Tài liệu tác giả tác phẩm Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số lớp 9.
Tác giả tác phẩm: Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số - Ngữ văn 9
1. Thể loại
- Tác phẩm Văn hoá đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số thuộc thể loại: phỏng vấn.
2. Xuất xứ
- Theo Hà Ngân, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, tháng 5/2023.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Tóm tắt
Văn bản đề cập đến ảnh hưởng của công nghệ số và các phương tiện nghe nhìn đến văn hóa đọc sách truyền thống. Được thảo luận rộng rãi trên các diễn đàn và mạng xã hội, vấn đề này đặt ra câu hỏi về tương lai của việc đọc sách trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển.
5. Bố cục đoạn trích
- Câu 1: Quan điểm của nhà văn về “Văn hoá đọc” trong thời đại công nghệ số.
- Câu 2: Tác động của sự thay đổi của văn hoá đọc tới quá trình sáng tác của nhà văn.
- Câu 3: Phóng viên tìm hiểu sự khác biệt giữa sức hút của tác phẩm vă học và phim chuyển thể.
- Câu 4: Phóng viên trực tiếp tiếp đề nghị nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ với bạn đọc về văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số.
- Câu 5: Mở ra một không gian suy ngẫm về sự phát triển của xã hội và vai trò của nhà văn trong thời đại mới.
6. Giá trị nội dung
- Văn bản đề cập đến văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số cũng như những ảnh hưởng của công nghệ số và các phương tiện nghe – nhìn đối với văn hóa đọc của độc giả và công việc sáng tác của nhà văn.
7. Giá trị nghệ thuật
- Hệ thống câu hỏi triển khai vấn đề chính mạch lạc, rõ ràng.
- Mối quan hệ giữa vấn đề chính và các thông tin được triển khai có sự liên kết chặt chẽ, liền mạch.
1. Nội dung của văn bản
- Cuộc phỏng vấn với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về sự ảnh hưởng của công nghệ số và các phương tiện nghe nhìn đến văn hóa đọc sách truyền thống. Được thảo luận rộng rãi trên các diễn đàn và mạng xã hội, vấn đề này đặt ra câu hỏi về tương lai của việc đọc sách trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển.
2. Cách mở đầu, dẫn dắt và nêu câu hỏi của người phỏng vấn
- Cách mở đầu, dẫn dắt và nêu câu hỏi của người phỏng vấn: Người phỏng vấn (PV) mở đầu bằng cách giới thiệu nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (NNA) và các tác phẩm nổi tiếng của ông, từ đó làm nền tảng để đặt câu hỏi về quan điểm của nhà văn liên quan đến văn hóa đọc trong kỷ nguyên số. PV sử dụng lịch sử sáng tác của NNA để làm cơ sở cho câu hỏi, nhấn mạnh sự thay đổi trong thói quen đọc của độc giả.
3. Cách triển khai các luận điểm trong câu hỏi phỏng vấn
- Cách triển khai các luận điểm trong câu hỏi phỏng vấn: PV triển khai các luận điểm bằng cách đặt câu hỏi liên quan đến ảnh hưởng của công nghệ số đối với thời gian và sự chú ý mà mọi người dành cho việc đọc. PV cũng đề cập đến sự cạnh tranh về thời gian giữa việc đọc và các hoạt động giải trí khác như xem phim, nghe nhạc, học ngoại ngữ, và thể thao. Câu hỏi thứ hai tập trung vào ảnh hưởng của những thay đổi này đối với quá trình sáng tác của nhà văn và cách họ nuôi dưỡng tình yêu đọc sách ở các thế hệ độc giả trẻ.
4. Cách tiếp nối, duy trì và phát triển vấn đề trong câu hỏi phỏng vấn
- Cách tiếp nối và duy trì vấn đề: Phóng viên (PV) tiếp tục vấn đề về ảnh hưởng của công nghệ số đối với văn hóa đọc bằng cách đề cập đến việc các tác phẩm văn học được chuyển thể thành phim. PV đặt câu hỏi về sự khác biệt giữa sức hút của phim chuyển thể và tác phẩm gốc, từ đó mở rộng cuộc thảo luận về cách thức thưởng thức nghệ thuật khác nhau giữa đọc sách và xem phim.
- Cách phát triển vấn đề: Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (NNA) phát triển vấn đề bằng cách so sánh sự khác biệt giữa hai hình thức nghệ thuật: văn học và điện ảnh. Ông chỉ ra rằng mặc dù cả hai đều kể chuyện, nhưng phương tiện và cách thức thưởng thức là khác nhau. NNA nhấn mạnh rằng sách cung cấp một trải nghiệm đọc linh hoạt, cho phép độc giả kiểm soát tốc độ và thời gian thưởng thức, trong khi xem phim là một trải nghiệm liên tục không cho phép sự gián đoạn.
5. Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện phép lịch sự và ý thức tôn trọng người được phỏng vấn
- Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện phép lịch sự và ý thức tôn trọng người được phỏng vấn:
+ Xin phép: PV sử dụng cụm từ “Xin phép” trước khi đặt câu hỏi cuối cùng, thể hiện sự tôn trọng và xin ý kiến trước khi tiếp tục.
+ Cảm ơn và chúc sức khỏe: PV kết thúc cuộc phỏng vấn bằng lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe, thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với nhà văn.
+ Mong đợi: PV bày tỏ sự mong đợi về những tác phẩm mới, cho thấy sự đánh giá cao và sự quan tâm đến công việc của nhà văn.
- Những yếu tố ngôn ngữ này không chỉ thể hiện sự lịch sự mà còn cho thấy sự tôn trọng đối với vị thế và đóng góp của nhà văn đối với văn hóa đọc và văn học nói chung. Đây là cách thức phổ biến trong giao tiếp văn minh, nhất là trong bối cảnh phỏng vấn chuyên nghiệp.
IV. Đọc tác phẩm: Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số
V. Văn mẫu
Đề bài: Nếu được phỏng vấn một nhà văn hoặc nhà thơ về một vấn đề mà em quan tâm, em sẽ chọn vấn đề gì? Nêu 3 – 5 câu hỏi mà em dự định trao đổi với tác giả đó, tạm thời đóng vai tác giả để trả lời câu hỏi vừa nêu.
* Câu hỏi 1:
- Từ xưa đến nay, muốn đi đến thành công con người cần phải có tri thức. Một trong những cách tiếp cận tri thức đó chính là việc đọc sách. Tuy nhiên, để việc đọc sách thật sự hiệu quả thì theo tác giả, mỗi cá nhân cần phải làm gì?
- Để việc đọc sách thật sự hiệu quả thì mỗi cá nhân cần phải luyện cho mình văn hóa đọc (khái niệm đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần). Và một trong những con đường để hình thành văn hóa đọc đó chính là việc chọn lựa sách sao cho phù hợp. Việc lựa chọn sai có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, và đó có thể là con đường đưa văn hóa đọc sách đến vực thẳm.
* Câu hỏi 2:
- Dạ, vậy theo tác giả, vấn đề đáng quan tâm hiện nay về sách trên thị trường như thế nào?
- Hiện nay khối lượng sách đồ sộ, lượng kiến thức có trong quyển sách này lại có thể giống hệt những kiến thức trong quyển sách khác, chỉ khác nhau ở lớp bìa bên ngoài làm cho người đọc mất phương hướng, không biết nên lựa chọn thế nào cho thích hợp, nên họ chỉ còn cách duy nhất là mua tất cả và đọc tất cả chúng. Thời gian thì mất nhiều mà lượng kiến thức vẫn vậy. Trên thị trường hiện nay lại có sự xuất hiện của những cuốn sách mang nội dung không lành mạnh, không những không cung cấp tri thức mà còn đầu độc người đọc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc và xã hội.
* Câu hỏi 3:
- Vậy theo tác giả, chúng ta cần đưa ra những giải pháp nào để giải quyết những vấn đề trên ạ?
- Trước khi mua sách, người đọc(nhất là đối tượng học sinh, sinh viên) nên hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm (như chuyên gia, thầy giáo, cha mẹ....) để có một sự lựa chọn chính xác nhất. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lí chặt chẽ hơn đối với việc xuất bản và lưu hành những sản phẩm văn hóa để tránh tình trạng những sản phẩm độc hại trôi nổi trên thị trường ảnh hưởng đến người tiêu dùng, mà ở dây là những độc giả. Nhà trường nên tổ chức những buổi giới thiệu sách cho học sinh để học sinh có thêm thông tin về những quyển sách bổ ích, thiết thực cho mình.