Tài liệu tác giả tác phẩm Chiếc mũ miện dát đá be-rô Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Chiếc mũ miện dát đá be-rô lớp 9.
Tác giả tác phẩm: Chiếc mũ miện dát đá be-rô - Ngữ văn 9
I. Tác giả A-thơ Cô-nan Đoi-lơ
1. Tiểu sử
- Cô-nan Đoi-lơ (1859 – 1930), là một nhà văn người Xcốt-len nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám Sơ-lốc Hôm – tác phẩm được cho là một sáng kiến lớn trong lĩnh vực tiểu thuyết trinh thám.
- Lên 9 tuổi, ông được gửi tới trường dự bị Dòng Tên Cơ đốc giáo ST Marys Hall, Stonyhurts.
- Năm 1875, ông rời trường và chối bỏ Thiên chúa giáo để trở thành một người theo thuyết bất khả thi.
- Từ 1876 đến 1881, ông học ngành y tại Đại học Edinburgh, gồm cả một giai đoạn làm việc tại thị trấn Aston.
- Sau khi học tại trường, ông trở thành bác sĩ trên một con tàu tới bờ biển Tây Phi, và sau đó vào năm 1882, ông lập một phòng khám tại Plymouth. Ông hoàn thành luận án tiến sĩ về Tabes Dorsalis năm 1885.
- Phòng khám của ông không thành công lắm: trong khi chờ bệnh nhân, ông bắt đầu viết truyện.
- Năm 1885, ông cưới Louisa Hawkins – bà mắc bệnh lao và mất năm 1906. Năm 1907, ông cưới Jean Leckie, người ông gặp lần đầu và yêu trong cùng năm 1897 nhưng vẫn duy trì quan hệ thuần khiết với bà vì chung thủy với người vợ đầu tiên.
- Năm 1890, Cô-nan Đoi-lơ học về mắt tại Viên, ông tới London năm 1891 để lập một phòng khám nhãn khoa.
- Cô-nan Đoi-lơ qua đời vì nhồi máu cơ tim ở tuổi 71
2. Sự nghiệp
- Trong suốt quá trình mở phòng khám, có rất ít bệnh nhân đến khám bệnh, điều này đã tạo điều kiện cho Cô-nan Đoi-lơ có nhiều thời gian viết truyện.
- Ông sáng tác ở nhiều thể loại như: tiểu thuyết lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện ngắn, kịch… Ông nổi tiếng trên toàn thế giới với truyện trinh thám, trong đó nhân vật chính là Sơ-lốc Hôm. Sơ-lốc Hôm đã xuất hiện trong 4 tiểu thuyết và 56 truyện ngắn của Cô-nan Đoi-lơ.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Cuộc điều tra màu đỏ (1887, tiểu thuyết), Dấu bộ tứ (1890, tiểu thuyết), Những cuộc phiêu lưu của Sơ-lốc Hôm (1892, 12 truyện ngắn), Những hồi ức về Sơ-lốc Hôm (1894, 12 truyện ngắn),…
1. Thể loại
- Tác phẩm Chiếc mũ miện dát đá be-rô thuộc thể loại: truyện trinh thám.
2. Xuất xứ
- In trong Sơ-lốc Hôm toàn tập, tập 1, Đăng Thư – Lê Quang Toản – Thiên Nga dịch, NXB Văn học – Đông A, 2021.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Tóm tắt
Câu chuyện kể về một trong những vụ phá án nhanh của thám tử Sơ-lốc Hôm, cụ thể là sự việc chiếc mũ dát đá bị mất trộm. Vì không tin tưởng vào hệ thống bảo vê ngân hàng, ông chủ nhà băng Hôn-đơ mang về nhà cất giữ một chiếc mũ miện nam 39 viên đá be-rô và chỉ có hai người thân tín được ông cho biết nơi cất giấu chiếc mũ đó. Ngay đêm hôm đó, chiếc mũ vị mất ba viên đá quý và Hôn-đơ nghi ngờ hai người, nên đã đến gặp thám tử Sơ-lốc Hôm nhờ điều tra vụ án.
5. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến…bỏ tôi mà đi): điều khiến Me-ry có thể rời bỏ người ông của mình.
- Phần 2 (tiếp theo đến…bỏ trốn): Sơ-lốc Hôm và cuộc điều tra của anh ta.
- Phần 3 (đoạn còn lại): thủ phạm lộ diện.
6. Giá trị nội dung
- Qua sự việc bị trộm mất chiếc mũ dát đá, câu chuyện đã thể hiện tài năng phá án của Sherlock Holmes, đồng thời cũng cho thấy tầm quan trọng của lòng tin và sự tha thứ giữa người với người.
7. Giá trị nghệ thuật
- Tình huống truyện đặc sắc, gay cấn.
- Sử dụng lời kể của nhân vật Oát-xơn, là một người bình thường, có cái nhìn khách quan về những sự việc xảy ra. Lời kể của Watson giúp người đọc tin tưởng vào tính xác thực của câu chuyện.
1. Phân tích quá trình khám phá vụ án của thám tử Sơ-lốc Hôm
- Sơ-lốc Hôm phát hiện hai loại dấu chân song song: dấu chân mang giày và dấu chân trần:
+ Dấu chân là bằng chứng quan trọng chứng minh A-thơ không phải là kẻ trộm.
+ Dấu chân giúp Hôm xác định được tên trộm là Gioóc Bon-queo.
+ Dấu chân cũng cho thấy A-thơ đã cố gắng bảo vệ chiếc vương miện.
- Sơ-lốc Hôm nhận thấy Giooc Bơn-queo có một vết thương trên mặt:
+ Vết thương là bằng chứng thêm khẳng định Gioóc Bon-queo là kẻ trộm.
+ Vết thương cũng cho thấy A-thơ đã chiến đấu để bảo vệ chiếc vương miện.
- Sơ-lốc Hôm nhận thấy chiếc vương miện bị gãy: chiếc vương miện bị gãy là bằng chứng cho thấy A-thơ đã cố gắng bảo vệ chiếc vương miện.
- Me-ry ngất xỉu khi nhìn thấy chiếc vương miện. Me-ry bỏ trốn sau khi biết sự thật.
2. Đặc điểm nhân vật Sơ-lốc Hôm
*Nhân vật Hôm thể hiện những đặc điểm nổi bật của nhân vật chính trong truyện trinh thám:
- Khả năng quan sát tỉ mỉ.
- Khả năng suy luận logic.
- Kiến thức uyên bác.
- Tư duy độc lập.
- Lòng dũng cảm.
* Chi tiết trong văn bản thể hiện những đặc điểm trên:
- Khả năng quan sát tỉ mỉ:
+ Hôm đi khắp khu vườn, nhưng anh chỉ tìm thấy ở đó những dấu chân loạn xạ khắp nơi: anh cho đó là những dấu chân của các cảnh sát.
+ Trái lại, khi đi theo lối đi dẫn đến chuồng ngựa, anh đã khám phá được cả một câu chuyện rất dài và phức tạp: chính những dấu chân còn in rõ mồn một trên tuyết đã kể cho anh biết.
- Khả năng suy luận logic:
+ Có hai loại dấu chân song song với nhau: dấu chân của người mang giày và dấu chân của người đi chân không.
+ Những dấu chân trần này chỉ có thể là của con trai ông.
+ Lần theo những dấu chân đó về phía ngôi nhà, anh đi đến chiếc cửa sổ lớn: ở đó anh thấy dấu chân của người mang giày in rất sâu xuống lớp tuyết, chứng tỏ người đó đã đứng đây một lúc khá lâu, có lẽ là để chờ đợi.
- Kiến thức uyên bác: Hôm lấy ra một mảnh giấy nhỏ, nhỏ một giọt hóa chất lên đó và mỉm cười: Đây là một loại mực đặc biệt, chỉ có thể nhìn thấy dưới ánh sáng tia cực tím.
- Tư duy độc lập: Hôm không tin vào những lời khai của A-thơ và Me-ry. Anh quyết định tự mình điều tra vụ án.
- Lòng dũng cảm: Hôm dũng cảm đối mặt với Gioóc Bon-queo, một tên tội phạm nguy hiểm.
IV. Đọc tác phẩm: Chiếc mũ miện dát đá be-rô
CHIẾC MŨ MIỆN DÁT ĐÁ BE-RÔ
A-thơ Cô-nan Đoi-lơ
[ ... ]
Tôi đợi đến nửa đêm mà vẫn chưa thấy anh trở về nên đành quay về phòng mình. Việc anh đi biền biệt suốt nhiều ngày đêm khi bám theo một dấu vết vốn là chuyện hết sức bình thường, do đó tôi cũng chẳng ngạc nhiên nếu anh về muộn. Không biết là mấy giờ anh mới về, nhưng sáng hôm sau, khi tôi xuống nhà để dùng bữa điểm tâm thì anh đã có mặt ở đó, một tay cầm tách cà phê còn tay kia cầm tờ báo, trông rất tươi tỉnh và gọn gàng.
“Xin lỗi vì đã bắt đầu bữa sáng mà không đợi anh, Oát-sân", anh nói, "nhưng anh hãy nhớ rằng ta có một cái hẹn khá sớm với thân chủ của ta vào sáng nay".
"Sao, đã hơn chín giờ rồi à?", tôi đáp. "Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên nếu ông ta đã đến. Tôi nghe như có tiếng chuông reo".
Quả thật, đó là ông bạn tài phiệt2 của chúng tôi. Tôi bàng hoàng vì sự thay đổi rõ rệt ở ông ta, vì khuôn mặt vốn to rộng và nặng nề của ông ta giờ đây đã héo hon và co rúm lại, còn mái tóc thì có vẻ bạc hẳn đi. Ông ta bước vào phòng với vẻ mệt mỏi và bơ phờ, trông còn thương tâm hơn cả trạng thái quá khích sáng hôm qua, và nặng nề buông người xuống chiếc ghế bành mà tôi đẩy ra cho ông ta.
“Không biết tôi đã làm gì để mà giờ đây bị thử thách nặng nề đến thế!". Ông ta nói. “Mới hai ngày trước tôi hãy còn là một người hạnh phúc và thành đạt, vô lo vô nghĩ. Vậy mà bây giờ, tôi lại bị bỏ rơi trong tuổi già cô độc và nhục nhã. Hoạ vô đơn chí. Cháu gái tôi, con bé Me-ry, nó đã bỏ tôi mà đi".
"Bỏ rơi ông?".
“Phải. Sáng nay giường ngủ của nó phẳng phiu như chưa hề có ai nằm lên, trong phòng trống trơn và trên mặt bàn ở hành lang có một bức thưu viết cho tôi. Tối hôm qua, tôi có nói với nó, do đau buồn chứ không hề giận dữ, rằng nếu nó chịu cưới con trai tôi thì mọi chuyện hẳn là đã ổn thỏa với thằng bé. Có lẽ tôi đã thiếu suy nghĩ khi nói thế. Nó có nhắc đến lời nói đó trong lá thư này:
GỬI BÁC YÊU DẤU NHẤT ĐỜI CỦA CHÁU
Cháu cảm thấy mình đã đem rắc rối đến cho bác và nếu cháu hành động khác đi thì hẳn là nỗi bất hạnh đáng sợ đó đã chẳng bao giờ xảy ra. Với ý nghĩ đó cứ luẩn quẩn trong đầu thì cháu sẽ không thể nào còn cảm thấy hạnh phúc dưới mái nhà của bác và cháu thấy rằng mình phải ra đi mãi mãi. Bác đừng lo lắng về tương lai của cháu vì nó đã được lo liệu đầy đủ và nhất là đừng đi tìm cháu vì sẽ phí công vô ích và chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho cháu. Cho dù sống hay chết, cháu vẫn mãi là đứa cháu thương yêu của bác.
ME-RY
Nó muốn nói gì qua lá thư này hả ông Hôm? Ông có nghĩ rằng nó ám chỉ đến việc tự tử không?".
“Không, không phải đâu. Có lẽ đây là giải pháp tốt nhất. Ông Hôn-đơ ạ, tôi tin rằng những rắc rối của ông sắp chấm dứt rồi".
“Hả! Ông nói thế là sao? Ông đã nghe được điều gì đó chăng, ông Hôm? Ông đã biết được chuyện gì? Những viên đá quý đang ở đâu?".
“Ông có cho rằng một ngàn bảng mỗi viên là một cái giá quá đắt cho chúng không?".
“Tôi sẽ trả đến mười ngàn".
“Không cần cao đến thế đâu. Ba ngàn bảng là đủ rồi. Và một món tiền thưởng nho nhỏ nữa, tôi nghĩ thế. Ông có đem theo số chi phiếu1 chứ? Bút đây. Tốt hơn là ghi lên thành bốn ngàn bảng".
Với bộ mặt sững sờ, ông chủ nhà băng viết tờ chi phiếu theo yêu cầu. Hôm bước lại bàn làm việc của anh, lấy ra một mảnh vàng nhỏ hình tam giác có dát ba viên đá quý và thảy lên mặt bàn.
Thân chủ của chúng tôi reo lên, vui sướng chộp lấy nó.
"Ông đã lấy lại được!". Ông ta hổn hển. "Tôi thoát nạn rồi! Tôi thoát nạn rồi!".
Phản ứng vui mừng của ông ta cũng mãnh liệt như nỗi buồn trước đó và ông ta ôm những viên đá quý vừa tìm được vào trước ngực.
"Ông còn mắc nợ một món nữa đấy, ông Hôn-đơ", Hôm nói với vẻ khá nghiêm nghị.
"Mắc nợ sao!", ông ta cầm bút lên. "Hãy cho tôi biết số tiền là bao nhiêu và tôi sẽ trả ngay".
“Không, ông không nợ tôi. Ông còn thiếu một lời xin lỗi thật chân thành với chàng trai cao thượng đó, chính là con trai của ông. Tôi mà có con trai thì tôi sẽ rất tự hào nếu nó cư xử được như anh ta trong vụ này".
"Vậy A-thơ không phải là người đã đánh cắp mấy viên đá quý?".
“Hôm qua tôi đã nói với ông rồi và hôm nay tôi sẽ nhắc lại rằng không phải anh ta".
"Ông chắc chứ? Thế thì chúng ta mau đi gặp nó ngay để báo cho nó biết rằng sự thật đã được phơi bày".
"Anh ta đã biết rồi. Khi đã làm sáng tỏ vụ này, tôi có nói chuyện với anh ta và khi thấy anh ta sẽ không chịu thuật lại sự việc, tôi đã kể câu chuyện cho anh ta nghe, anh ta bèn thừa nhận là tôi nói đúng và bổ sung thêm vài chi tiết mà tôi vẫn chưa hiểu rõ. Thế nhưng, tin tức ông đem lại sáng nay có thể sẽ làm cho anh ta chịu mở miệng".
"Lạy Chúa, xin hãy nói cho tôi biết về bí ẩn phi thường đó!".
“Tôi sẽ nói ngay và sẽ chỉ cho ông thấy những bước mà qua đó tôi đã tìm ra sự thật. Và trước tiên, xin được nói ra điều mà đối với tôi là khó nói nhất và đối với ông là khó nghe nhất: Huân tước Gioóc Bon-queo đã thông đồng với cháu gái của ông, cô Me-ry. Họ đã
cùng nhau bỏ trốn".
"Con bé Me-ry của tôi? Không thể nào!".
“Thật đáng tiếc là điều này không những có thể xảy ra mà là đích thực đã xảy ra. Cả ông lẫn con trai ông đều không biết được bản chất thực sự của kẻ mà các ông đã cho phép bước vào gia đình mình. Hắn là một trong những kẻ nham hiểm nhất nước Anh - một con bạc đã phá sản, một gã côn đồ liều mạng, một con người không có trái tim hoặc lương tâm. Cháu gái của ông không hay biết gì về con người đó. Khi hắn thề thốt với cô ta, như đã từng nói với cả trăm cô gái khác trước đó, cô ta đã tự mãn tưởng rằng chỉ có mình mới làm cho trái tim hắn rung động. Có quỷ sứ mới biết được hắn đã nói những gì nhưng ít ra thì cô ta đã trở thành công cụ trong tay hắn và còn nhiễm thói gặp gỡ hắn gần như mỗi đêm”.
"Tôi không thể và sẽ chẳng bao giờ tin chuyện đó!". Ông chủ nhà băng kêu to, mặt tái đi.
“Vậy thì tôi sẽ kể cho ông nghe chuyện đã xảy ra trong nhà ông đêm hôm trước. Khi nghĩ rằng ông đã trở về phòng, cháu gái của ông bèn lén xuống cầu thang và nói chuyện với tình nhân qua cánh cửa sổ hướng ra lối đi dẫn đến chuồng ngựa. Những dấu chân của hắn đã in sâu xuống tuyết trong suốt thời gian dài hắn đứng ở đó. Cô ta đã kể cho hắn nghe về chiếc mũ miện. Nghe tin này, lòng tham xấu xa của hắn nổi lên và hắn bắt cô ta phải làm theo ý hắn. Tôi chắc chắn rằng cô bé rất thương yêu ông nhưng có những người đàn bà luôn bị tình yêu trai gái lấn át tất cả những tình cảm khác, và tôi nghĩ rằng Me-ry thuộc loại phụ nữ ấy. Vừa mới nghe xong những lời dặn của hắn thì cô ta trông thấy ông bước xuống cầu thang, thế là cô ta lập tức đóng vội cánh cửa sổ lại và kể cho ông nghe về sự dan díu của một cô hầu với người tình mang chân gỗ của chị ta, và điều này thì hoàn toàn đúng.
A-thơ, con trai ông, đã trở về giường mình sau cuộc nói chuyện với ông, nhưng anh ta trằn trọc không ngủ được vì lo lắng về những món nợ ở câu lạc bộ. Đến nửa đêm, anh ta nghe có tiếng bước chân đi thật nhẹ ngang qua cửa phòng mình, vì thế anh ta nhổm dậy và vô cùng ngạc nhiên khi trông thấy cô em họ đang lén lút đi dọc theo hành lang rồi biến mất vào phòng thay đồ của ông. Kinh ngạc đến sững sờ, chàng trai mặc vội quần áo và nấp trong bóng tối, chờ xem sự việc kì lạ này sẽ đi đến đâu. Chỉ một lúc sau, cô gái lại từ trong phòng bước ra và dưới ánh sáng của ngọn đèn ở hành lang, con trai ông nhìn thấy cô ta cầm trong tay chiếc mũ miện quý giá. Khi cô ta đi xuống cầu thang, anh ta liền hớt hải chạy theo và ẩn mình vào sau tấm rèm ở gần cửa phòng ông, từ chỗ đó anh ta có thể trông thấy những gì xảy ra ở hành lang của tầng dưới. Anh ta thấy cô gái rón rén mở cửa sổ và đưa chiếc mũ miện cho ai đó trong bóng tối, rồi đóng cửa sổ lại và vội vã trở về phòng. Trên đường quay lại, cô ta đi sát qua chỗ chàng trai đang nấp sau tấm rèm.
Khi cô ta còn ở đó thì chàng trai không thể làm gì vì sợ phơi bày ra sự thật xấu xa của người thiếu nữ anh ta đang yêu. Nhưng vào giây phút cô ta đi khuất thì anh ta chợt nhận thức được tai hoạ này đối với ông nghiêm trọng biết bao và việc cứu vãn tình hình quan trọng biết chừng nào. Anh ta mặc nguyên bộ đồ phong phanh và chạy chân trần xuống cầu thang, mở cánh cửa sổ rồi phóng ra ngoài nền đất tuyết và chạy xuống con đường mòn, ở đó anh ta có thể trông thấy một bóng đen dưới ánh trăng. Huân tước Gioóc Bơn-queo gắng sức bỏ chạy nhưng A-thơ đã tóm được hắn và một cuộc vật lộn đã diễn ra giữa hai người, con trai ông giật mạnh một bên của chiếc mũ miện còn đối thủ của anh ta thì nắm chặt phía bên kia. Trong trận ẩu đả, con trai ông đã giáng một cú trúng huân tước Gioóc và cào vào mắt hắn. Bỗng một tiếng “rắc” vang lên, con trai ông nhận thấy chiếc mũ miện đã nằm trong tay mình bèn hối hả trở về, đóng cửa sổ lại, chạy lên phòng ông và khi anh ta vừa mới nhận ra là chiếc mũ miện đã bị bẻ cong trong cuộc giằng co và đang cố gắng uốn cho nó thẳng lại thì ông bước vào”.
"Có thể nào lại là thế?". Ông chủ nhà băng hồn hển.
“Thế rồi ông làm cho anh ta nổi giận khi chửi mắng anh ta bằng những lời lẽ tồi tệ vào đúng lúc anh ta nghĩ mình xứng đáng được nhận những lời cảm ơn nồng nhiệt nhất. Anh ta không thể nào giải thích thực chất của vấn đề vì sợ phản bội lại con người mà rõ ràng là không xứng đáng với sự quên mình của anh ta. Nhưng vì hào hiệp, anh ta đã giữ kín bí mật của cô gái".
“Vậy ra đó là lí do con bé gào lên và ngất xỉu khi trông thấy chiếc mũ miện", ông Hôn-đơ kêu to. “Ôi, Chúa ơi! Tôi thật là một lão ngốc mù quáng! Con trai tôi còn cầu xin tôi cho nó ra ngoài năm phút thôi nữa chứ! Thằng bé đáng quý muốn tìm xem mảnh bị mất có còn nằm ở chỗ chúng đã đánh nhau hay không. Tôi đã đánh giá sai nó một cách tàn nhẫn làm sao!".
[Hôm giải thích lí do ông đã tìm ra thủ phạm là nhờ quan sát kĩ các dấu chân, dấu giày đêm qua còn để lại trên tuyết bên ngoài cánh cửa bếp, trong vườn và trên bệ cửa sổ; hoa trang thành kẻ lang thang, đến nhà của Gioóc Bơn-queo và trả cho người hầu của huân tước một món tiền nhỏ để mua lại giày của hắn, sau đó, đem ướm vào dấu giày còn lại trên tuyết trong vườn nhà Hôn-đơ, ... Với những chứng cứ không thể chối cãi, huân tước phải khai nơi mà hắn đã bán ba viên đá quý. Hôm đã chuộc lại ba viên đá và trả lại cho Hôn-đơ. Hôn-đơ vội đi gặp con trai và xin lỗi vì đã nghi oan cho con.]
V. Văn mẫu