Tài liệu tác giả tác phẩm Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lớp 9.
Tác giả tác phẩm: Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu - Ngữ văn 9
I. Tác giả An-tô-ni-ô Gu-tê-rét
- An-tô-ni-ô Gu-tê-rét (sinh năm 1949).
- Quê quán: Bồ Đào Nha.
- Là nhà chính trị và ngoại giao.
- Từng giữ chức Thủ tướng Bồ Đào Nha từ 1995 đến 2002.
- Năm 2017, ông được bầu làm Tổng Thư kí Liên hợp quốc.
1. Thể loại
- Tác phẩm Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu thuộc thể loại: văn bản nghị luận.
2. Xuất xứ
- In trong Những bài diễn văn làm thay đổi thế giới từ năm 1945 đến nay, Ca-lô Ba-ta (Carlo Batà), Huy Toàn dịch, NXB Kim Đồng, 2022.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: nghị luân.
4. Tóm tắt
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã cảnh báo về nguy cơ biến đổi khí hậu, cho rằng đây là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn vong của hành tinh. Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị, doanh nghiệp, và công chúng hành động ngay lập tức để giảm thiểu khí thải và chuyển sang năng lượng sạch. Guterres chỉ trích sự chậm trễ trong việc hành động mặc dù đã có cảnh báo từ lâu và nhấn mạnh rằng các quốc gia giàu cần làm nhiều hơn để hỗ trợ các quốc gia nghèo và cộng đồng dễ bị tổn thương.
5. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến làm điều cần thiết): Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và sự cần thiết phải giải quyết vấn đề.
- Phần 2 (Điều khiến cho …đang dần cạn kiệt) Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Phần 3 (Ngọn núi phía trước … gây ra): Giải pháp cho vấn đề khủng hoảng biến đổi khí hậu và trách nhiệm của các quốc gia giàu có trong việc giải quyết vấn đề này.
- Phần 4 (phần còn lại) Khẳng định vai trò lãnh đạo của người trẻ và phụ nữ trong việc ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
6. Giá trị nội dung
- Nêu lên thực trạng đáng báo động về vấn đề biến đổi khí hậu đang ngày càng trầm trọng và xảy ra ngày một nhanh hơn thuyết phục mọi người bảo vệ sự sống của Trái Đất. Đồng thời nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của người trẻ và phụ nữ trong việc ứng phó và đưa ra các biện pháp chống lại biến đổi khí hậu.
7. Giá trị nghệ thuật
- Bằng chứng xác thực, đáng tin cậy.
- Lí lẽ rõ ràng, mạch lạc.
1. Mối quan hệ giữa các luận đề, luận điểm và lí lẽ, bằng chứng trong văn bản
2. Những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề khủng hoảng khí hậu
- Giảm thiểu khí nhà kính.
- Thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch.
- Thay bằng năng lượng sạch từ nước, gió và Mặt Trời
- Ngăn chặn nạn phá rừng, phục hồi các cánh rừng bị hư tổn và thay đổi phương thức canh tác.
→ Giải pháp hợp lí, thiết thực, mang tính chiến lược và cần sự chung tay của tất cả mọi người.
- Vai trò lãnh đạo của người trẻ và phụ nữ trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Người trẻ tư duy sáng tạo, năng động, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới và ứng dụng công nghệ vào giải quyết vấn đề; ít bị ràng buộc bởi các quan điểm truyền thống, sẵn sàng thử nghiệm và đổi mới; có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng, đặc biệt là trên mạng xã hội.
+ Phụ nữ thường đóng vai trò quan trọng trong gia đình và cộng đồng, có khả năng truyền cảm hứng và huy động mọi người tham gia hành động.
IV. Đọc tác phẩm: Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THƯ KÍ LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
An-tô-ni-ô Gu-tê-rét
[…]
Các bạn thân mến của hành tinh Trái Đất!
1. Cảm ơn các bạn đã đến trụ sở Liên hợp quốc ngày hôm nay. Tôi đề nghị các bạn đến đây để nghe tiếng chuông báo động. Biến đổi khí hậu là vấn đề hạn định của thời đại chúng ta và chúng ta đang ở vào thời điểm có tính hạn định. Chúng ta phải đối mặt với mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong. […] Nếu chúng ta không thay đổi thì đến năm 2020, chúng ta có nguy cơ đánh mất thời điểm có thể tránh được một sự biến đổi khí hậu phi mã1, gây ra những hậu quả tàn khốc đối với con người và toàn bộ hệ thống tự nhiên nuôi sống chúng ta. Đó là lí do vì sao, hôm nay, tôi kêu gọi vai trò lãnh đạo từ các nhà chính trị, từ các doanh nghiệp, các nhà khoa học và từ công chúng ở mọi nơi. Chúng ta có các công cụ để hành động một cách hiệu quả. Cái chúng ta còn thiếu - thậm chí là sau Thoả thuận Pa-ri - là vai trò lãnh đạo và mong muốn làm điều cần thiết. […]
2. Điều khiến cho tất cả những chuyện này còn gây bối rối hơn đó là chúng ta đã được cảnh báo. Các nhà khoa học đã cảnh báo chúng ta từ nhiều thập kỉ trước. Nói đi và nói lại. Quá nhiều nhà lãnh đạo đã từ chối lắng nghe. Quá ít người đã hành động với tầm nhìn mà các nhà khoa học đòi hỏi. Chúng ta đã nhìn thấy hậu quả. Trong một số trường hợp, chúng ta gần với kịch bản “trường hợp xấu nhất" của các nhà khoa học. Băng ở vùng biển Bắc Cực đang biến mất nhanh hơn chúng ta có thể hình dung. Năm nay, lần đầu tiên, lớp băng dày quanh năm ở bắc Grin-len (Greenland) bắt đầu tan vỡ. Sự nóng lên đột ngột ở Bắc Cực đang tác động đến khí hậu Bắc bán cầu. Nạn cháy rừng kéo dài hơn và lan đi xa hơn. Một số đám cháy lớn đến mức thổi muội và tro khắp thế giới, nhuộm đen các khối băng trôi và các chỏm băng, khiến cho chúng tan chảy càng nhanh hơn. [ ... ] Sự biến đổi khí hậu càng trầm trọng, chúng ta sẽ thấy việc nuôi sống mình càng khó khăn hơn. Tốc độ diệt chủng sẽ tăng vọt khi môi trường sống bị thu hẹp lại. Ngày càng nhiều người buộc phải di cư khỏi quê hương khi đất đai dần không đáp ứng được nhu cầu của họ. Điều này đã thực sự dẫn đến nhiều cuộc xung đột vì các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt.
3. Ngọn núi phía trước chúng ta rất cao, nhưng không phải không thể vượt qua. Chúng ta biết cách leo qua nó. Chúng ta cần giảm thiểu khí nhà kính phát thải gây nguy hại và làm biến đổi khí hậu. Chúng ta cần nhanh chóng thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch1. Chúng ta cần thay thế chúng bằng năng lượng sạch từ nước, gió và Mặt Trời. Chúng ta phải ngăn chặn nạn phá rừng, phục hồi các cánh rừng bị hư tổn và thay đổi phương thức canh tác. […]
[ ... ] Việc chuyển đổi sang một tương lai sạch hơn, xanh hơn đòi hỏi phải tăng tốc. Chúng ta đang thực sự đứng trước thời điểm mang tính quyết định. Có một lí do khác để hành động, đó là bổn phận về đạo đức. Các quốc gia giàu nhất chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu, nhưng các quốc gia nghèo nhất và các dân tộc, cộng đồng dễ bị tổn hại lại phải nhận những tác động trước nhất và tồi tệ nhất. Chúng ta thấy sự bất công này trong chu kì2 ngày càng gia tăng của các đợt hạn hán cực đoan3 và bão lũ dữ dội. Phụ nữ và trẻ em gái là đối tượng đặc biệt phải trả giá - không chỉ vì cuộc sống của họ sẽ trở nên khó khăn hơn, mà còn vì khi thảm hoạ xảy ra, phụ nữ và trẻ em gái luôn phải gánh chịu nặng nề hơn. Các quốc gia giàu có, do đó, không chỉ cần cắt giảm lượng khí phát thải mà còn phải làm nhiều hơn nhằm đảm bảo những người bị tổn thương có thể phát triển khả năng phục hồi cần thiết để sống sót qua những tổn hại mà các khí thải đó gây ra. [ ... ]
4. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo thể hiện sự quan tâm đến những người đã phó thác số phận cho họ. Chúng ta cần họ thể hiện rằng họ quan tâm đến tương lai - và cả hiện tại. Đó là lí do tôi xin phép được nhấn mạnh sự hiện diện của giới trẻ trong những người nghe hôm nay. [ ... ] Đặc biệt, tôi kêu gọi vai trò lãnh đạo của phụ nữ. Khi phụ nữ được trao quyền lãnh đạo, họ là những người biết hướng tới giải pháp. Không gì quan trọng bằng tương lai của chúng ta và số phận của nhân loại tuỳ thuộc vào cách chúng ta ứng phó với thách thức về biến đổi khí hậu. [ ... ]
V. Văn mẫu