bày cho Đinh Củng Viên cách giấu của này rồi ư?

Rồi chàng nhìn đồng hồ, bảo Liên Ty đứng ra chỗ chiếc que đánh dấu thứ hai, rồi nói:

- Đến ba, thì ông đi về phía tây nhé. Một, hai, ba, ông đi đi. Ông đừng bước nhanh quá thế. Thôi ông đứng lại mà đánh dấu.

Rồi Kỳ Phát lẩm bẩm một mình:

- Đi về phía tây một trăm giây đồng hồ rồi “thẳng một dây", thôi phải rồi! Kỳ Phát bèn cùng Liên Ty căng một chiếc dây thẳng nối liền hai chỗ đánh dấu. Ra dáng đắc ý, Kỳ Phát xoa tay nói:

- Bây giờ ông chỉ việc đo từ chỗ đánh dấu theo đường thẳng của chiếc dây ra một trăm trượng là xong.

Rút chiếc thước cuộn trong túi ra, Kỳ Phát và Liên Ty đo dài ra 424 thước. Nhưng cả bọn bốn người đều sửng sốt. Ngay dưới đất, phía trước mặt bốn người đều trông thấy một lỗ tối om. [ ... ]

Chàng bảo mọi người bật đèn rồi mạnh bạo leo xuống dưới lỗ hổng. Đó là một đường hầm xuống thẳng, có bậc đá hẳn hoi. Xuống chừng 20 thước, đường dần dần hẹp lại rồi rẽ sang ngang. Đi quanh co một lúc lâu, bốn người đến trước một chiếc cửa cuốn bằng gạch cổ. Chàng trinh thám trẻ tuổi quay lại bảo bọn ba người rằng:

- Các ông đừng sợ, đây lốt chân rõ lắm. Bọn Bá Vy hai người tuy đã vào đến đây nhưng chưa ra, ta đã vào được thì dù sao bọn họ cũng phải chia đều.

[Đoàn người bước xuống ngôi mộ cổ và gặp Bá Vy trong hầm. Bá Vy rút súng bắn nhớm Kỳ Phát, không ngờ bắn nhầm vào tảng đá làm sập hầm, đè chết hắn và tên Nghé.

Kỳ Phát đã tìm ra nắp hầm kho báu, đưa mọi người lên mặt đất an toàn kèm theo gia tài của ông tổ họ Đặng. Phần châu báu Kỳ Phát được chia, chàng đã tặng cô Cúc (con gái ông Cả) làm của hồi môn, còn chàng tiếp tục sống cuộc đời phiêu lưu.]

V. Văn mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá